30/1/20

Thông tin mới nhất về dịch virus Corona 27.1.2020


——
Thế giới đã ghi nhận 2.797 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Trong số này, có 80 trường hợp tử vong (đều tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và có 1 trường hợp là cán bộ y tế).

Riêng tại Trung Quốc, ghi nhận 2.747 trường hợp tại 30 tỉnh, thành phố. Trung Quốc đã khởi động cơ chế ứng phó cấp 1 đối với dịch bệnh.

Tại các nước khác, đã ghi nhận 50 trường hợp bệnh xâm nhập tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, đã ghi nhận 63 trường hợp có triệu chứng sốt, bao gồm 25 trường hợp đã được loại trừ nhiễm nCoV, 38 trường hợp tiếp tục theo dõi, cách ly (bao gồm cả 2 trường hợp người Trung Quốc bước đầu dương tính với nCoV đang được cách ly, điều trị đã ổn định sức khoẻ đang tiến triển tốt lên tại Bệnh viện Chợ Rẫy).

Bộ Y tế cho biết, theo khuyến cáo của WHO và các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ 

Clip: credit báo Thanh niên

CORONA ONLINE


#XT

Năm 2003, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) bị cách ly, đóng cửa, 65 người nhiễm bệnh, 5 y bác sĩ ra đi trong cuộc chiến chống đại dịch SARS. Tuyến đường Phương Mai trước cổng Bệnh viện Việt Pháp đìu hiu, vắng lạnh đến gai cả sống lưng. Ngày ấy, nhắc tới Bệnh viện Việt Pháp người ta nghĩ ngay đến thảm họa diệt vong. Bởi, nơi đó có loại bệnh mang tên SARS - Đại dịch mà cả thế giới đang khiếp sợ.

17 năm trước, mạng xã hội Facebook chưa xuất hiện ở Việt Nam. Đồng nghĩa với việc chưa có những “bác sỹ online” dạy cách sơ cứu, chưa có những “phương pháp chữa bệnh” bằng nút like, nút share, hay bằng comment  “Nam mô A Di Đà Phật “ như bây giờ.

Hồi ấy, các y bác sỹ trong và ngoài nước họ cần mẫn, âm thầm chiến đấu chống lại Đại dịch, chống lại Thần chết. Và rồi, 5 y bác sỹ mãi mãi nằm lại ở những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Hồi ấy, vẫn chưa có mạng xã hội Facebook...

Ngày 28/4/2003, tổ chức y tế Thế giới WHO công nhận Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới khống chế được đại dịch SARS . Đánh dấu 1 bước ngoặt vô cùng quan trọng về sự đóng góp của nền y tế nước nhà. Hồi ấy, vẫn chưa có mạng xã hội Facebook..

17 năm sau - tức năm 2020, Virut Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán - Trung Quốc nổi lên như 1 thứ gì đó không kém gì đại dịch SASR của những năm về trước. Và bây giờ,đã có mạng xã hội Facebook..

Những thuyết âm mưu, những lời đồn đoán, những con số kinh thiên động địa được đông đảo Facebooker share một cách chóng mặt. Đó là đội ngũ các chị em bán hàng online, những nhà “rân trủ cấp tiến”, những bạn trẻ có một lòng nồng nàn bài Tàu, yêu nước nhưng điểm thi đại học lại không quá nửa điểm sàn.
Họ share, buôn stt, comment bình phẩm, khuyếch đại vô tội vạ, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận đến đâu thì đến, kệ mẹ chính quyền. Cứ có view, có like cho đã đời cái đã.
Và thế là, trên mặt trận phòng chống Corona Vũ Hán, các y bác sỹ và truyền thông Việt Nam còn bận thêm công việc chống lại loài “ Corola online”.
Thật nực cười, đáng trách, đáng buồn và cũng thật sự đáng thương..

Mạng xã hội là khoảng không gian vô cùng bất tận, là nơi trao đổi thông tin vô cùng rộng lớn, có sức lan toả nhanh chóng. Theo thống kê, Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người sử dụng mạng xã hội với hơn 58 triệu người. Tuy nhiên, vấn đề chọn lọc thông tin lại đang có rất nhiều điều đáng để quan tâm.

Hỡi các facebooker nhiệt thành của con dân Đại Việt ngàn năm văn hiến. Hãy tỉnh táo nhận diện các luồng thông tin đúng, đủ, kịp thời, chính xác để cùng nhau tạo nên một môi trường lành mạnh trên không gian mạng. Nếu không, đầu óc các quý dzị sẽ every muôn đời không thoát khỏi những cám dỗ của mấy chị Kave đường...

21/1/20

Nhận diện đúng bản chất vụ việc ngày 9-1-2020 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức


Vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vào ngày 9-1-2020, làm 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT việc thi công tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn đang khiến dư luận bàng hoàng, bức xúc trước hành vi hung hãn, côn đồ, coi thường pháp luật của các đối tượng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những lời lẽ xuyên tạc
Thứ nhất, có thể khẳng định hàng chục héc-ta đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng
Mà đã là đất quốc phòng thì mọi dự án đất đai đều phải đặt lợi ích này lên trên và người dân, các tổ chức có nghĩa vụ phải chấp hành khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Theo hồ sơ, năm 1980, Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tại thời điểm đó, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) đã bàn giao số diện tích 208ha đất sân bay Miếu Môn cho Bộ Quốc Phòng. Do có sự buông lỏng việc quản lý, nên một số hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này. Sau khi có sự tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội đã thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm và khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất quốc phòng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp đất xây dựng sân bay Miếu Môn năm 1980.
Thứ hai, chính quyền không bao che cho cán bộ để xảy ra sai phạm
Từ sau vụ việc bắt giữ người trái pháp luật tại Đồng Tâm năm 2017, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, các bộ, ban, ngành đã thanh tra, giải quyết tất cả các nội dung người dân kiến nghị, tố cáo về quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm. Đối với việc giải phóng mặt bằng một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra thành phố Hà Nội đã kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân. Đồng thời, xử lý trách nhiệm của gần 30 cán bộ để xảy ra sai phạm, buông lỏng quản lý, trong đó có 14 cán bộ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các cựu cán bộ xã Đồng Tâm bị xét xử tại tòa án.
Thứ ba, các cơ quan chức năng luôn đối thoại nhằm tạo tiếng nói, sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân để giải quyết vấn đề Đồng Tâm trên cơ sở các quy định pháp luật
Từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp đã thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, để thống nhất cách giải quyết bức xúc của người dân liên quan các khiếu nại về đất Đồng Sênh. Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm để có cơ sở pháp lý giải quyết dứt điểm các khiếu nại, thắc mắc.
Ngay trong sự kiện người dân Đồng Tâm bắt giữ trái pháp luật 38 công an và cán bộ tháng 4-2017; mặc dù có thể xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì đại cục không để biến thành điểm nóng; chính quyền và công an đã tích cực đối thoại giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Thế nhưng có những người mang danh là tri thức, đại diện cho tiếng nói của nhân dân không biết vô tình hay cố ý lại có những phát ngôn vô cảm, mị dân như “chính quyền phải trả tiền cơm cho dân Đồng Tâm” tức là trả tiền cho các hành vi vi phạm pháp luật. Ở đây cần nhận thức rõ việc bắt giữ công an, cán bộ là hành vi chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.
Riêng trong năm 2019, thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra, rà soát, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất quốc phòng. Tháng 11-2019, Thanh tra Chính phủ phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại với người dân các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn, trong đó có xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tại cuộc đối thoại, hầu hết người dân đồng tình với kết luận thanh tra là đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất quốc phòng.
Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo thành phố Hà Nội đối thoại với người dân xã Đồng Tâm.
Thứ tư, ông Lê Đình Kình và cái gọi là “Tổ đồng thuận” không đại diện cho người dân Đồng Tâm
Từ năm 2017, ông Lê Đình Kình cùng một số đối tượng luôn tìm cách phá hoại, chống đối chính quyền, kích động người dân hòng trục lợi. Họ tự xưng danh “Tổ đồng thuận” đại diện người dân Đồng Tâm, đấu tranh “đòi đất cho nhân dân” nhưng thực chất vì lòng tham đã lợi dụng việc đòi đất để kêu gọi tiền đóng góp của người dân nhẹ dạ, cả tin, thậm chí móc nối, tìm kiếm và nhận sự hỗ trợ tài chính từ các thế lực thù địch. Đánh đổi với đó chính là các hoạt động gây mất ANTT như: Liên tục sử dụng mạng xã hội để phát tán thông tin quy chụp “chính quyền cướp đất của dân”, cho rằng người dân bị lấy đất canh tác vô cớ, kiện cáo không được giải quyết, bị đẩy đến đường cùng; yêu cầu quốc tế can thiệp, giúp đỡ; họ lập lờ đổi trắng thay đen, biến việc lấn chiếm đất quốc phòng thành đất tranh chấp; biến việc xây dựng trong khu đất quốc phòng thành “cướp đất nhân dân”…
Nhưng thực tế những người này chưa bao giờ có đất ở, đất canh tác trong diện tích đất mà xã Đồng Tâm bàn giao cho Bộ Quốc phòng, nhưng vì lòng tham họ đã cố tình kiện tụng, chống đối. Trong khi đó đây là đất quốc phòng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bản thân “Tổ đồng thuận” là ai, chính là con cháu, anh em họ hàng nhà ông Kình như Lê Đình Công, Lê Đình Chức là con trai ông Kình; Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy là cháu nội ông Kình; Lê Đình Quang là con cháu trong họ ông Kình… Đây mới là lợi ích nhóm, vì lợi ích của phe cánh ông Lê Đình Kình mà hoạt động chống đối.
Thứ năm, các đối tượng chống đối đã lên kế hoạch tấn công lực lượng làm nhiệm vụ từ trước
Khi lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng đã lên kế hoạch, chuẩn bị bom xăng, lưu đạn và hung khí tự chế nhằm tấn công lực lượng chức năng; thậm chí chúng còn hung hăng tuyên bố chấp nhận đổ máu, giữ đất đến cùng ngay trên mạng xã hội Facebook. Có đối tượng còn manh động mang dao đến nhà, đe dọa Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, dọa chém cán bộ Ban Chỉ huy quân sự xã hay đe dọa, chửi bới, lăng mạ những hộ dân chấp nhận di dời.
Số vũ khí, hung khí nguy hiểm mà cơ quan công an thu giữ của các đối tượng.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Tuyển khai nhận: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết”; và “ông Công (tức Lê Đình Công – con của Lê Đình Kình) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”. Sau vụ việc, bước đầu lực lượng chức năng thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa tại nhà các đối tượng.
Ngoài ra, các đối tượng chống đối còn thu nhận số đối tượng nghiện hút, tiền án, tiền sự làm “đệ tử” để lợi dụng số này phục vụ cho các hoạt động gây rối, mất ANTT tại địa phương, thậm chí là đe dọa, khống chế những người không đồng tình với “Tổ đồng thuận”.
Như vậy, việc tấn công lực lượng công an đã được các đối tượng chuẩn bị, chứ không phải là bị “đàn áp phải vùng lên” như những lời lẽ kích động trên mạng internet.
Thứ sáu, việc tiêu diệt đối tượng chống người thi hành công vụ là hết sức cần thiết và là biện pháp cuối cùng
Rạng sáng ngày 9-1-2020, lực lượng công an tinh nhuệ với trang bị vũ khí hiện đại triển khai đội hình bảo vệ việc thi công tại Đồng Tâm thì các đối tượng đã dùng lựu đạn, bom xăng, quả nổ tấn công nhưng lực lượng công an vẫn kiên trì, tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi các đối tượng không chống đối, hợp tác với lực lượng chức năng trong khi có thể nhanh chóng trấn áp các đối tượng.
Chỉ khi có đổ máu, đánh đổi bằng tính mạng của 3 cán bộ, chiến sĩ công an và các đối tượng điên cuồng chống trả, tiếp tục dùng lựu đạn để tấn công, buộc lực lượng công an phải nổ súng tiêu diệt nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ cũng như an toàn của người dân xung quanh.
Vụ việc ở Đồng Tâm một lần nữa cho thấy ý đồ, hành vi của những con rối dưới tay các thế lực xấu tìm cách lợi dụng kích động người dân gia tăng sức ép, chống đối Nhà nước, tác động vào tâm lý gây bất ổn xã hội. Cái gọi là “Tổ đồng thuận” không còn là người dân Đồng Tâm mà là băng nhóm tội phạm đi ngược lại lợi ích quốc gia; trong khi hầu hết người dân Đồng Tâm ủng hộ việc thu hồi đất của Bộ Quốc phòng. Bởi vậy, sự tỉnh táo nhận diện và hành động đúng trong vấn đề này là hết sức cần thiết.


Khởi tố kẻ lợi dụng Facebook xuyên tạc vụ việc ở Đồng Tâm

Khởi tố kẻ lợi dụng Facebook xuyên tạc vụ việc ở Đồng Tâm


Facebooker Chương May Mắn ở Cần Thơ bị cáo buộc đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và đăng thông tin xuyên tạc vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm.
Ngày 20-1, Cơ quan CSĐT Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, tạm giam Chung Hoàng Chương (SN 1977, ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) là chủ tài khoản Facebook Chương May Mắn điều tra về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 10-1, cơ quan điều tra phát hiện tài khoản Facebook Chương May Mắn do Chương quản lý, sử dụng đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính chất xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang trong vụ chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Chung Hoàng Chương bị khởi tố, tạm giam để điều tra.
Công an quận Ninh Kiều đã khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Chương thu giữ nhiều phương tiện điện tử, thiết bị lưu trữ điện tử, điện thoại liên quan.
Trong năm 2018, 2019 và thời gian gần đây, Chương đã đăng tải, chia sẻ trên trang cá nhân 16 bài viết được trích xuất thành 101 trang tài liệu in trên giấy A4, chứa nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền, chống phá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo kết quả giám định của Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, kết luận 9/16 bài viết có nội dung thể hiện sự tiêu cực, chống phá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Đảng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của các cá nhân là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Tại cơ quan điều tra, Chương thừa nhận thường xuyên dùng điện thoại di động truy cập Facebook xem các thông tin không rõ nguồn đăng tải, không kiểm chứng tính xác thực của các bài viết và chia sẻ trên trang cá nhân.
Cụ thể bài viết về sự việc chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, Chương không biết diễn biến như thế nào nhưng đã đăng tải những thông tin xuyên tạc đối với lực lượng vũ trang trong khi thi hành công vụ trong vụ việc trên.
Bản thân Chương thừa nhận, trong năm 2016 và 2017 đã nhiều lần đăng tải chia sẻ bài viêt có nội dung xuyên tạc, không chính xác về mỹ quan đô thị và sự việc liên quan đến Formusa nên bị cơ quan chức năng mời giáo dục về việc đăng tải.


15/1/20

Tướng Lương Tam Quang thông tin về ‘mưu đồ’ của cha con Lê Đình Kình

Tướng Lương Tam Quang thông tin về ‘mưu đồ’ của cha con Lê Đình Kình

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an sáng nay trao đổi với báo chí về vụ việc diễn ra tại xã Đồng Tâm sáng 9/1. Trung tướng Lương Tam Quang khái quát lại tình hình khu đất ở sân bay Miếu Môn đã được Thanh tra Chính phủ kết luận ngày 25/4/2019 và công bố kết quả rà soát tính chính xác, hợp pháp của kết luận của Thanh tra TP Hà Nội là đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về thanh tra.

Các đối tượng thuộc “Tổ đồng thuận” đã tổ chức các hoạt động phản đối thông báo của Thanh tra Chính phủ, thể hiện thái độ chống đối quyết liệt, nếu các lực lượng xây dựng tường rào bảo vệ tại sân bay Miếu Môn thì sẵn sàng hy sinh đổ máu để giữ đất (lời của các đối tượng) – Thứ trưởng Công an Tướng Quang khẳng định, những người trong “Tổ đồng thuận” hoàn toàn không có quyền lợi, không có đất ở, đất canh tác trong khu vực này.
Ngày 25/11/2019, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” tiếp tục tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự tại trụ sở xã Đồng Tâm, đe dọa, chửi bới những ai đã phát biểu ủng hộ việc làm chính quyền.
“Nhóm này đã chuẩn bị các phương án để đối phó với lực lượng chức năng khi xảy ra những tình huống phức tạp. Mục tiêu của họ là khi xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn sẽ có ý đồ bắt giữ cán bộ, gây cháy nổ trụ sở xã, nhà cán bộ xã để gây áp lực và đòi hỏi yêu sách, tạo sự chú ý theo dõi của một cộng đồng trong nước và quốc tế”, ông Lương Tam Quang cho biết qua các biện pháp nghiệp vụ đã thu thập được thông tin này.
Do vậy, Công an TP Hà Nội được giao trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự khu vực này, có phương án ngăn chặn âm mưu, ý đồ của “Tổ đồng thuận”.
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND huyện Mỹ Đức triển khai các phương án chi trả đền bù hỗ trợ 14 gia đình có đất thuộc diện giải phóng mặt bằng sân bay Miếu Môn và họ đã nhận phương án đền bù, sẵn sàng rời khỏi khu vực để các lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ và trả lại đất an ninh quốc phòng cho Nhà nước.
Nhưng sau đó, các đối tượng của “Tổ đồng thuận” kéo đến ngăn cản, chửi bới, đe dọa các hộ dân này không được di dời khỏi khu vực chỗ Đồng Sênh.
Ngày 31/12/2019, Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng thuộc “Tổ đồng thuận” liên tục chặn xe chở vật liệu, gây rối trật tự công cộng.
“Qua thông tin mà chúng tôi nắm được, các đối tượng này chuẩn bị khi chúng ta xây dựng đến khu vực của xã Đồng Tâm thì sẽ chống đối quyết liệt. Họ tổ chức mua lựu đạn, bom xăng, chuẩn bị vũ khí tự chế, tuýp sắt gắn dao, gọi dân dã gọi là dao phóng lợn để chống trả lực lượng chức năng”, ông Quang nói.
Họ đã dựng lều, cử người cảnh giới tại cổng ra vào trung tâm huấn luyện Miếu Môn. Họ đe dọa cho nổ cây xăng đồi Miếu Môn và nhà Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, nhà cán bộ xã, thậm chí gây áp lực sẽ bắt giữ người già và trẻ em.
Trước những diễn biến trên, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự khi lực lượng của Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào sân bay.
Theo kế hoạch, sáng 9/1, lực lượng quân đội triển khai xây dựng đất Đồng Sênh, lực lượng Công an TP Hà Nội cùng sự hỗ trợ của một số đơn vị của Bộ triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn trụ sở, cán bộ, người dân của Đồng Tâm.
Khoảng hơn 20 đối tượng đã tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, tuýp sắt dài trên đầu gắn dao nhọn. Tổ công tác của lực lượng công an đã dùng loa tuyên truyền nhưng họ rất manh động. Hơn 20 đối tượng vào cố thủ ở các gia đình: Lê Đình Kình, 2 con trai Lê Đình Chức, Lê Đình Công… Các đối tượng lên tầng 2, tầng 3 ném lựu đạn, bom xăng.
“Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, trong quá trình truy đuổi các đối tượng chạy vào nhà của Lê Đình Chức và chạy sang nhà khác, một tổ công tác 3 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh. Giữa 2 nhà có hố kỹ thuật, sâu khoảng hơn 4 mét, anh em ngã xuống đó”, Thứ trưởng Quang nói.
Theo ông, các đối tượng khai nhận dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình, các đối tượng đã dùng bom xăng, đổ xăng ra can, tưới xuống. Lực lượng các tổ công tác buộc phải trấn áp, đã thực hiện biện pháp theo đúng pháp luật quy định, đã nổ súng cảnh cáo, đồng loạt triển khai trong nửa tiếng đồng hồ đã tạm giữ hơn 30 đối tượng.
Lực lượng công an thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn và trên tay của Lê Đình Kình, sau khi ném quả lựu đạn nhưng không nổ. Đây là hành động rất dã man của nhóm này.
Cùng với VKS, các đơn vị kỹ thuật hình sự của công an đã khám nghiệm hiện trường, khám xét, tiếp tục đấu tranh để truy xét tiếp để tìm ra đối tượng cung cấp vũ khí, vật liệu nổ.
Quá trình thông tin chính danh hợp pháp của đất Đồng Sênh, tuyên truyền, vận động thuyết phục đã có những đối tượng tham gia tự ra đầu thú, khai báo, thú nhận hành vi sai phạm.
Phần tử lưu vong móc nối
Hiện nay một số phần tử lưu vong đã móc nối, hướng dẫn các đối tượng đối phó với lực lượng chức năng, hướng dẫn chế tạo thuốc nổ, cách làm bom xăng, đi mua vũ khí.
“Chúng tôi đã thu thập tài liệu, trong quá trình quyên góp tiền, ‘Tổ đồng thuận’ sử dụng 50% chia cho bố con Lê Đình Kình”, Tướng Lương Tam Quang cho hay.
Theo ông, cũng có luồng dư luận đặt câu hỏi tại sao lực lượng công an triển khai vào lúc sáng sớm. “Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xây dựng tường rào của sân bay Miếu Môn đến khu vực đất Đồng Sênh, khu vực của xã Đồng Tâm, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân xã Đồng Tâm, các trụ sở. Lực lượng công an phải tổ chức chốt chặn, nhằm kiềm chế không cho các đối tượng manh động sử dụng vũ khí. Tất cả các phương án bảo vệ đều căn cứ theo luật An ninh quốc gia”.
Lực lượng công an thu giữ 3 súng bắn điện, 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 3 can chứa xăng, 15 dao liềm các loại, côn nhị khúc và tại nhà Lê Đình Kình đã thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động thu chi của “Tổ đồng thuận”, có tài liệu kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức phản động nước ngoài. Công an đang tiếp tục làm rõ.
Tại cơ quan công an, tất cả các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm.
Mưu đồ hoạt động khủng bố, phá hoại, manh động của các đối tượng chống đối ở xã Đồng Tâm thực chất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời gian dài, từ năm 2017.


Bắt giam con trai ông Lê Đình Kình và 18 người về tội giết người

Bắt giam con trai ông Lê Đình Kình và 18 người về tội giết người


Công an Hà Nội bắt tạm giam Lê Đình Công cùng 18 người khác để điều tra về hành vi giết người trong vụ án xảy ra tại Đồng Tâm.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội chiều nay cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 22 đối tượng trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, xảy ra vào ngày 9/1.
Qua tài liệu của cơ quan điều tra, căn cứ tài liệu, chứng cứ và lời khai của các đối tượng đã bị bắt giữ, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 19 bị can về hành vi giết người gồm: Lê Đình Công (con trai ông Lê Đình Kình), Lê Đình Uy (cháu nội ông Lê Đình Kình), Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh (cháu nội ông Lê Đình Kình), Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Văn Quân.

Vũ khí, hung khí của các đối tượng bị cơ quan công an thu giữ
Một người con trai khác của ông Lê Đình Kình là Lê Đình Chức đã bị khởi tố bị can và bắt tạm giam về hành vi Giết người. Hiện đối tượng Chức đang nằm ở bệnh viện.
Khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 2 bị can về hành vi Chống người thi hành công vụ, gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đang tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng: Nguyễn Thị Dung về hành vi Chống người thi hành công vụ; Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim về hành vi Giết người.


13/1/20

KHÔNG CÓ CHUYỆN TRÍCH 70% SỐ TIỀN XỬ PHẠT CHO LỰC LƯỢNG CSGT!


Thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính.

Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông,ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông.

Tuy nhiên, ngày 6/12/2013, Thông tư trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước... ”.

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

#gabaothuc

BỘ TÀI CHÍNH LÊN TIẾNG VỀ THÔNG TIN CSGT GIỮ LẠI 70% TIỀN PHẠT VI PHẠM

Theo Bộ Tài chính, tiền nộp phạt sẽ chuyển toàn bộ vào ngân sách Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trong văn bản thông tin báo chí,  Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Cộng đồng càng trở nên xôn xao trong bối cảnh Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức xử phạt rất nặng đối với các lái xe uống rượu, bia vi phạm nồng độ cồn.

Bộ Tài chính cho biết: Năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.

Tuy nhiên, đến ngày 6/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, Khoản 5 Điều 4 của Thông tư này nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...”.

Cũng theo Bộ này, “Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”./.

9/1/20

Nói về vụ đất sân bay Miếu Môn

Tôi không tin những người dân hiền lành lại có thể cầm dao phóng lợn, bom xăng, lựu đạn tấn công các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ, đó chỉ có thể là hành động của lũ lưu manh, nghiện hút được lão Kình thuê để chống đối chính quyền, chống đối việc thu hồi đất dành cho quốc phòng.

Xin nhắc lại, đây là đất dành cho quốc phòng, thu hồi không phải để xây biệt phủ, không phải để phân lô chia nhau. Thế nhưng, đang có những luận điệu cho rằng đó là người dân nổi dậy chống chính quyền vì bức xúc do bị cưỡng chế đất. Không có người dân nào ở đây hết, ngoại trừ những kẻ lưu manh cơ hội, những kẻ đã cầm tiền quyên góp ủng hộ "phong trào" mà phải "nổi dậy".

Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng ngày 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng.

Chúng đã có kế hoạch bài bản, rắp tâm cùng cực dã man. Chúng đào hầm, đặt chông và giết hại những người làm nhiệm vụ không khác gì thời trung cổ. Chúng tẩm xăng đốt sau khi giết họ, trong đó có một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy còn rất trẻ, vừa cưới vợ năm ngoái, đó là những cán bộ đang ở độ tuổi cống hiến, một anh phó trung đoàn CSCĐ Thủ đô... và còn ai nữa tôi chưa kịp cập nhật hết.

Ko có người dân nào như thế cả. Kể cả người dân Đồng Tâm, cũng chỉ có một nhóm người xung quanh bố con lão Kình, vì quyền lợi và những hứa hẹn của đám dân chủ nửa mùa, của mấy thằng luật sư "toàn thua", rằng sẽ có một vé ra nước ngoài định cư, mà tưởng mình là bố thiên hạ.

Lão Kình! Lão chính là một tội đồ - là nguyên nhân đẩy điểm nóng Đồng Tâm lên thành bão lửa - vì những lợi ích riêng. Đất đó - kể cả là đất của Đồng Tâm - thì việc nhà nước thu hồi dành cho đất quốc phòng cũng là điều xứng đáng - huống hồ giấy tờ khẳng định đó là đất quốc phòng.

Sáng nay, lũ nghiện hút được bố con lão Kình nuôi đã co cụm rút về nhà lão Kình cố thủ. Các biện pháp trấn áp của các cơ quan chức năng là cần thiết, rất cần thiết. Nhưng tôi giận, tôi giận chúng ta đã ko quyết liệt từ lần trước, từ khi đốm lửa ở Đồng Tâm mới nhen nhóm, để chúng được đà mà lộng hành. Và những lão nghị dân tuý lợi dụng cơ hội mà đánh bóng tên tuổi nữa, chính các lão cũng là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh đau lòng ngày hôm nay.

Có lẽ, đã đến lúc cần những biện pháp mạnh đối với những kẻ như lão Kình, chứ ko thể vuốt ve mãi được.

Xin tiễn bất kể những ai ủng hộ bố con lão Kình. Và cũng thành thực muốn hỏi lão Kình: Châm ngòi đẩy bao nhiêu con người vào cảnh tang thương, lão chết có nhắm mắt được ko?

(Đinh Hiền- Báo CAND)

Tại sao cha con Lê Đình Kình cố sống cố chết đòi đất đồng Sênh


Vụ việc sáng nay, ngày 9/1/2020 là đỉnh điểm của một quá trình gây rối, chống phá quyết liệt của cha con Lê Đình Kình, Lê Đình Công và một số kẻ trong tổ Đồng Thuận ở Đồng Tâm. Theo lời kể của anh em tiến vào bắt giữ cha con Kình Công, đám thảo khấu, mà chính xác là quân khủng bố hóa ra đã chuẩn bị sẵn bom xăng, súng, dao phay thậm chí là lựu đạn, với quyết tâm ngăn chặn công an bắt giữ chúng. Và thực tế, 03 chiến sỹ công an ngã xuống do chính những quả bom xăng mà chúng ném vào chiến sỹ ta. Vậy tại sao chúng quyết tử như thế? Việc khám xét nhà các đối tượng sau đó đã phần nào làm rõ nguyên nhân.

Cụ thể là, khi lục soát nhà Lê Đình Kình và các đối tượng khác, công an đã phát hiện rất nhiều giấy tờ Lê Đình Kình hứa sẽ chia mỗi người tham gia nhóm Đồng Thuận từ 10-15m2 đất trong khu vực tranh chấp với Quân đội (khoảng hơn 50ha khu vực đất Viettel) và nhiều lời hứa hẹn khác... Ngoài ra, còn các giấy tờ liên quan đến việc cha con Lê Đình Kình nhận hàng tỷ đồng từ các hộ dân ở Đồng Tâm để Kình đại diện đi kiện cáo "hộ", giấy tờ thanh quyết toán số tiền trên trong đó Lê Đình Kình, Lê Đình Công mỗi đứa nhận vài trăm triệu. Với việc tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn được xây dựng thì việc kiện cáo chẳng còn có cơ sở gì, cha con Kình Công tất nhiên phải hoàn trả số tiền đó. Mà tiền đã tiêu thì làm sao mà giả được nữa, chính vì vậy, bọn chúng phải cố sống cố chết ngăn cản bằng được đơn vị chức năng thực thi nhiệm vụ.

Đến giờ phút này, chắc anh nghị nào trước còn mở mồm trước quốc hội bảo đám khủng bố này là "dân Đồng Tâm", "phải trả tiền cơm nuôi cán bộ cho dân Đồng Tâm" chắc ngậm hết miệng rồi chứ. Thay vì trả tiền cho đám thảo khấu đó, xin các vị hãy bày tỏ trước công luận, gia đình chiến sỹ đã bị hi sinh, bị thương sự xin lỗi sâu sắc nhất. Đó là việc nên làm nhất lúc này.

Via CSCĐ
3 chiến sĩ Công an hy sinh vì những kẻ gây rối ở Đồng Tâm

3 chiến sĩ Công an hy sinh vì những kẻ gây rối ở Đồng Tâm



Bộ Công an cho biết, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch. Bộ Công an thông tin chính thức về vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm sáng nay 9/1.

Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch./.


7/1/20

Quy định về xử lý nồng độ cồn của Cục CSGT

Quy định về xử lý nồng độ cồn của Cục CSGT


Trong công điện gửi CSGT các tỉnh thành phố, Cục CSGT chỉ đạo, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành, có thái độ, hành vi chống đối thì khống chế đưa về trụ sở công để xác minh, làm rõ xử lý nghiêm theo quy định.

Cục CSGT yêu cầu CSGT các tỉnh, thành phố xử lý nghiêm đối tượng có thái độ, hành vi chống đối khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn.
Thông tin từ Cục CSGT (C08, Bộ Công an), C08 vừa có công điện chỉ đạo lực lượng CSGT Công an các tỉnh, thành phố tập trung lực lượng, huy động cao nhất phương tiện vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện có, thực hiện kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/NĐ-CP.
Cục CSGT cho biết, sau 05 ngày thực hiện Nghị định 100/NĐ-CP, CSGT toàn quốc đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Một số địa phương có kết quả xử lý cao như: Tây Ninh, Bắc Giang, Đắk Lắk, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh…
Tuy nhiên, tình trạng người điều khiển phương tiện không hợp tác, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, có hành động, thái độ chống lại cán bộ, chiến sĩ thi hành nhiệm vụ vẫn còn diễn ra tại một số địa phương.
Theo Cục CSGT, để Luật phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đi vào thực tiễn, có tác động sâu sắc đến ý thức của người tham gia giao thông trong việc nghiêm túc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông, thay đổi ý thức, hành vi, nhận thức, thói quen sử dụng rượu, bia; tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, văn minh trong đời sống nhân dân, Cục CSGT yêu cầu: Trưởng phòng CSGT Công an các địa phương tiếp tục tập trung lực lượng, huy động cao nhất phương tiện vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện có, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
CSGT Công an các địa phương khi tổ chức kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, cần lồng ghép kiểm soát xử lý vi phạm về ma túy; lựa chọn vị trí kiểm soát phù hợp, xác định khu vực “bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”, sử dụng cọc tiêu hoặc dây căng khoanh vùng kiểm soát. Dùng camera ghi lại toàn bộ hoạt động kiểm soát để phục vụ việc xử lý vi phạm.
Huy động các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Công an cơ sở phối hợp với lực lượng CSGT kiểm soát chuyên đề về vi phạm nồng độ cồn; kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm soát và chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức đưa tin, tuyên truyền về hành vi, thái độ của người vi phạm và kết quả kiểm soát, xử lý vi phạm ngay tại hiện trường.
Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành, có thái độ, hành vi chống đối thì tổ chức lực lượng, khống chế đưa về trụ sở công an nơi gần nhất và xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định. Nếu người vi phạm là Đảng viên, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức Nhà nước thì thông tin với cơ quan, đơn vị công tác để phối hợp xử lý.


5/1/20

VŨ NHÔM LÀ AI?

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út. Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978. Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao (là ai các bạn tự tìm hiểu nhé). Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".

Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà Nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi thành phố Đà Nẵng thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ VNCH và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh, quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố.

Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà. Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn. Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất Đà Nẵng" và có một thế lực quyền uy vô song.

Ở Đà Nẵng, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo Đà Nẵng, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà. Từ năm 2005, "giang hồ" Đà Nẵng đã đồn Vũ là "thiếu tá an ninh", và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon... thượng tá. Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại Đà Nẵng Vũ là kẻ "dưới một người trên vạn người".

Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD. Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CTTP mà lại gõ cửa nhà... Vũ Nhôm !!! Tại Đà Nẵng, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.

Không dừng lại tại Đà Nẵng, Vũ "vươn vòi" vào Tp Hồ Chí Minh. Vũ "thâu tóm" Cty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ... Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại Tp Hồ Chí Minh. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về Đà Nẵng, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một "hành khách" đã chết mà không hề hay biết (!)

Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về Đà Nẵng. Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ. Đám tang mẹ Vũ to nhất Đà Nẵng từ trước đến giờ. Quan chức Đà Nẵng không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về Đà Nẵng, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung, trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.

Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã, thì xem như kẻ đó đã "chán sống" rồi.

Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 2/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/05/1975, CMTND số 201700779).

Tại nhà riêng ông Trần Thọ, bí thư thành ủy Đà Nẵng năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây "du thuyền" trên sông của Vũ, Vũ đến nhà "tay đôi" ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.

Thời Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để "lên mặt", chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.

Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND TP với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang, có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh Chủ tịch Tp Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng : "Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch Tp Đà Nẵng của ông không?".

Pháp bất vị thân ! Bất kỳ ai ngông cuồng, ngồi trên pháp luật, gây hại cho dân cho nước đều sẽ bị trừng trị. Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã có ý kiến chỉ đạo điều tra cho ra nhẽ. "Ông trời con" Vũ Nhôm đã bị khởi tố và xét xử chỉ chờ ngày tống giam mà thôi.

2/1/20

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp Việt Nam đảm nhận trọng trách mới

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp Việt Nam đảm nhận trọng trách mới


Việt Nam chắc chắn sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Đây là sự tin tưởng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm trong bản Thông điệp nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp:
Năm 2020, trong bối cảnh đất nước ta vui mừng kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cũng là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đảm nhận đồng thời cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác. Sau hơn 4 năm hình thành, Cộng đồng ASEAN- mái nhà chung của 650 triệu dân, đã không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng cường và mở rộng liên kết nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN.
Ở tầm toàn cầu, trong suốt ba phần tư thế kỷ, với vai trò then chốt, là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Liên Hợp Quốc (tổ chức quốc tế lớn nhất với 193 quốc gia thành viên), Hội đồng Bảo an đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra; thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: TTXVN
Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và “Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Với chủ đề đó, tại cả hai diễn đàn quan trọng hàng đầu ở tầm khu vực và toàn cầu này, chúng ta sẽ cùng các nước thành viên và bạn bè, đối tác tập trung vào các định hướng lớn sau:
Một là, đề cao lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng”, những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng Bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế.
Hai là, thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Ba là, chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột…
Đây là một vinh dự lớn lao, nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm và khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cả nước cần xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong năm 2020; cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong hệ thống chính trị, nhất là giữa các lực lượng trực tiếp làm công tác đối ngoại để bảo đảm thực hiện thắng lợi tất cả nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.

Đoàn Việt Nam vui mừng sau khi kết quả kiểm phiếu bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được công bố.
Với thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới; với sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; với sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của các nước ASEAN, bạn bè và cộng đồng quốc tế, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.