27/3/20

Thủ tướng: Tạm dừng hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h 28/3

Thủ tướng: Tạm dừng hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h 28/3


Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng nay, Thủ tướng yêu cầu, từ 0h ngày 28/3 tạm dừng hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người.
Nhận định việc lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng, xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, có trường hợp nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa được phát hiện, Thủ tướng lưu ý, cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp cần tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần: Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu tối thượng hiện nay.

Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp
Thủ tướng dẫn lại một ý kiến khuyến nghị nên xem tình hình dịch của Mỹ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là đầu tháng 3, cả Việt Nam và Mỹ có 100 trường hợp bị nhiễm nhưng sau 3 tuần, Mỹ có tới 55.000 người bị nhiễm (cụ thể, 11/3 có 994 người, 18/3 có 6.411 người và ngày hôm qua là 54.808 tại 50 bang). Mỹ sau đó tuyên bố tình trạng thảm họa, đóng cửa bang California (ngày 22/3) khi đã quá muộn.
Người dân ở nhà, trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài
Thủ tướng yêu cầu Việt Nam nghiên cứu vấn đề này như thế nào và đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.
Người đứng đầu Chính phủ nêu dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động nếu chúng ta không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt.
Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.
Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống…
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng nhắc nhở UBND quận Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch vừa qua (24/3) đã để quá đông người dân đến chùa chiền ở khu vực này.
Đối với Hà Nội và TP.HCM, kể cả Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thủ tướng lưu ý cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh, “như thế chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa”.
Tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ GTVT chỉ đạo hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài.
Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch.
Thời gian thực hiện các biện pháp này là từ 0h ngày 28/3/2020 trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau.
Với các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện việc xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm, Thủ tướng giao Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể để làm sao không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.
Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương, các ngành, đặc biệt là ngành y tế có trách nhiệm hỗ trợ việc cách ly này để các thầy thuốc yên tâm làm việc.
“Tinh thần là có phương án chăm sóc tốt hơn cho các bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là tại các bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19”, Thủ tướng nhấn mạnh bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch.
Xử lý nghiêm, kể cả hình sự người không khai báo y tế, không thực hiện cách ly
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam. Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Thủ tướng lưu ý, các cấp, các ngành tiếp tục thay đổi thói quen làm việc để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tất cả các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.
Đối với TP. Hà Nội và TP.HCM, cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm.
Thủ tướng yêu cầu ngành y tế mua ngay trang thiết bị y tế. Ngành y tế và ngành công thương hợp tác, có hợp đồng cụ thể để sản xuất khẩu trang y tế cũng như các khẩu trang đạt tiêu chuẩn khác để phục vụ trong nước một cách đầy đủ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đối với vật tư y tế mà các nước đang có nhu cầu.
Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ những nhu yếu phẩm cũng như vật tư y tế, xử lý nghiêm nạn đầu cơ nếu có và buôn lậu các vật tư y tế. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật.
Các cấp, các ngành và các địa phương liên quan bảo đảm an sinh xã hội, an toàn xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, trong đó có việc Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bàn xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết.
Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền vận động và yêu cầu nhân dân nêu cao ý thức công dân, trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đoàn kết, quyết tâm ngăn chặn dịch Covid-19 thành công trong những tuần đến.
“Để bảo đảm an toàn, nhất là thời điểm hiện nay và thời gian tới, người dân nên ít di chuyển và thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm”, Thủ tướng nói.


25/3/20

HAI TUẦN THÀNH BẠI VÀ ĐẠI CHIẾN MÙA XUÂN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp lại: “Đã chuẩn bị sẵn sàng kể cả tình huống xấu nhất”.

Mùa xuân năm 1954, Việt Nam đại thắng thực dân Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ, chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy đã cổ vũ cho phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc của các quốc gia nhỏ bé khác trên thế giới. Mùa xuân năm 1973, Hiệp định Paris được kí kết, Hoa Kỳ và đồng minh bị bắt buộc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp quân sự trực tiếp vào chiến trường miền Nam Việt Nam, đây là một trong những bản lề dẫn đến đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra vào mùa xuân năm 1975. Đầu xuân 1979, chúng ta tiếp tục giành chiến thắng trong một cuộc đối đầu với kẻ thù ở phía bên kia biên giới phía Bắc: Trung Quốc.

Trong gần một thế kỷ qua, những chiến thắng vĩ đại nhất của quân và dân ta thường xảy ra vào thời điểm mùa xuân, năm nay, mở màn thập kỷ mới, chúng ta chuẩn bị vào một cuộc chiến khác với một kẻ thù chung đang khiến cả thế giới khiếp sợ: Covid-19.

Ngày 05/03/1979, Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt, trong đó có đoạn: “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc", cùng ngày đó, lệnh tổng động viên toàn quốc được chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ban hành. Trong cùng ngày, báo Nhân Dân viết: “Cả nước đánh giặc, toàn dân là lính, 50 triệu người dân Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến.”.

Và cũng là những ngày tháng 3, nhưng tại năm 2020, trang fanpage Thông tin Chính Phủ đăng bài viết: “Đất nước chính thức bước vào thời chiến”. Trong ghi chú có đoạn: “Toàn quân, toàn dân chính thức sẵn sàng bước vào thời chiến, bằng một lời hiệu triệu rất dân dã rằng: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!”. Tối cùng ngày, điện thoại của người dân đồng loạt nhận được tin nhắn của Thủ tướng nhắn nhủ: “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh”.

Tuần cuối cùng của tháng 3, được xác định là tuần mở màn cho “cuộc tổng tấn công mùa xuân 2020” vào Covid-19 dự kiến kéo dài trong vòng 2 tuần, với việc thay vì “nín thở” chờ diễn biến, Chính phủ “thập diện mai phục” , truy cùng đuổi tận con virus này.

Việc chủ động “đón giặc” về nhà để “diệt” đã bắt đầu từ những ngày đầu tiên của dịch bệnh, những chuyến bay đưa đồng bào từ tâm bão Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và sau đó là từ châu Âu, Bắc Mỹ… đã diễn ra. Vừa giảm tải cho các “chiến trường” ở khắp nơi trên thế giới, vừa thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hộ quốc gia với công dân Việt Nam. Nghĩa vụ quốc tế được Việt Nam thực thi rõ ràng, nhanh gọn bằng việc xét nghiệm, cách ly miễn phí với toàn bộ người nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.

Đầu tháng 3, bệnh dịch bắt đầu nhen nhóm bùng phát tại châu Âu và các điểm nóng khác, Chính phủ quyết định “chờ thời chín muồi” phản công khi tiếp tục mở cửa đón đồng bào tiếp tục về nước tránh dịch. Để chuẩn bị cho phương án này, các khu cách ly được mọc tại nhiều nơi trên khắp Tổ Quốc, trưng dụng các doanh trại quân đội, mở rộng sang các khu ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng vào cuộc “tiếp tay” cùng Chính phủ, một mặt mở các khu cách ly thu phí để bổ sung một phần vào ngân sách chống dịch, một phần khác thì được hoán cải thành khu cách ly miễn phí.

Ngày 04/03, quân đội Việt Nam tập trận chống giặc ở quy mô cấp độ cao nhất, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể diễn ra mặc dù bối cảnh thời điểm lúc ấy, Việt Nam đang chuẩn bị “tuyên bố hết dịch” sau những tháng ngày không có ca nhiễm. Thường vụ Quân ủy Trung ương nhận định: “Trong bất luận tình huống nào quân đội cũng phải sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19.”

Ngày 24/03/2020, Tp Hồ Chí Minh tiến hành đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tụ điểm giải trí công cộng, duy trì chợ, siêu thị cung cấp nhu yếu phẩm. Sang ngày 25/03, Hà Nội áp dụng các biện pháp tương tự để đối phó với dịch bệnh. Hai đô thị lớn nhất cả nước đã vào cuộc, người dân cả nước đang hướng về hai tâm điểm Tổ Quốc. Thậm chí, Chính phủ cũng đã lường trước tình trạng cách ly Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh trong kịch bản xấu nhất.

Phương châm của Chính phủ bấy giờ là: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn giặc”, đó cũng là phương châm của Lý Thường Kiệt khi đem quân bắc phạt trước đại chiến Tống - Việt. Thứ nhất là để triệt tiêu căn cứ hậu phương chiến trường của địch - cũng giống như việc đem đồng bào về để chữa bệnh, giảm tải sức ép cho nước bạn. Thứ hại, là để bên trong nước có thêm thời gian chuẩn bị cho chiến trường - điều này khá rõ ràng vì thời điểm hiện tại, cả nước đã chuẩn bị vật tư, hàng hóa, tâm thế, lực lượng để “đón dịch”, ví dụ như tạm dừng xuất khẩu gạo hay tạm dừng cấp visa cho người nước ngoài. Thứ ba, là cuộc tập dượt trước trận đánh quy mô hơn, khốc liệt hơn - đó chính là “Đại chiến mùa xuân 2020” chống Covid-19 diễn ra thời gian tới. Thứ tư, đó là phép thử với thế giới, chứng minh một quốc gia nhỏ bé có thể làm những điều lớn lao, trước những kẻ thủ hùng mạnh - bây giờ, kẻ thù ấy là Covid-19.

“Ngày 29/6/1989, báo Pracheachon của Campuchia đã ra xã luận, trong đó có đoạn: Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này, có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”. Và gần 30 năm sau, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng người Việt Nam lại một lần nữa sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Nam Sudan - nơi có 13 triệu người phải đối mặt với xung đột sắc tộc, nạn đói, bệnh tật.” - Đoạn trích trong bộ phim tài liệu: “Bảo vệ Tổ Quốc từ sớm, từ xa” của kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam.

“Một đoàn người vượt tầng biên cương vì loài người xây đắp tự do hòa bình”.

Mặc dù khó khăn, phải đối chọi với dịch bệnh, Việt Nam vẫn thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hỗ trợ bạn bè, những chuyến hàng viện trợ tới Trung Quốc, Italia, hai tâm bão của dịch bệnh. Ngoài ra, Việt Nam đã chia sẻ phác đồ điều trị Covid-19 trên tạp chí y học nổi tiếng thế giới ngay sau khi ca bệnh đầu tiên được chữa trị khỏi bệnh. Cũng là quốc gia đang phát triển duy nhất được WHO, CDC Hoa Kỳ hợp tác, đề nghị chia sẻ quy trình cách ly, nghiên cứu bộ KIT xét nghiệm, tính đến nay, đã có hơn 20 quốc gia đặt hàng KIT xét nghiệm từ Việt Nam.

Chúng ta không muốn chiến đấu, nhưng chúng ta phải chiến đấu, đã chiến đấu là sẽ chiến thắng!

Từ thời điểm này và trong hai tuần tới, sẽ là giai đoạn quyết định thành bại của một cuộc chiến rất nguy nan, khác với các quốc gia phát triển, Việt Nam chưa có điều kiện và cũng chưa giàu có, nếu thất bại, chắc chắn chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn để vực dậy, tinh thần của người dân sẽ đi xuống, sự sợ hãi có thể xảy ra ở khắp nơi. Những đồng minh của chúng ta, đã có quốc gia gục ngã, nhưng cũng có quốc gia đã đứng dậy đánh dịch thành công.

Lần tổng động viên gần nhất đã diễn ra cách đây hơn 41 năm, hòa bình đã hiện diện tại Tổ Quốc từ lâu rồi, thế hệ trẻ ngày nay có thể sẽ không phải chứng kiến tiếng súng, tiếng bom đạn nữa. Nhưng vận nước vẫn đang gặp nguy nan trước đại dịch, toàn thể quốc dân đồng bào cùng chung tay góp sức, chống dịch.

Sẵn sàng chiến đấu tại một chiến trường không tiếng súng!

#tifosi

23/3/20

Thủ tướng: Quân đội là trụ cột quốc gia khi dịch dã, thiên tai

Thủ tướng: Quân đội là trụ cột quốc gia khi dịch dã, thiên tai


Thủ tướng tin tưởng lực lượng quân đội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Chiều 22/3, tại Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị phương án phòng, chống Covid-19 của lực lượng quân đội.

Thủ tướng động viên cán bộ Cục Quân y
Buổi làm việc được kết nối trực tuyến với 50 điểm cầu trong toàn quân. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; lãnh đạo một số bộ, ngành.
Thay mặt Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc, Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, ngay từ những ngày đầu có dịch, quán triệt chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; coi nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu và với tinh thần vì nhân dân phục vụ, trong bất luận tình huống nào Quân đội cũng phải sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống Covid-19.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, tính đến 6h sáng 22/3, số người cách ly trong các doanh trại quân đội là trên 34.700 người, trong đó có khoảng 18.000 người đã hết thời gian cách ly. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng có 140 điểm có khả năng tiếp nhận trên 44.700 người cách ly, trong đó đã triển khai 109 điểm và tiếp tục triển khai các khu mới.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nghe đại diện các đầu cầu trực tuyến báo cáo về công tác phòng, chống dịch, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ tại nơi cách ly.
Đại tá Đỗ Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội báo cáo, công tác chuẩn bị trong khu cách ly được đảm bảo chu đáo để đón công dân từ nước ngoài về. Trong giai đoạn 2 chống dịch, từ ngày 13 đến ngày 15/3 vừa qua, Trường tiếp nhận cách ly 776 công dân, trong đó có 8 công dân là người nước ngoài, về từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Trong đó có những cháu nhỏ chỉ hơn 2 tháng tuổi. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ chiến sỹ nhà trường đã tổ chức triển khai chu đáo, đảm bảo tuyệt đối an toàn, được nhân dân tin tưởng và yên tâm cách ly tại nhà trường. Cán bộ, học viên nhà trường luôn xác định là lực lượng xung kích…Xin hứa với Thủ tướng, các thủ trưởng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước”, Đại tá Đỗ Hồng Thái cho biết thêm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nghe đại diện các điểm cầu tại các Trường Quân sự Quân khu 7, Quân khu 5, Quân Khu 9 báo cáo trực tiếp công tác thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
Tiếp đó, Thủ tướng nghe nhiều công dân Việt Nam đang được cách ly tại các địa điểm của quân đội nêu những cảm nhận của mình trong quá trình thực hiện cách ly.
Anh Phan Trọng Bình, giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, là nghiên cứu sinh tại một trường Đại học tại Thái Lan đang thực hiện cách ly tại Trường Quân sự Quân khu 5, bày tỏ: “Chúng tôi rất xúc động khi Thủ tướng nêu rõ không ai bị bỏ lại phía sau, khi được các lực lượng chức năng hướng dẫn kê khai y tế, được trở về khu cách ly, thuộc Trường Quân sự Quân khu 5. Thay mặt các công dân, bày tỏ lòng biết ơn chân thành, cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã chăm sóc tại vùng chống dịch”.
Còn ông Lương Văn Hà, trú tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, cùng vợ từ  Pháp về Việt Nam và đang cách ly tại Trường Quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô, cảm nhận: “Tôi được nhận các nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ, suất ăn đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, đúng giờ. Được tập thể dục. Không ở nơi đâu được quan tâm như Chính phủ Việt Nam. Qua đây xin cảm ơn Chính phủ, biết ơn Chính phủ”.
Sau khi lắng nghe đại diện tại các điểm cầu báo cáo, nghe người dân đang trong diện cách ly chia sẻ cảm nhận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Tôi rất ấn tượng với những ý kiến của nhân dân, trong đó quân đội là lực lượng tiên phong thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quân đội luôn là trụ cột quốc gia, nhất là khi đất nước lâm nguy, dịch dã, thiên tai. Lúc đó, vai trò chủ đạo của Quân đội càng được phát huy mạnh mẽ. Trong đó, Cục Quân Y là đơn vị giàu truyền thống, đang đứng mũi chịu sào nơi đầu sóng, ngọn gió trong phòng chống, dịch Covid-19”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương và ghi nhận tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, vì nhân dân quên mình của cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang, đặc biệt là Quân đội nhân dân Việt Nam đang làm việc tại các tuyến biên giới, các khu cách ly tập trung trong phòng, chống dịch.
Đặc biệt, trong công tác này, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Cục Quân y, các đơn vị quân đội trên nhiều địa bàn đã huy động hàng nghìn chiến sĩ trực tiếp tham gia, ngày đêm quên mình, chăm sóc hỗ trợ hàng vạn người cách ly tập trung, dù đêm hay ngày, dù nắng hay mưa. Nhiều đơn vị đã nhường nơi ở cho người được cách ly. Chính sự chăm sóc chu đáo, trách nhiệm của lực lượng quân đội đã củng cố niềm tin của nhân dân với lực lượng quân đội. Đó chính là hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, vì nhân dân quên mình, đó là tình dân tộc, nghĩa đồng bào, thể hiện vai trò của quân đội trong lúc dịch bệnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương lực lượng khoa học công nghệ trong quân đội đã lập nhiều thành tích tốt, trong đó đã phối hợp với đơn vị khác đã nghiên cứu thành công bộ kit phát hiện virus Sars-Cov-2.
Trong công tác chống dịch thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các chiến sĩ phải bảo vệ chính mình, thực hiện tốt các khuyến cáo y tế, không để dịch bệnh lây lan trong quân đội.
“Từ nay và sắp tới, các đồng chí cần cố gắng hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa, hy sinh thời gian, bao quát mọi công việc, điều hành việc cách ly toàn quốc thành công. Cơ chế đưa ra là quân đội điều hành việc cách ly, các địa phương hỗ trợ việc cách ly, bộ y tế hỗ trợ về chuyên môn trong cả nước để việc cách ly thành công. Nhân đây, tôi gửi lời thăm hỏi cán bộ chiến sĩ toàn quân, đặc biệt là các đơn vị làm nhiệm vụ cách ly, các đơn vị bộ đội ở biên phòng, khu vực biên giới, hải đảo xa xôi. Tôi đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo Cục Quân y, huy động lực lượng quân y các quân khu, một số đơn vị y tế cơ sở các địa phương để đào tạo, tập huấn về quy trình lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, sử dụng các kết quả chẩn đoán nhanh, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm, đặc biệt là tình trạng lây nhiễm trong các đơn vị được cách ly”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tin tưởng với truyền thống “quân với dân như cá với nước”, truyền thống đoàn kết, quyết thắng, Thủ tướng cho rằng, lực lượng quân đội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ  Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Đối với người dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: “Tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế, đó là người trên 80 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc người khác, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang tại nơi công cộng, rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách; tiếp tục rèn luyện sức khỏe. Các địa phương hỗ trợ lực lượng quân đội, quân y hoàn thành tốt”.
Nhân buổi gặp mặt, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã thực hiện tốt việc hỗ trợ người dân miền Tây Nam bộ về nước ngọt khi vùng bị nhiễm mặn./.


Chiến sĩ Công an Nghệ An hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Chiến sĩ Công an Nghệ An hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy


Thượng uý Sầm Quốc Nghĩa (SN 1991), chiến sĩ đội hình sự, ma túy Công an huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã hy sinh trong quá trình vây bắt nhóm vận chuyển ma túy trái phép.
Sáng  22/3, Công an huyện Quế Phong nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc có một số đối tượng người Lào tổ chức vận chuyển ma túy từ biên giới vào mua bán tại khu vực rừng núi xã Nậm Giải, huyện Quế Phong.

Công an đang khám nghiệm hiện trường nơi Thượng uý Sầm Quốc Nghĩa hy sinh.
Ngay lập tức, Công an huyện Quế Phong đã nhanh chóng cử tổ công tác gồm 8 đồng chí tổ chức xác minh nguồn tin và lên phương án bắt giữ.
Trong quá trình truy bắt, bất ngờ hai đối tượng đã dùng hung khí tấn công khiến Thượng uý Sầm Quốc Nghĩa (SN 1991) trong tổ công tác bị thương nặng.
Mặc dù bị trọng thương nhưng đồng chí vẫn cố gắng ra hiệu cho đồng đội truy bắt các đối tượng. Do địa hình hiểm trở nên các đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát vào rừng sâu.
Ngay sau đó, đồng chí Nghĩa được đồng đội đưa đến Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, đồng chí đã hy sinh vào lúc trưa cùng ngày. Thượng uý Sầm Quốc Nghĩa là công an huyện Quế Phong, mới 29 tuổi, có vợ và một con nhỏ 2 tuổi.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ nhanh chóng vào cuộc điều tra, truy bắt bằng được đối tượng.
Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Quế Phong, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Nghệ An điều tra làm rõ.


17/3/20

VIỆT NAM VƯƠN RA THẾ GIỚI



Hiện đã có hơn 10 nước đề nghị mua bộ kit phát hiện SARS-CoV-2 do Viện Nghiên cứu Y học Quân sự và Công ty Việt Á của Việt Nam sản xuất.

Trong số này có Campuchia, Nigeria, Ba Lan, Phần Lan, Ukraine, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland... và cả những tay to như Đức và Australia. Nhà sản xuất đã gửi đi Ukraine 50 bộ (kiểm tra được cho 2.500 người) và Phần Lan 100 bộ (5.000 người) để phía nhập khẩu đăng ký lưu hành tại nước sở tại, trước khi nhập khẩu chính thức.

Thành phố Hà Nội cũng đặt mua 4.000 bộ, tương đương 200.000 test, để sử dụng tại Hà Nội và tặng các bệnh viện ở Italy, nơi dịch Covid-19 đang hoành hành nặng nhất.

Trên 40 bệnh viện, trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam đã đăng ký mua bộ kit, trong khi một số đơn vị ở Đà Nẵng, Bắc Giang, các phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai, Trung ương Huế, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên... đã đưa vào sử dụng.

Mỗi bộ kit của Việt Nam gồm 50 test, mỗi test sử dụng kiểm tra cho một người, thời gian cho kết quả (gồm cả thời gian chuẩn bị bệnh phẩm) là 2 tiếng. Mỗi xét nghiệm nếu dùng bộ kit do Việt Nam sản xuất thì chỉ cần 1 test, của Hàn Quốc cần 2 test, còn của Mỹ cần đến 4 test.

Như chúng tôi đã nói hôm qua, kit thử SARS-CoV-2 của Việt Nam sử dụng phương pháp realtime RT-PCR, thời gian xét nghiệm lâu hơn (80-120 phút) so với sản phẩm Hàn Quốc (15 phút) nhưng kết quả thì không trượt phát nào, tỷ lệ dương tính giả gần như bằng 0%.

Về giá thành, sản phẩm do Việt nam sản xuất có giá 400.000-600.000 đồng/xét nghiệm. Nhà sản xuất có năng lực cung ứng 10.000 test/ngày (tương đương 200 bộ kit).

Điều quan trọng là trên bao bì sản phẩm in đủ hình ảnh Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thể hiện chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo này. Chắc chỉ thiếu dòng khẳng định tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ nữa là đẹp.

Via ComCom

16/3/20

RÀ SOÁT KỸ, THỰC HIỆN NGHIÊM Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÁCH LY Y TẾ BẮT BUỘC KHI VÀO VIỆT NAM


Sáng 16/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát kỹ, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về các đối tượng phải cách ly y tế bắt buộc khi vào Việt Nam.

Ban Chỉ đạo cũng đề nghị tiến hành đo thân nhiệt, phân luồng người nhập cảnh ngay khi xuống máy bay. Đối với người nước ngoài thì điều chỉnh lại quy trình tiếp nhận. Đối với công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước, cần nhanh chóng giải phóng người tập trung ở sân bay để sớm đưa về khu cách ly tập trung theo quy định…

Ban Chỉ đạo cũng thảo luận và cho rằng cần phải có sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng trong việc tiếp nhận, tổ chức cách ly người nhập cảnh vào Việt Nam; tối ưu hoá, nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm, phát hiện nhanh các trường hợp nhiễm bệnh; triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên các chuyến bay nội địa; các địa phương chuẩn bị cơ sở lưu trú trên địa bàn phục vụ công tác cách ly theo yêu cầu của các Quân khu…

Tiểu ban hậu cầu phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam để tiếp nhận tài trợ từ các doanh nghiệp và cộng đồng, trước hết là các hiện vật, trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác chống dịch...

Tại cuộc họp sáng nay, theo một số chuyên gia, đối với ở trong nước, phải tiến hành đồng bộ các biện pháp để phát hiện các đối tượng nhiễm, nghi nhiễm càng sớm càng tốt. Do đó chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu để giúp phát hiện nhanh nhất các trường hợp nghi ngờ; triển khai thực hiện hiệu quả việc khai báo y tế bắt buộc, khai báo y tế tự nguyện toàn dân; phân loại các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, những người già, người có bệnh nền…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh sàng lọc, phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị, dập dịch tại chỗ; phát động toàn dân tham gia phòng chống dịch, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ. Những người có nguy cơ, trước tiên phải tự cách ly ngay tại nhà, sau đó cơ quan y tế cử người đến tận nhà để hướng dẫn, kiểm tra sức khoẻ…

Các đại biểu đề nghị Bộ Y tế có khuyến cáo yêu cầu các phường, xã thực hiện nghiêm ngặt phòng chống dịch tại cộng đồng; yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch phường, xã tiến hành rà soát lại để kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại cơ sở;  lập tổ công tác với nòng cốt lực lượng công an, dân quân, y tế và hỗ trợ công nghệ thông tin (nhân viên bưu điện, Viettel, VNPT) nhằm bám sát tình hình trên địa bàn, phân nhóm người dân theo tình trạng sức khoẻ; có giải pháp hỗ trợ thăm khám, chăm sóc tại chỗ với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, có tiền sử bệnh, tuổi cao sức yếu dễ bị lây nhiễm, và khi nhiễm dễ bị tình trạng nặng.

---
Ảnh: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp sáng 16/3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19

Nguồn: TTCP
Việt Nam tạm dừng nhập cảnh khách du lịch từ 27 quốc gia châu Âu

Việt Nam tạm dừng nhập cảnh khách du lịch từ 27 quốc gia châu Âu


Trước diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam.

 Việt Nam tạm dừng cho nhập cảnh khách du lịch đến từ 27 quốc gia châu Âu
Thông tin từ Bộ Ngoại giao sáng ngày hôm nay (14/3) cho biết, quyết định tạm dừng nhập cảnh nêu trên có hiệu lực 30 ngày kể từ 12h ngày 15/3/2020 và không áp dụng với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao và công vụ.
Đồng thời, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19, Việt Nam cũng sẽ tạm dừng cấp thị thực tại các cửa khẩu.
Các trường hợp người nước ngoài là chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao khi nhập cảnh phải qua kiểm tra y tế và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp tại doanh nghiệp, cơ sở lưu trú theo đúng quy định.
Việt Nam đã thông báo quyết định này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế, kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, không để dịch lây lan trong cộng đồng.


Đối tượng phản động xuyên tạc bệnh nhân số 17 là ‘con dê tế thần’

Đối tượng phản động xuyên tạc bệnh nhân số 17 là ‘con dê tế thần’


Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị đã lợi dụng phát tán nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc.
Bộ Công an vừa phát thông báo cho biết những ngày qua, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống Covid-19.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh; kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm…

Các đối tượng gia tăng xuyên tạc, kích động người dân
Mục đích nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ví dụ như việc các đối tượng phản động, chống đối đã xuyên tạc “bệnh nhân thứ 17 – N.H.N chỉ là ‘con dê tế thần'” để giúp Chính phủ Việt Nam nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, hợp thức hóa cho việc bùng phát bệnh dịch không phải do người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam gây ra”. Tung tin bịa đặt số người bị nhiễm bệnh lên tới gần 500 người, ở 12 tỉnh, thành phố và hàng chục người đã tử vong vì nhiễm Covid-19 tại Việt Nam…
Xử lý 654 trường hợp tung tin sai sự thật về dịch Covid-19
Nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Ví dụ như việc, các đối tượng đã tung tin sai lệch việc bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 N.H.N tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội (nhưng thực chất bệnh nhân đã được cách ly từ ngày hôm trước); xuyên tạc chính quyền đã chuẩn bị lò hỏa thiêu cho các địa phương; các tuyến phố ở TP.HCM bị cách ly, cô lập hoàn toàn; hình ảnh chụp lại màn hình từ của một tài khoản facebook được cho là của cô gái nhiễm bệnh với dòng trạng thái: “Bệnh tình rất yếu, suy kiệt sức khỏe và xin lỗi người dân cả nước”…
Theo thống kê, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Các đối tượng xuyên tạc, lợi dụng tình hình dịch bệnh, kêu gọi người dân
không tin vào các kênh truyền thông chính thống của Việt Nam
Bộ Công an nhận định phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là: Thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.
Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế; lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Bên cạnh đó, có trường hợp đăng tin nhằm câu view, câu like, tăng sự tương tác, thể hiện cái tôi của mình và phục vụ mục đích bán hàng online…
Đáng chú ý, thông qua chính sách mua quảng cáo trên nền tảng công nghệ facebook, nhiều tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài đã chi hàng chục nghìn USD để chạy quảng cáo các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cố tình đưa tin sai sự thật nhằm công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin”, yếu kém trong xử lý dịch bệnh…
Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đến nay đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 đối tượng.
Các trường hợp sai phạm, sau khi được cơ quan Công an làm việc, phân tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và cam kết không tái phạm, trong đó có cả những KOL (người có ảnh hưởng lớn trong xã hội).


Nhiều người bị xử lý vì đăng tin xuyên tạc bệnh nhân thứ 21 có ‘bồ nhí, con riêng’

Nhiều người bị xử lý vì đăng tin xuyên tạc bệnh nhân thứ 21 có ‘bồ nhí, con riêng’


Ba người phụ nữ vừa bị công an xử lý vì đăng tải, chia sẻ lên mạng xã hội những thông tin thất thiệt về việc bệnh nhân COVID-19 thứ 21 ở Hà Nội có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực. Công an làm việc với người đưa tin bịa đặt, xuyên tạc – Ảnh: Bộ Công an cung cấp

Tối 13-3, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã phối hợp với Công an Hà Nội và các đơn vị chức năng xác minh, xử lý một số trường hợp đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt liên quan đến bệnh nhân thứ 21 nhiễm COVID-19.
Các trường hợp bị xử lý gồm chị Võ Thị Thanh T. (34 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Doãn Thị Kim P. (62 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và chị Nguyễn Thị V. (26 tuổi, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội).
Tại cơ quan công an, những người này khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T..
Đồng thời, cả ba đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân thứ 21 (tên N.Q.T., trú tại quận Ba Đình, Hà Nội), cho rằng bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”; khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận.
Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Theo Bộ Công an, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xem xét hình thức xử lý. Đồng thời tiếp tục điều tra, làm rõ những cá nhân tung tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.


15/3/20

VÌ HỌ XỨNG ĐÁNG


Một lần nữa, Vietnam Airlines lại lên kế hoạch "mở đường" đón công dân Việt Nam trở về từ châu Âu để trách dịch, bên cạnh đó, hãng này vẫn dự phòng sẵn sàng kế hoạch đón người dân Việt trở về từ vùng dịch tại Mỹ/Canada và Úc khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan.

Đây sẽ là một thử thách rất to lớn với hãng hàng không này. Quãng đường rất dài, chi phí rất lớn, tốn kém rất nhiều. Nhưng chúng ta không thể thấy đồng bào bị nạn mà không cứu.

Từ Trung Quốc, đến Hàn Quốc, Nhật Bản và giờ là châu Âu và có thể sẽ là từ Hoa Kỳ, Canada, Úc. Những quốc gia có điều kiện kinh tế hơn, phát triển hơn, nền y tế mạnh hơn Việt Nam. Nhưng mình dám cá một điều, nếu "cột điện" mà mua được vé về Việt Nam, nó cũng sẽ  về - thực ra đây là một câu chuyện vui được chế lại thôi.

Trước đại dịch, rất nhiều kẻ lợi dụng thời cơ chống phá Việt Nam, chúng chỉ muốn Việt Nam ta lụi bại, nhiều kẻ trong số chúng thừa cơ đục nước muốn đồng bào trong nước nhiễm bệnh và trở thành ổ dịch. Điều này có lẽ mình không phải chứng minh hay dẫn chứng gì. Mình phải thú thực một điều có vẻ hơi động chạm và mình xin lỗi trước vì điều đó, có khá nhiều du học sinh, người Việt lao động, làm việc, học tập tại phương Tây luôn tỏ vẻ thượng đẳng, coi khinh Việt Nam rõ ràng. Trong con mắt của những người như thế, Việt Nam luôn xấu xí và tệ hại, nhiều người còn tỏ ý sẽ không bao giờ về Việt Nam vì không tin tưởng vào y tế Việt Nam.

Và bây giờ, nghiệp quật đã đến.

Thực ra, mình nghĩ kệ mịa cái bọn chống cộng và chống phá đất nước đi, vì mình nghĩ rằng tiền thuế, tiền ngân sách Nhà nước cần được dùng cho những cá nhân mang quốc tịch Việt Nam đích thực, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào.

Chứ không phải để đón cái lũ luôn tỏ ra thượng đẳng, chống phá, khao khát có được hộ chiếu EU hay Hoa Kỳ mà vứt bỏ liêm sỉ và danh dự của Tổ Quốc. Một lũ bần tiện không đóng góp được gì cho Tổ Quốc nhưng luôn miệng yêu cầu, đòi hỏi, so sánh!

Đón đồng bào trở về là nghĩa vụ quốc gia, mình tuyệt đối đồng ý với điều đó, nhưng phải để lũ người ấy chứng kiến thảm cảnh "chọn lọc tự nhiên" và "miễn dịch cộng đồng" ấy đã.

Có thể các bạn bảo mình ích kỷ, nhưng giờ này, họ phải chứng tỏ, họ xứng đáng để được trở .
Via tifosi

THỰC HIỆN NGHIÊM VIỆC ĐEO KHẨU TRANG VỚI CẢ CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM...


Hôm qua (14/03/2020), Bộ Ngoại giao Việt Nam (VN) thông báo:

1. Những người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch cần thường xuyên kiểm tra cập nhật quy định của các hãng hàng không, đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để có thể thực hiện chuyến bay (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có).

2. VN yêu cầu từ ngày 16/03/2020:
- Công dân nước ngoài tại VN cũng như công dân VN thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…).
- Tất cả hành khách trên các chuyến bay trong nước, quốc tế đến và đi từ VN phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và khi vào nhà ga.
VN đã thông báo nội dung này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại VN.

Theo: Thông Tin Chính Phủ

10/3/20

THÔNG TIN BẢN ĐỒ VỀ COVID-19 LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC


Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền đường link Google map chia sẻ bản đồ lưu ý dịch Covid-19 tại Hà Nội với hàng chục chấm đỏ cảnh báo trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều người dân lo lắng, hoang mang. Đây là bản đồ không chính xác, người dân không nên tin và chia sẻ bản đồ này. Để cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất về dịch COVID-19, người dân nên cập nhập thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (địa chỉ https://moh.gov.vn/) hoặc các trang thông tin chính thống, có uy tín.

Có thể khẳng định, thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình sau khi xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên; chủ động triển khai các biện pháp cần thiết để khoanh vùng, dập dịch cũng như bảo đảm nhu cầu hàng hóa của người dân; công khai minh bạch thông tin tình hình dịch bệnh, tất cả các ca nhiễm đều được thông báo đầy đủ. Do đó, người dân có thể yên tâm, tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch của Thành phố, không hoang mang, dao động để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Công an TP. Hà Nội

8/3/20

VIỆT NAM ƠI ĐOÀN KẾT THÔI

1️⃣- Việt Nam là nước nông nghiệp. Nước mình tự sản xuất được lương thực thực phẩm. Vậy nên sẽ không có chuyện chúng ta đói.
Ví dụ trung quốc chỉ cấm biên, chúng ta còn giải cứu nông sản gần ngất 😂
Nên xin đừng lo quá mà tích trữ nhiều làm gì.

2️⃣ - chưa có thuốc thang nào hữu hiệu cho covid cả.
Nên việc tích trữ kháng sinh về cơ bản cũng không có hiệu quả > đừng ôm thuốc quá nhiều vì hoảng loạn.
Để lại cho người cần. Tránh cho bệnh nhân đang điều trị bệnh khác khốn khổ vì giá thuốc tăng lên.

3️⃣ - bạn có quyền tích trữ cho gia đình nhưng đừng mang tư tưởng tích trữ cho 6 tháng 1 năm. Để cho những người khác trong xã hội còn có vật phẩm mà sử dụng.

4️⃣ - kinh doanh không phải từ thiện. Kinh doanh là phải có lãi. Nhưng xin đừng tăng giá trục lợi trên nỗi lo của đồng bào. Nếu giá đầu vào tăng, hãy tăng giá trên biên độ vừa phải.
Hãy nghĩ tới công nhân, sinh viên hay những người có thu nhập thấp.
Nếu không làm được việc thiện xin hãy ít nhất đừng làm ác.
Ai cũng cho đi 1 phần, ăn lời ít đi 1 tẹo, xã hội sẽ được bình ổn hơn.

5️⃣ - đừng share thông tin từ các nguồn " bí mật " riêng. Tạo ra sự hoảng loạn không cần thiết.
Nhà nước đã rất nhiều việc rồi, đừng vẽ thêm việc cho các bác làm. Khiến phải tốn nhân lực đi xác minh thông tin sai, cải chính lại thông tin không đúng.
Nếu thật sự quan tâm hãy theo dõi từ các nguồn chính quy. Thế là đủ.

6️⃣ - dịch không phải là vàng. Không ai giấu làm gì cả.
Muốn giấu cũng không được. Giấu cũng không khiến dịch ổn hơn nên xin đừng quy chụp. Hay lại theo các " thuyết âm mưu "
Chúng ta đã và đang làm rất tốt rồi. Hãy tin tưởng đoàn kết và đồng lòng.

7️⃣ trong con người có phần người và phần con.
Phần con thì ích kỷ, tự tư, tự lợi, sinh tồn theo bản năng. Đấy là " vật "
Phần người sẽ bao gồm lí trí, ý thức, tự giác và trí tuệ, nghĩ suy. Đấy là " nhân "

Đây là lúc để phần người làm chủ hành vi. Biết nghĩ suy vì mọi người.
Tạo phúc cho bản thân, tạo phúc cho xã hội, cũng tạo phúc cho cả cộng đồng xung quanh.

8️⃣ xã hội nuôi ta khôn. Đất nước nuôi ta lớn.
Cho ta công ăn việc làm, cho ta môi trường để phát triển vươn lên.
Giờ xã hội có biến, đất nước có chuyện. Chúng ta hãy cùng đồng hành vượt qua. Chứ đừng quay lưng lại
Bầu trời này có sập hãy cùng nhau chung sức gánh.
Chỉ cần chung sức chung lòng vạn sự rồi sẽ ổn thoả thôi.

🌈🌈🌈 mây mù xua đi thì cầu vồng lại rực rỡ
Trải qua đợt này rồi, chúng ta sẽ trưởng thành hơn.
Vậy nên hãy bình tĩnh, bình tâm, an yên và tin tưởng.
Mọi thứ sẽ ổn thỏa thôi ! 🌈🌈🌈
- Thiên An

7/3/20

HÃY SỐNG TRÁCH NHIỆM HƠN

Trong khi cơ quan chức năng vào cuộc nhanh và mạnh, khoanh vùng, cách ly, truy tìm khẩn cấp toàn bộ những người đã tiếp xúc trực tiếp trực tiếp với bệnh nhân số 17 và cũng bế đi ngay trong đêm. Phía quân đội tiêu độc khử trùng và cách ly một số tuyến phố ngay từ đêm qua và cả ngày hôm nay. Sở Giáo dục Hà Nội tiếp tục cho học sinh nghỉ học sang đến giữa tháng 3.

Mình ở Quảng Thanh, ngay sát cạnh Phù Ninh, nơi bố của bệnh nhận số 17 thường trú. Tối qua, Phù Ninh phát loa cảnh báo toàn bộ xã, sáng nay, Quảng Thanh và một số xã lân cận đã phát loa, ở bất cứ nơi đâu cũng có những hướng dẫn xử lý tại chỗ dịch bệnh.

Vậy còn nhiều người trong chúng ta, đang làm những gì?

Một số thì phao tin đồn thất thiệt, biết được cả bệnh nhân số 17 ngủ với ai, làm những gì, đi những đâu, thậm chí bịa đặt ra ra nhiều nơi khác. Cứ như là họ là một nhân vật đã trực tiếp tiếp xúc với Nhung, đúng kiểu như nằm ở gầm giường vậy.

Rất nhiều người khác đổ ra các siêu thị, hàng quán, trung tâm thương mại để tích trữ đồ ăn, rau xanh, vật dụng gia đình. Đến Chủ tịch Chung, Bí thư Vương Đình Huệ cũng phải tuyên bố: Hà Nội có đủ nhu yếu phẩm cho tất cả mọi người, kêu gọi mọi người đừng tụ tập đông người, chỉ mua vừa đủ dùng. Một nước nông nghiệp hàng đầu, nuôi sống và sản xuất xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới mà chính những người dân ở quốc gia đó lại trở nên ích kỷ và hẹp hòi như vậy.

Một số người thậm chí đã tính đến trường hợp "di tản" khỏi Hà Nội. Việc này chỉ khiến cho người nhà hoang mang, thậm chí gián tiếp khiến virus trở nên lây lan nhanh hơn.

Trong khi đó với 16 bệnh nhân trước đó, thậm chí có hai cha con người Trung Quốc đi từ Bắc đến Nam, thậm chí qua cả đô thị lớn nhưng chỉ lây nhiễm cho một người. Dĩ nhiên là chúng ta không chủ quan nhưng cũng không nên bi quan quá mức.

Phía trên đã tính toán đủ những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, như việc có 30 ngàn người nhiễm, phải cách ly các đô thị lớn.

Và việc của chúng ta là gì?

- Tin tưởng vào bên trên, Đảng, Chính phủ, các cơ quan ban ngành đang nỗ lực hết mình, hết sức, đảm bảo cho toàn dân ổn định.
- Không phao tin đồn nhảm nhí, tốt nhất là nghe theo anh "BOYTE", lên Zalo mà đọc tin tức từ Chính Phủ.
- Không tích trữ đồ ăn, vì đồ ăn là mặt hàng sản xuất gối đầu liên tục, Việt Nam tự chủ được lương thực thực phẩm, kho dự trữ gạo quốc gia đủ cho toàn quốc dùng cả năm giời. Nền tảng tự cung tự cấp tại các vùng quê luôn sẵn có. Hà cớ gì mà phải lo lắng đến mức ích kỷ cá nhân như vậy?
- Không tích trữ khẩu trang y tế, chuyển sang dùng cả khẩu trang vải. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu các mặt hàng dệt may lớn thứ ba thế giới, tự tin vào ngành hàng dệt may Việt Nam đi.
- Khai báo y tế, chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm quyền, bớt bố láo, chống đối, gian lận lại.

Chống dịch như chống giặc, chúng ta chưa bao giờ sợ hãi trước giặc ngay cả khi địch thủ mạnh cỡ nào chăng nữa và chống giặc cũng là việc của toàn dân.

Trước khi bài đăng này, Bộ Y Tế đã gửi tin nhắn cho nhiều người chúng ta: "Hãy có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng để chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19..."

Hãy chứng tỏ chúng ta đã có một Chính quyền biết lo cho dân, vì dân và chúng ta xứng đáng có một Chính quyền như vậy. Bây giờ là lúc cần sự đồng tâm, hiệp lực.

Việt Nam đã chiến thắng trận đầu thì hoàn toàn có đủ cơ sở, niềm tin, kinh nghiệm, bản lĩnh để chiến thắng bất cứ trận chiến nào nữa.

Đây là lúc thực hiện đúng lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh:

1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

QUYẾT THẮNG!

#tifosi

Ảnh: VIETNAMBALL

Đoàn kết cùng Hà Nội chiến đấu Covid 19

Tôi thương cái đất nước nhỏ bé hình chữ S,đang chập chững thay da đổi thịt sau hàng trăm năm chống giặc ngoại xâm, nay lại phải gồng mình chống dịch.

Tôi thương các anh Công an, các anh Bộ Đội ngày đêm bám chốt vùng dịch, ăn bờ ở bụi, ngủ lán trại, bìa rừng để nhường chỗ cho nhân dân cách ly.

Tôi thương các lương y như từ mẫu, thương các Bộ, Ban ngành từ TW đến địa phương ngày đêm đối phó, phòng ngừa, đẩy lùi đại dịch, vì một Việt Nam không Covid - 19, vì một cuộc chiến không có ai bị bỏ lại.

Đất nước tôi, 23 ngày chưa ghi nhận thêm 1 ca nhiễm mới, chỉ còn 1 tuần nữa thôi là chúng ta có thể tự hào tuyên bố với thế giới rằng chúng ta đã hết dịch. WHO và các nước lớn đang thán phục về khả năng kiểm soát dịch, ca ngợi nỗ lực tuyên truyền của Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả đã đều bị đạp đổ bởi 1 thành phần vô ý thức N.Th.N (26 tuổi) hiện tạm trú tại số 125, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội.

Cả một đất nước, một dân tộc lại phải một lần nữa chung tay đẩy lùi đại dịch...!!

Xin những con người đã từng hơn 1 lần “ Prays For Paris “ , “ lòng quặn đau như muốn khóc khi nghe tin cháy nhà thờ Đức Bà” hãy một lần trắc ẩn vì máu thịt Việt Nam.

Hà Nội cố lên...!!
Việt Nam quyết thắng.

#XT

5/3/20

Trách nhiệm - dũng khí

Trong cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau. Qua cơn đại dịch covid uy hiếp toàn dân - đất nước mới hiểu hai từ "trách nhiệm - dũng khí" của người lính Cụ Hồ thật sự đặc biệt và khác biệt!

Trách nhiệm là thứ khó gánh vác nhất và ai ai cũng phải gánh vác dù không muốn. Nói thì đơn giản vậy đó, nhưng đặt chúng ta vào bối cảnh thực tế, cụ thể trong cơn hoạn nạn đại dịch covid thì sẽ ra sao nhỉ? Giờ kêu gọi chúng ta nhường cái giường, tấm chăn, cái gối và cả ngôi nhà ta đang ở cho người khác bị nhiễm virus covid sử dụng thì sao nhỉ? Giờ kêu gọi chúng ta tham gia vào phục vụ việc cách ly người bị nhiễm như gặp gỡ, động viên, tiếp xúc, túc trực bên cạnh, lo cho họ từ miếng ăn, giấc ngủ... thì sao nhỉ? Có bao nhiêu người đủ dũng khí và tự nguyện gánh lấy trách nhiệm ấy? Và, chúng tự hỏi có ai không sợ bị nhiễm virus covid-19? Có ai không sợ chết?

Và, người chiến sĩ có sợ con cô-vít này không? có sợ chết không?Câu này thì lão tôi trả lời được là CÓ! Vậy tại sao người chiến sỹ lại vẫn vô tư, không một chút ngần ngại, lao vào làm việc trong những khu cách ly như thế? Tại sao họ lại vô tư nhường lại tất cả tài sản thân yêu nhất của người lính cho người dân được cách ly, còn họ vui vẻ ra ngủ, ăn ở ngoài trời, ngoài rừng? Không chỉ hi sinh cho người dân mà họ còn trực tiếp làm việc với người bị nhiễm, phục vụ họ ăn, ở, sinh hoạt?

Đơn giản lắm. Trong tiềm thức của mỗi người lính luôn thường trực hai từ "trách nhiệm trước nhân dân", "tự nguyện dâng hiến vì nhân dân". Và, chính cái trách nhiệm, cái tự nguyện dâng hiến ấy tạo nên dũng khí của người lính: dám gánh lấy trách nhiệm, dám hiến dâng, dám đối mặt với khó khăn, gian khổ, hiểm nguy vì nhân dân.

Nhưng, để có được cái tâm thế vững vàng, tự nguyện, tự giác thực thi trách nhiệm, thực hành cái dũng khí đó lại là sự đặc biệt và khác biệt của người lính đối với mỗi chúng ta. Cái trách nhiệm và dũng khí ấy đã được hun đúc, rèn dũa trong hơn 75 năm qua của Quân đội ta, được tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, trong thiên tai, giông bão... để hình thành nên phẩm chất, cốt cách truyền qua từng thế hệ Bộ đội Cụ Hồ, đến thế hệ chiến sĩ thời đại 4.0 thì vẫn không phai nhạt, mà nó còn tỏa sáng hơn, thành một thứ phản xạ tự nhiên vậy.

ĐỪNG NÓI VÌ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH MÀ KHÔNG LÀM VIỆC

“Lúc trước Hà Tĩnh nghèo lắm, mỗi khi tôi đi qua thị xã Hà Tĩnh thì chỉ có mỗi nhà khách. Bây giờ các đồng chí vươn lên thành thành phố, có khách sạn 5 sao, có khu công nghiệp lớn. Ai đi qua mảnh đất này đều thấy rất đáng mừng”, Thủ tướng chia sẻ.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện vẫn tiếp tục giám sát, theo dõi, đo thân nhiệt, hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú 393 trường hợp đi từ vùng có dịch COVID-19 về từ ngày 16/2/2020. Tại thị xã Kỳ Anh (nơi có Công ty Formosa), đã tiến hành theo dõi, cách ly 199 người đủ 14 ngày, hiện những người phải cách ly không có vấn đề về sức khỏe và đã được phép trở lại làm việc...

Xem thêm tại: http://bit.ly/TTgvaHaTinh
Nguồn: Thông Tin Chính Phủ.

CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT THÔNG TIN VỀ CHUYẾN BAY TỪ TPHCM ĐI NAGOYA

Theo thông tin từ nhà chức trách Nhật Bản, ngày 4/3/2020, một hành khách quốc tịch Nhật Bản đã bị phát hiện nhiễm Covid-19 sau khi nhập cảnh vào nước này. Trước đó, hành khách này đã lưu trú tại Campuchia và nối chuyến tại TP.HCM để trở về Nhật Bản trên chuyến bay từ TP.HCM đến Nagoya do Vietnam Airlines khai thác.

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Vietnam Airlines đã nhanh chóng báo cáo, phối hợp với Bộ Y tế, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các cơ quan chức năng tại Nhật Bản để thu thập thông tin về quá trình di chuyển cũng như sức khỏe của hành khách. Theo ghi nhận, sau khi hạ cánh tại Nhật Bản, hành khách này có dấu hiệu bất thường về sức khỏe và kiểm tra với bộ phận y tế tại sân bay, được xác định dương tính với Covid-19.

Trong quá trình phục vụ các chuyến bay giữa TP.HCM và Nagoya (Nhật Bản), phi hành đoàn và nhân viên phục vụ mặt đất của Vietnam Airlines đều được trang bị đầy đủ thiết bị y tế gồm găng tay, khẩu trang,... Để tăng cường phòng chống dịch bệnh, Vietnam Airlines đã lập tức khử trùng tàu bay thực hiện các chuyến bay và triển khai cách ly tập trung đối với phi hành đoàn, nhân viên mặt đất phục vụ chuyến bay.

Hãng đã rà soát và tổng hợp thông tin của các hành khách ngồi gần hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân trên toàn bộ hành trình, các hành khách đi trên chuyến bay từ Nagoya trở về TP.HCM trên cùng tàu bay để cung cấp cho nhà chức trách nhằm có phương án khoanh vùng, cách ly và xử lý kịp thời.

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Vietnam Airlines luôn duy trì thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như khử trùng máy bay; hạn chế các sản phẩm dịch vụ dùng nhiều lần; trang bị khẩu trang, nước rửa tay cho toàn bộ nhân viên, phi hành đoàn và hành khách khi cần; điều chỉnh nhiệt độ máy bay lên 26 độ C và tăng cường bảo dưỡng hệ thống lọc không khí HEPA trên máy bay, giúp hạn chế đến 99,99% vi khuẩn, virus theo khuyến cáo của WHO và các nhà sản xuất máy bay.
——
Thông tin tiếp theo về chuyến bay VN814 từ Siem Reap về TP.Hồ Chí Minh lúc 22g03 ngày 03/03/2020

Theo thông tin từ Công An cửa khẩu Tân Sơn Nhất, chuyến bay này có tổng cộng 67 hành khách và 6 nhân viên tổ bay. Chỉ có 6 hành khách nhập cảnh bao gồm 1 người Việt Nam, 3 người Pháp, 1 người Úc và 1 người Philippin (sau đó đã xuất cảnh ngày 4/3 về Philippin). 05 người còn lại đang được chuyển các đơn vị chức năng để điều tra xác định nơi lưu trú để hướng dẫn phòng bệnh.

61 hành khách khác quá cảnh, đã tiếp tục di chuyển về các nước khác ngay trong đêm 03/03/2020, gồm: 50 người về Lon don (nước Anh), 7 người về Narita (Nhật), 1 người về Nagoya (Nhật), 02 người về Busan (Hàn quốc) và 01 người về Manila (Philippines). Tổ bay của chuyến bay này cũng được yêu cầu cách ly đúng quy định.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm về nội dung này trong các bản tin tiếp theo.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh.

4/3/20

Người đàn ông Mỹ “sốc” với hóa đơn y tế sau khi bị cách ly vì Covid-19

Người đàn ông Mỹ “sốc” với hóa đơn y tế sau khi bị cách ly vì Covid-19


Frank Wucinski ngỡ ngàng khi nhận được hóa đơn y tế vài nghìn USD sau khi anh này cùng con gái được sơ tán từ Vũ Hán, Trung Quốc và bị cách ly ở một căn cứ quân sự.

Cha con anh Frank Wucinski (Ảnh: New York Times)
Wucinski cùng con gái 3 tuổi Annabel là 2 trong số hàng chục người chính phủ Mỹ đã sơ tán từ tâm dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Hồ Bắc về nước. Hai cha con sau đó đã bị đưa vào cách ly để loại trừ nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới ra cộng đồng.
Nhưng Wucinski đã bị sốc khi anh nhận được hóa đơn y tế với trị giá lên tới hàng nghìn USD cho đợt cách ly.
Wucinski – một công dân gốc Pennsylvania sống ở Trung Quốc trong nhiều năm qua – đã chấp nhận đề nghị hỗ trợ của chính phủ Mỹ để sơ tán khỏi Vũ Hán hồi đầu tháng 2 khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại đây. Vợ anh không phải là công dân Mỹ và hiện vẫn đang ở lại Trung Quốc vì không thể lên máy bay sơ tán.
Khi về Mỹ, Wucinski và con gái được đưa về căn cứ Miramar ở San Diego, California để cách ly. Trong thời gian bị cách ly, con gái anh đã bị buộc phải tới bệnh viện nhi Rady ở gần căn cứ quân sự điều trị 3-4 ngày vì cô bé bị ho.
Sau thời gian bắt buộc, kết quả xét nghiệm cho thấy họ âm tính với mầm bệnh.
Sau khi được phép rời khu cách ly, Wucinski và con gái đã về ở cùng mẹ anh ở Harrisburg. Đó là khi anh phát hiện ra một tập hóa đơn y tế trị giá tổng cộng 3.918 USD tiền viện phí, chụp X-quang và xe cứu thương.
“Tôi cứ nghĩ là tất cả đều miễn phí. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Khi những tờ hóa đơn xuất hiện, tôi chỉ nghĩ là làm thế nào mà tôi trả được tiền đây”, Wucinski nói.
Công ty của Wucinski chỉ có chính sách bảo hiểm y tế cho anh ở Trung Quốc, và không chi trả bảo hiểm cho anh tại Mỹ.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ từ chối bình luận khi New York Times đặt câu hỏi rằng họ có chi trả hóa đơn y tế cho những người bị cách ly bắt buộc hay không.
“Câu hỏi của tôi là tại sao chúng tôi lại bị thu tiền nếu việc cách ly là bắt buộc và chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, Wucinski băn khoăn.
Trả lời New York Times, bệnh viện Rady nói rằng có sai sót trong hóa đơn gửi tới Wucinski và anh sẽ không phải chịu trách nhiệm cho khoản tiền viện phí và X-quang. Tuy nhiên, phía công ty tư nhân vận hành xe cứu thương – bên gửi hóa đơn gần 2.600 USD cho Wucinski – từ chối đưa ra bình luận về khoản tiền mà Wucinski phải trả cho phương tiện đưa anh và con gái tới bệnh viện Rady. Phía công ty trên nói rằng họ sẽ xem xét trường hợp của Wucinski.
Trên thực tế, dù chính quyền Mỹ được cách ly công dân khi họ có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng nhưng luật pháp Mỹ vẫn chưa có quy định rõ ràng ai sẽ là bên chi trả chi phí y tế phát sinh trong quá trình cách ly. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm vì trong thời gian tới các trường hợp như của anh Wucinski được cho sẽ gia tăng khi Covido-19 đang có dấu hiệu lây lan tại Mỹ.


Tân Thiên Địa từng truyền đạo trái phép tại Việt Nam như thế nào?

Tân Thiên Địa từng truyền đạo trái phép tại Việt Nam như thế nào?



Giáo phái Tân Thiên Địa (được cho là nguyên nhân làm bùng phát dịch Covid-19 ở Hàn Quốc) từng truyền đạo trái phép tại Việt Nam, với hoạt động kỳ quái và cực đoan.
Chiều 28-2, trao đổi với PV, Đại úy Lê Hải Quang Vũ – Đội phó Đội An ninh Công an Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) và các cán bộ chiến sĩ vẫn nhớ rõ các đối tượng, tình tiết trong vụ phát hiện cơ sở của giáo phái Tân Thiên Địa vào năm ngoái.

Công an Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) kiểm tra, phát hiện các đối tượng truyền đạo trái phép.
Cụ thể, qua công tác trinh sát, kiểm tra hành chính cư trú và hoạt động của người nước ngoài, tối 22-8-2019, Đội An ninh CAQ.Thanh Khê kiểm tra Trung tâm ngoại ngữ Best One Language Academy (239B Nguyễn Phước Nguyên, P.An Khê, Q.Thanh Khê) do Trần Thị Tâm (SN 1993, ngụ xã Nghĩa Hải, H.Nghĩa Hưng, Nam Định) làm Giám đốc, phát hiện nhiều người đang truyền bá kinh thánh, gồm: Shin Book (SN 1986, quốc tịch Hàn Quốc); Hoàng Mai Thy (SN 1993, quê TP.HCM); Dương Quỳnh Anh (SN 1996, quê TP.Hà Nội) và Trần Lê Lan Chi (SN 1997, quê Vĩnh Phúc). Riêng Nguyễn Thị Kim Ánh (SN 1996, quê Bắc Ninh) và Phạm Thị Hải Yến (SN 1994, quê Bắc Ninh) làm nhiệm vụ lễ tân, giám sát cơ quan chức năng tại tầng trệt.
Học viên có 18 người, tuổi từ 18 – 32, chủ yếu là sinh viên, người lao động. Trung tâm này thuộc Công ty TNHH MTV Best One Language Academy, thành lập ngày 10-7-2019, đăng ký giảng dạy tiếng Anh và tiếng Hàn nhưng không có giấy phép hoạt động. Công an tạm giữ gần 500 quyển kinh thánh các thứ tiếng và nhiều tài liệu.
Qua đấu tranh khai thác, tài liệu liên quan, CAQ.Thanh Khê làm rõ, các đối tượng tham gia hoạt động truyền đạo có tên là Tân Thiên Địa trái phép tại Việt Nam. Từ ngày 3-7-2019, các đối tượng lôi kéo học viên đến trung tâm. Mọi người thông qua website Shincheonnji.Kr để đăng ký, xác nhận thành viên.

Shin Book (SN 1986, quốc tịch Hàn Quốc) là giảng viên, truyền đạo chính cho các học viên.
Học viên hều hết gặp các vấn đề như không được sự quan tâm của gia đình, người thân, người yêu, chán nản cuộc sống… được hướng dẫn cách nghiên cứu, giới thiệu về Tân Thiên Địa sau đó thông qua mạng xã hội Facebook có tài khoản ShincheonnjiChurch, mạng Kakaotalk có tài khoản “Tìm bạn Hàn Quốc” để quen biết và liên kết với nhau thành nhóm, mở rộng quan hệ, địa bàn hoạt động khắp nơi. Đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan chức năng phát hiện hoạt động giáo phái Tân Thiên Địa tại miền Trung.
Ngày 13-9-2019, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng ra quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Shin Book do vi phạm: “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền”.
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh CATP.Đà Nẵng cũng đưa vào diện chưa cho nhập cảnh thời hạn 3 năm. UBND Q.Thanh Khê xử phạt Công ty Best One Language Academy 25 triệu đồng do “Tự ý thành lập cơ sở giáo dục”; 8 triệu đồng do “Tàng trữ, xuất bản ấn phẩm trái phép”…
Hoạt động kỳ quái, cực đoan
Căn nhà thuê để truyền đạo ở 239B Nguyễn Phước Nguyên (P.An Khê, Q.Thanh Khê) đã đóng cửa từ nửa năm nay từ sau khi công an phát hiện sự việc. Tại số nhà K45/H17/7 Lê Độ (P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) nơi các đối tượng sinh sống được làm nơi tổ chức sinh hoạt tôn giáo từ 9 giờ 30 – 11 giờ vào thứ 4 và chủ nhật hàng tuần.
Theo quy định, các đối tượng tập trung trong phòng, mặc áo trắng, quần đen và đi tất để cùng cầu nguyện, nghe thuyết giảng của giáo chủ Lee Man Hee qua video; cam kết làm theo ý muốn của chúa bằng cách hy sinh thân xác…
Căn nhà nơi các đối tượng thuê làm Trung tâm ngoại ngữ Best One Language Academy nhưng núp bóng truyền đạo trái phép
Đại úy Lê Hải Quang Vũ cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên, người lao động bằng các bài “tuyển sinh”, “mời học tiếng Hàn miễn phí” trên các hội nhóm; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí du lịch, du học Hàn Quốc.
Sau đó, các đối tượng mời học viên đến phỏng vấn, test học viên đủ các “tiêu chuẩn”: không phải công an, người chính quyền, cơ quan chức năng, người có vấn đề vướng mắc trong cuộc sống, tình cảm, học tập, công việc… sẽ được nhận. Người nào “rớt” thì các đối tượng sẽ ngăn chặn liên lạc, tiếp cận với giáo phái hoặc cơ sở tôn giáo tại các địa phương.
Nhóm người trên thường xuyên thay đổi, ngụy trang địa điểm sinh hoạt, phương tiện đi lại, hành tung rất bí ẩn, có phương án nhằm che mắt, đối phó cơ quan chức năng… Từ lúc hoạt động đến khi bị phát hiện, các đối tượng đã kêu gọi và lôi kéo hơn 50 người đến phỏng vấn, học với học phí 600.000 đồng/tháng/học viên.
Qua việc dạy học ngoại ngữ, các đối tượng đã lồng ghép việc truyền, giảng kinh thánh cho học viên. Hoạt động của các đối tượng có tính cuồng tín, được chỉ đạo chặt chẽ về vai trò của từng cá nhân, quản lý, giám sát chặt học viên cả trong học tập, làm lễ cũng như sinh hoạt.
Công an thu giữ tài liệu, kinh thánh bằng tiếng Hàn, tiếng Việt và tiếng Anh của nhóm giáo phái này
Học viên được truyền đạt không thờ thần, phật, tượng do con người làm ra, không được vái lạy, thờ phụng, chỉ tin vào đức chúa trời… Học viên còn được “dạy” cách nói dối gia đình, bạn bè, người thân việc học thánh tại trung tâm, không được tiết lộ tung tích với ai; che mắt, xóa tài liệu, trang thiết bị, máy móc khi cần thiết…