28/3/18

Bài viết của Tổng Bí thư trên báo Le Monde

          Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết “Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt – Pháp” đăng trên báo “Thế giới” (Le Monde) của Pháp.Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư.
          Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và có thể nói, nhân loại đang đứng trước cục diện mang tính bước ngoặt cả về chính trị và kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội đối với mọi quốc gia. Với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tất cả các nước lớn nhỏ, giàu nghèo đều đang nỗ lực tìm cách chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.
          1- Dưới góc nhìn toàn cục, sự thay đổi ấy thể hiện rõ rệt nhất ở việc châu Á-Thái Bình Dương ngày nay trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới về mọi phương diện. 
          Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là châu Á, trở thành nơi hội tụ sức phát triển quan trọng nhất của kinh tế thế giới, đồng thời cũng là “sân chơi” rất phức tạp của các cường quốc. 
          Những cơ hội to lớn mà châu Á-Thái Bình Dương đem lại đang thúc đẩy xu hướng hợp tác, liên kết. Các diễn đàn khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kết nối giữa các nước ven bờ Thái Bình Dương và châu Á, giữa châu Âu với châu Á.
          Nằm ở trung tâm một khu vực trải rộng từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương, Việt Nam và các nước Đông Nam Á có vị trí hết sức quan trọng trong các tiến trình hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương. 
          Việt Nam trước đây thường được biết đến như một địa bàn chiến tranh thì hiện nay đã được biết đến như một đất nước đang đổi mới mạnh mẽ, phát triển năng động, một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài, một đối tác thân thiện, ngày càng quan trọng của các quốc gia trên thế giới. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
          Công cuộc Đổi mới trong hơn 30 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. 
          Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế tăng trưởng trung bình 7%/năm trong suốt hơn 30 năm qua; riêng năm 2017 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 425 tỉ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 36 tỉ USD, xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF); cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. 
          Việt Nam đang vươn lên trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
          Trên nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 190 nước, hình thành quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn, trong đó có đủ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO; đã và đang đàm phán, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, và gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đang hoàn tất Hiệp định thương mại tự do với EU. 
          Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế, tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, các hoạt động diễn tập về an ninh phi truyền thống. Hoạt động trao đổi, giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo…, phát triển nhanh chóng và sâu rộng. 
          Có thể khẳng định rằng, Việt Nam ngày nay đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều nước, một thành viên có trách nhiệm, có vai trò và vị thế quan trọng của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả cho hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
          2- Việt Nam và Pháp tuy ở hai châu lục khác nhau nhưng có mối quan hệ rất đặc biệt với các gắn bó mật thiết về lịch sử, văn hoá và xã hội.
          Nhìn lại chặng đường suốt 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2018), chúng ta dễ dàng nhận thấy, quan hệ hai nước đã có những bước tiến dài rất có ý nghĩa. Trước hết, cần nhắc đến một sự kiện có ý nghĩa to lớn là chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng năm 1977 đã mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước. 
          Quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác trao đổi văn hoá, giáo dục được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặc biệt, trong thập kỷ 1980, thời kỳ Việt Nam bị bao vây cấm vận, Pháp vẫn là nước Phương Tây duy nhất duy trì quan hệ hợp tác văn hoá, khoa học – kỹ thuật, giáo dục và đào tạo với Việt Nam bằng việc mở lại Viện Trao đổi văn hoá với Pháp (IDCAF) tại TP Hồ Chí Minh tháng 7-1982 và nay đã mở rộng ra ở nhiều địa phương khác ở Việt Nam. 
          Trung tâm văn hoá Việt Nam ở Pháp cũng nỗ lực không mệt mỏi truyền bá văn hoá và ngôn ngữ Việt tới các tầng lớp nhân dân Pháp. 
          Từ cuối thập kỷ 1980, nhất là khi công cuộc đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu và Việt Nam bắt đầu tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế, quan hệ hai nước đã có những phát triển phong phú, đa dạng với các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mitterrand, tháng 3-1993 và chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tháng 6 trong cùng năm 1993. 
          Có thể nói, từ đó trở đi, Pháp đã thực hiện chính sách nhất quán coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình ở châu Á-Thái Bình Dương, là cầu nối giữa Pháp và các nước trong khu vực như Bộ trưởng Ngoại giao A. Juppe nói trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11-1994: “Nước Pháp nằm ở giữa lục địa châu Âu, một châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và nước Việt Nam nằm ở giữa lục địa châu Á, một châu Á đã được hoà giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm nên nhiều việc lớn”. 
          Quan hệ Việt – Pháp đã phát triển mạnh mẽ hơn sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, vượt qua khuôn khổ quan hệ song phương và nằm trong khuôn khổ quan hệ giữa Liên minh châu Âu với Việt Nam và nằm trong chính sách của Pháp đối với Đông Nam Á. Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hoá và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá.
          3- Năm nay, hai nước chúng ta kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trong suốt 45 năm qua, Pháp luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam. Các mối quan hệ trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. Pháp là nhà tài trợ song phương hàng đầu châu Âu cho Việt Nam. Hàng trăm thoả thuận đã được ký kết giữa các trường đại học, trung tâm nghiên cứu của hai nước và hiện có khoảng 7.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp. 
          Quan hệ hợp tác giữa các địa phương cũng được mở rộng với sự tham gia của 20 địa phương Pháp và 15 tỉnh, thành Việt Nam với 10 hội nghị hợp tác giữa các địa phương hai nước được tổ chức trong thời gian qua. 
          Đặc biệt, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là một cộng đồng lâu đời, lớn nhất trong số các cộng đồng người Việt tại châu Âu, gắn bó mật thiết với cả hai nước và luôn là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt-Pháp. Hai nước cũng đang hướng tới những hình thức hợp tác mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững thông qua các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu hay phát triển nông nghiệp. 
Những dự án xanh Việt-Pháp đang mang lại hy vọng cho những nơi mà cuộc sống của người dân Việt Nam bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu.
          Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, vẫn còn rất nhiều tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước chưa được khai thác hết. Thí dụ, đến nay, đầu tư FDI của Pháp vào Việt Nam mới đạt khoảng 2,78 tỉ USD, bằng 1/3 đầu tư FDI của Hà Lan vào Việt Nam. Kim ngạch trao đổi hàng hoá hai chiều vẫn còn khiêm tốn, chỉ bằng hơn 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Những kết quả này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của quan hệ Việt – Pháp.
          4- Trong giai đoạn hiện nay, hai nước chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường quan hệ. Pháp là cường quốc nòng cốt tại châu Âu, đang cải cách mạnh mẽ để vươn lên, tích cực phát huy vai trò toàn cầu, có lợi ích và ảnh hưởng quan trọng ở châu Á. Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh, năng động với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong ASEAN và Đông Á. 
          Hai nước Việt Nam và Pháp cũng chia sẻ nhiều quan điểm và lợi ích tương đồng trong các vấn đề quốc tế. Do đó, tăng cường quan hệ hợp tác Việt-Pháp trở thành một yêu cầu khách quan và cần thiết vì lợi ích của cả hai nước.
          Trên tinh thần đó, chúng ta cần tạo động lực mới làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp; tăng cường sự tin cậy chính trị, đẩy mạnh trao đổi, tiếp xúc cấp cao, nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại và hợp tác; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, năng lượng, y tế, văn hoá, giáo dục, du lịch, tư pháp, bảo vệ môi trường v.v…; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác giữa các địa phương.
          Là các thành viên nòng cốt trong EU và ASEAN, mỗi nước cần đóng vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy quan hệ EU – ASEAN. Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU.
          Một lĩnh vực ưu tiên quan trọng khác là hợp tác về môi trường và chống biến đổi khí hậu. Việt Nam và Pháp cần tích cực tham gia góp phần cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực thực hiện các cam kết quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
          Cuối cùng, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng và phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết, hai nước chúng ta cần tăng cường phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Việt Nam và Pháp đều chia sẻ tầm nhìn chung về một thế giới đa cực và chủ nghĩa đa phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, công bằng, hợp tác trên tinh thần cùng có lợi, cùng nỗ lực phấn đấu vì hoà bình và phát triển bền vững bao trùm. 
          Chúng ta khẳng định vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy thịnh vượng và phát triển bền vững; coi trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi nước. Và đặc biệt, chúng ta đều ủng hộ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc.
          Tất cả những điều đó cho phép chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, triển vọng của quan hệ Việt – Pháp là rất tốt đẹp; mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp sẽ tiếp tục phát triển bền vững, toàn diện và hiệu quả trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21.
 Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam/Theo Báo CAND

26/3/18

Chuẩn bị xét xử 6 đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông báo quyết định đưa vụ án Hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân ra xét xử.
Chức sắc tôn giáo Nhà thờ Thái Hà cổ suý cho những tên tội phạm
Theo đó, 8h ngày 05/4/2018 Toà án nhân dân TP. Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm 6 bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gồm:
Thông báo của Toà án nhân dân TP Hà Nội
          1. Nguyễn Văn Đài (Hà Nội)
          2. Phạm Văn Trội (Hà Nội)
          3. Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hoá)
          4. Nguyễn Bắc Truyền (TP Hồ Chí Minh)
          5. Trương Minh Đức (Kiên Giang)
          6. Lê Thu Hà (Hà Nội)
          Tất cả các đối tượng trên bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân” theo quy định tại  Khoản 1 Điều 79 chả Bộ luật hình sự năm 1999.


20/3/18

THÔNG TIN VỀ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH THANH HÓA - TRÒ CÂU LIKE, HẠ UY TÍN LÃNH ĐẠO RẺ TIỀN CỦA BỌN THỐI MỒM.

            Mấy ngày nay, dư luận mạng xã hội đang ầm ỉ về chuyện ông Phó bí thư thường trực Thanh Hóa có liên quan đến "bồ nhí".
Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.
            Có vẻ thông tin trái chiều này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều kẻ thối mồm, bịa đặt.
Vậy đâu là sự thật? Hay chỉ là chiêu trò câu like mạt hạng, rẻ tiền, hạ uy tín lãnh đạọ Thanh Hóa??
Thứ nhất, xin nói với bọn thối mồm mấy điều:
            - Chiều 20/3/2018 trao đổi với Phóng viên báo Thanh niên chị Nguyễn Thị Trang (26 tuổi, tạm trú tại phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa) cho biết không hề quen biết đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Phó bí thư thường trực tỉnh Thanh Hóa như bọn thối mồm bịa đặt.
            - Chị Trang (là nạn nhân của bài viết bịa đặt) còn cho biết thêm: "Vào khoảng 20 giờ 15 tối qua (19.3), chị nhận được điện thoại từ một đồng nghiệp (chị Trang đang làm cộng tác viên trang điểm cho Đài phát thanh Truyền hình Thanh Hóa) cho biết, có kẻ xấu đang tung tin đồn trên mạng xã hội Facebook chị là ‘bồ nhí’ của ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.
           "Tôi thực sự choáng váng, không tin nổi vào mắt mình. Không hiểu vì động cơ gì họ lại có thể dựng chuyện, vu khống tôi một cách trắng trợn như thế này. Họ đã lấy ảnh của tôi trên trang Facebook cá nhân, sau đó lồng ghép với nội dung tin nhắn mà họ tự tạo ra để vu khống tôi. Không thể tin được họ lại có thể ác độc đến thế.
            Như vậy, chúng ta thấy rằng: LŨ THỐI MỒM KHÔNG TRỪ 1 THỦ ĐOẠN RẺ TIỀN NÀO ĐỂ BỊA ĐẶT.


Thứ hai, bọn thối mồm nên nhớ :
          Những tấm ảnh được thằng ôn có facebook Sơn Thai đăng tải, chỉ lừa được những thằng "trẻ trâu, cào phím" và thể hiện thêm được độ ngu photoshop. Nhìn vào ảnh chụp màn hình cuộc nói chuyện iMessage ta thấy: nội dung nhắn tin với nhau từ 2016 tới nay mà chả có lấy một cái ngày tháng.
          Thêm nữa, chẳng ai lại đi nói chuyện đấu đá nội bộ, ghét anh này, trọng anh kia qua tin nhắn cả. Một người bình thường cũng thừa hiểu, là một quan chức cấp cao thì chả ai rảnh phải đi trình bày chính sự với một cô 9X, lại còn dùng giọng văn lịch sự, đầy đủ chủ vị như trả lời họp báo vậy. Bịa đặt đến phát tởm! Chưa kể, năm 2016 làm quái gì có 4G mà có tin nhắn dạng này?
         Đây thực sự là một chiêu trò câu like, hạ uy tín lãnh đạo của lũ thối mồm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự nhân phẩm của nhiều người.
          Thiết nghĩ Công an Thanh Hóa cần nhanh chóng đưa chúng ra pháp luật để làm nghiêm cho kẻ khác.

Nghĩ về Bác

Thỉnh thoảng, trong đời sống công chức, chúng ta vẫn thường làm một việc không lấy gì làm mới mẻ: Kê khai tài sản. Nhìn bản Kê khai, ta lại mủi lòng: Sao mãi mình vẫn chưa giàu được nhỉ? Và rồi, ta lại được an ủi. Hóa ra ta vẫn chưa phải là người nghèo nhất. Ngay cả một người nông dân chân lấm, tay bùn, ở dưới đáy xã hội, nhưng vẫn có mảnh vườn, cái ao, hay chí ít cũng có con lợn, con gà. Nghĩa là vẫn có tài sản. Chỉ duy nhất một người dường như không có gì cả, một người nghèo nhất nước. Người đó là Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lục lọi trong tiểu sử Bác, đến cả nhà riêng của Người, ta thấy Người có gì? Một tấm áo ka ki, đôi dép cao su, chiếc quạt bằng lá cọ…Vật chất là thế đấy. Còn tinh thần ư? Bác cũng là người duy nhất không có bất kỳ các loại Huân, Huy chương gì, đến cả sơ đẳng nhất là Bằng khen, Giấy khen, Người cũng không có. Bác còn là người nghèo nhất cả trong cõi riêng tư. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại, có những đêm, khuya rồi, Bác đã tắt đèn, nhưng trong phòng vẫn có tiếng đài. Đồng chí Vũ Kỳ tưởng Bác đã ngủ, rón rén đến tắt. Bác ngăn lại: “Đừng…Cứ để thế cho căn phòng Bác nó ấm, vì có tiếng người, tiếng phụ nữ…”
Không ngờ Đài Tiếng nói Việt Nam đã trở thành người bạn đường, người sẻ chia, an ủi Bác, trong những khoảnh khắc Người cô đơn nhất!
Nghĩ đến Bác, ngay cả một người bất hạnh đến cùng cực, cũng thấy được an ủi, sẻ chia. Hóa ra mình cũng vẫn chưa phải là người bất hạnh nhất.
Một người nghèo nhất nước như Bác, nhưng lại để cho chúng ta một di sản đồ sộ. Đó là một đất nước độc lập, toàn vẹn, một sự nghiệp Cách mạng chói ngời, một tấm gương trong sáng và lối sống cao đẹp đên tinh khiết.
Ta hiểu vì sao Bác luôn quan tâm đến những người nghèo, người lao động. Bác luôn hướng đến người lao động. Bác đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Nghĩa là Đảng của tất cả mọi người, vì ai mà chẳng là người lao động. Bác còn dành lương mua quà cho người nghèo. Vào những dịp tết đến, xuân về, Bác thường chọn những gia đình nghèo nhất để đến thăm và chúc Tết.
Chuyến thăm rất bí mật, không báo trước để địa phương nghênh đón, rồi tuyên truyền, đưa tin. Thường chỉ có Bác và đồng chí Vũ Kỳ. Một chị lao công, ở trong khu hẻm nhỏ, đêm 30 Tết còn đi gánh nước thuê. Bàn thờ trống hoang, không có cả nải chuối, tấm bánh. Tết đến với mọi nhà, nhưng Tết lại quên căn nhà chị. Bởi thế, chị bàng hoàng đến sửng sốt, buông rơi cả hai thùng nước, khi thấy Bác đột ngột xuất hiện trong căn nhà tồi tàn của mình: “Trời ơi, Bác…Gia đình cháu khổ lắm…Cháu không ngờ Bác lại đến với cháu..”. “Thế Bác không đến với cháu thì Bác còn đến với ai?...”. Chị bật khóc. Và Bác cũng khóc. Đó là một trong những cái Tết cuối cùng của Bác trong ký ức của đồng chí Vũ Kỳ.
Dân còn nghèo như thế, nên Bác sống rất đạm bạc tằn tiện. Bữa ăn của Người là bữa ăn của một nông dân nghèo. Tiếp khách quốc tế, Bác vẫn mang trang phục của một người nông dân nghèo. Bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Một đồng chí cán bộ tỉnh ái Ngại: “Thưa Bác, Bác thay mặt cho Đảng, cho Dân, Bác vất vả thế này, có khi bạn bè quốc tế lại trách Đảng trách Dân không chu toàn với Bác…”. Bác cười điềm đạm “Bác sống thế này mà ở dưới, có chú còn nhũng nhiễu làm khổ dân. Bác mà sống xa hoa thì ở dưới các chú đục khoét hết của dân à?”
Cuộc đời của Bác, nếp sống của Bác là một bài học lớn cho các cán bộ cấp dưới. Ta hiểu vì sao trong những năm chiến tranh, đất nước loạn lạc, mà xã hội lại rất thanh bình, lòng dân không ly tán. Ra đường không lo trấn lột. Về nhà không sợ trộm cắp. Cũng không có tham nhũng, đĩ điếm. Một đời sống lành mạnh giữa một bầu khí quyển trong veo.
Một người suốt đời sống vì dân, lo cho dân, ngay trong những giây phút cuối cùng giã từ cõi đời, phần nói về mình, VỀ VIỆC RIÊNG, Người cũng chỉ dành cho mình đúng 79 chữ. 79 chữ tổng kết cả một đời người 79 năm, trong một ít chữ phong phanh ấy, Người cũng lại chỉ canh cánh lo cho dân, không muốn tổ chức tang lễ điếu phúng linh đình để đỡ tốn thời giờ và tiền bạc của dân...
Theo Thanh niên Việt Nam


Người theo tôn giáo có được vào Đảng Cộng sản Việt Nam?

Mới đây, trên VOA tiếng Việt có bài: “Việt Nam “lộ” tin một hòa thượng có 50 năm tuổi Đảng”. Bài viết dẫn: “Thông tấn xã Việt Nam loan tin Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng”. Từ đó, họ cho rằng, Việt Nam đã “cài” đảng viên vào Giáo hội (!) Vậy những người theo tôn giáo có bị cấm trở thành đảng viên không? Câu trả lời là không.
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định: “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác,… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột,…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.
Quy định 57-QĐ/TW, ngày 03-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên”.

         
Như vậy, không thấy chỗ nào cấm người theo tôn giáo vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý lịch gia đình và bản thân Hòa thượng Thích Thanh Sam đủ các điều kiện quy định của Đảng để trở thành đảng viên và bản thân Hòa thượng Thích Thanh Sam lại có nguyện vọng trở thành đảng viên thì việc Hòa thượng trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng quy định của Đảng. Do đó, lấy việc Hòa thượng Thích Thanh Sam là đảng viên Đảng Cộng sản để cho rằng Việt Nam “cài” đảng viên vào tôn giáo là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc.





14/3/18

Van Bakel và góc nhìn đáng suy ngẫm về cuộc sống tại Việt Nam

Chắc các bạn không lạ gì tuyển thủ điển trai Van Bakel. Chúng tôi không nói về bóng đá, không nói về cuộc sống riêng tư của cầu thủ này mà cùng chia sẻ góc nhìn sau đây của Van Bakel về cuộc sống tại Việt Nam:
“Tôi ở đây đủ lâu để nhận ra, nhiều người Việt, nhất là thế hệ trẻ không nhận thức đúng giá trị của đất nước mình. Việt Nam dễ sống, không thiếu gì trên đời, con người thân thiện và văn hóa làng xóm thật tuyệt vời. Những gì các bạn đang phàn nàn, kêu ca đôi khi là giấc mơ của nhiều người.
Hè 2014, khi tôi đưa Myno về Hà Lan, mất tới 2 tuần để vợ chồng tôi gặp được hai người bạn thuở nhỏ. Cậu người Nhật Ryatuto Karube cũng bảo với tôi, sống ở Việt Nam thật thoải mái. Cái gì cũng có giá của nó. Tốc độ phát triển và áp lực tỷ lệ thuận với nhau. Cứ vài ngày, Karube lại đọc tin có người tự sát ở Nhật.
Có lúc, tôi không hiểu sao người Việt lại không thích sống ở Việt Nam”.

Đoạn tâm sự của Van Bakel là cú tát vào mặt những kẻ đang xuyên tạc về tình hình đất nước Việt Nam.



12/3/18

Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Trường – đối tượng sử dụng mạng xã hội chống Nhà nước

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Trường (42 tuổi, trú tại tổ 3, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên) về hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331- Bộ luật Hình sự 2015.

 
Nguyễn Văn Trường thường xuyên livestream xuyên tạc
Kết quả điều tra xác định: Từ tháng 6 năm 2017, Nguyễn Văn Trường đã lợi dụng quyền tự do dân chủ trong việc khiếu nại tố cáo, quay các video clip, viết bài phát tán trên mạng xã hội Facebook với nội dung bôi nhọ, hạ uy tín, vu khống, công kích, xúc phạm một số cá nhân, cơ quan Nhà nước làm công tác tố tụng ở Trung ương và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cơ quan An ninh điều tra ghi lời khai đối tượng Nguyễn Văn Trường
Hiện vụ việc đang được tiếp tục, điều tra.


11/3/18

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Kêu gọi ‘tán người yêu thanh niên lên đường nhập ngũ’ là hành vi mang tính chất phản động

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, việc diễn đàn BEATVN hô hào, kêu gọi ‘tán người yêu thanh niên lên đường nhập ngũ’ là hành vi mang tính chất phản động, nhằm phá hoại Luật Nghĩa vụ quân sự.
Chia sẻ trên trang Facebook của BEATVN về vấn đề nhập ngũ khiến nhiều người bức xúc. Ảnh chụp màn hình
Những hình ảnh chia tay bịn rịn trong ngày hội tòng quân trên khắp các địa phương trong những ngày qua thật đẹp, thật thiêng liêng. Thế nhưng sự thiêng liêng ấy đã bị diễn đàn BEATVN phá bỏ bằng với những kêu gọi mang tính kích động như ‘tán người yêu thanh niên lên đường nhập ngũ’.
Kèm theo đó là những bình luận vô văn hóa, tục tĩu, phản cảm, thậm chí đề cập đến cả vấn đề phòng the… Ban quản trị diễn đàn này dường như đã bị mất kiểm soát. Sự việc này gây ra sự phẫn nộ những ngày qua.
Mục tiêu của diễn đàn BEATVN là gì thì chưa ai rõ. Song một thực tế, sau kêu gọi “tán người yêu thanh niên lên đường nhập ngũ” đã thu hút trên 25 ngàn lượt thích cùng gần 2,6 ngàn lượt chia sẻ và những bình luận công khai.
Diễn đàn BEATVN mang vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự bàn luận với những kêu gọi mang tính cợt nhả, kích động, đặc biệt việc không kiểm soát được những comment bình luận dẫn đến người đọc hiểu sai, hiểu không đúng về việc lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc này cũng có thể tạo ra sự hoang mang trong tâm lý của những tân binh vừa nhập ngũ.
Hình ảnh chia tay đẹp, thiêng của gia đình, người thân bạn bè. Ảnh nguồn Zing
Chiều ngày 7/3 trao đổi với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 nhấn mạnh, luật và hiến pháp chỉ rõ bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng nhất, từ trước đến nay trong chiến tranh hay thời bình nghĩa vụ quân sự là cuộc vận động mang tính chất cách mạng, thể hiện tình yêu của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước, với tổ quốc. “Chính vì vậy nếu đúng có diễn đàn kêu gọi, kích động nhằm ảnh hưởng tâm lý thanh niên khi lên đường làm nghĩa vụ quân sự thì đây là vấn đề mang tính chất phản động chứ không chỉ là chống đối”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho biết.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, trước đây đi vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự là khó nhưng hiện nay rất nhiều nơi, nhiều người muốn đăng ký nghĩa vụ quân sự đi cũng không được. Vì hiện nay tiêu chuẩn tuyển chọn thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự rất cao.
Thanh niên được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân không chỉ là người có ý thức chính trị, ý thức kỷ luật mà còn đòi hỏi trình độ văn hóa để xây dựng quân đội chính quy, hiện đại. Do đó việc tuyển chọn thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự không phải dễ dàng, không phải ai muốn cũng được.
Người thanh niên được lựa chọn lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự là tự hào với cá nhân, với gia đình với quê hương với bạn bè. Với thanh niên chưa được lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng là tiếc nuối vì đã không được tham gia vào nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4. Ảnh Tuổi Trẻ
“Trong chiến tranh tất cả thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc, gia đình phía sau được địa phương giúp đỡ. Chính sách hậu phương quân đội luôn được quan tâm, chính sách đền ơn đáp nghĩa với người đã hi sinh xương máu cho tổ quốc được thực hiện nghiêm”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho biết.
Trở lại kêu gọi mang tính kích động của diễn đàn BEATVN, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của nam thanh niên khi lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tướng Thước khẳng định, kêu gọi “tán người yêu thanh niên lên đường nhập ngũ” thực chất ẩn chứa sau đó là ẩn ý nếu đi nghĩa vụ quân sự là mất tất, trong đó mất cả người yêu, mất cả bạn gái…
“Đây là thông tin xuyên tạc, sai sự thật làm ảnh hưởng chính sách hậu phương quân đội, động đến vấn đề này không phải là vấn đề riêng tư của một người nữa mà là vấn đề mang ý nghĩa tâm linh thể hiện tình yêu tổ quốc của thanh niên Việt Nam. Chắc chắn không có chuyện đi bộ đội mất tất như vậy, đây là thông tin mang tính chất phản động, phá rối, phá hoại luật nghĩa vụ quân sự” Tướng Thước nhấn mạnh.
Từng cầm súng chiến đấu trong chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước chia sẻ, năm 2017 ông có trở về thăm lại đơn vị cũ ở Tây Nguyên. Một hình ảnh mà ông nhớ mãi đó là vào các ngày chủ nhật gia đình, bạn bè của nam thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự đến đơn vị thăm động viên tinh thần rất vui vẻ. Những ngày như vậy đơn vị quân đội như là ngày hội, tình quân dân thắm thiết. Các gia đình thăm con em mình sống như thế nào, ăn ở ra sao, trưởng thành như thế nào. Nam thanh niên vui vẻ và có thêm động lực.
“Đi nghĩa vụ quân sự cũng như đi học đại học, một trường đại học không chỉ dạy văn hóa mà ở đó rèn luyện tất cả kỹ năng của cuộc sống, rèn luyện ý thức kỷ luật, bản lĩnh chính trị. Vì vậy thông tin xuyên tạc trên diễn đàn, mạng xã hội đề nghị cơ quan báo chí phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, phải lên án và phản bác lại những kêu gọi mang tính kích động, phá hoại như vậy. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông phải quản lý chặt kiểm tra thông tin diễn đàn mạng xã hội đưa ra thông tin sai ảnh hưởng luật nghĩa vụ quân sự”, Tướng Thước cho hay.
Được biết trước đó, diễn đàn BEATVN cũng từng gây phẫn nộ vì đăng ảnh một cô gái xinh đẹp đi bộ trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội để cho đám đông trêu ghẹo, xỉ vả, nhục mạ nhân phẩm… rồi cuối cùng là cợt nhả, gọi cô là “gái gọi”.
Tiếp theo đó, diễn đàn BEATVN kêu gọi một cách vô văn hóa, kích động đám đông vào chửi bới trên trang cá nhân của cầu thủ bóng đá Uzebikistan, trong trận đấu chung kết giải Châu Á của U23 Việt Nam. Vụ việc gây phản ứng dữ dội khiến cho diễn đàn này phải đóng cửa hơn 1 tuần.
Đã đến lúc cơ quan quản lý về mạng xã hội cần có biện pháp mạnh mẽ để làm trong sạch hệ thống mạng xã hội trong nước.

8/3/18

Người phụ nữ Việt Nam ký Hiệp định Paris

Nữ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thị Bình đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ ý chí kiên định, sự mềm dẻo, nhạy bén của bà trong quá trình đàm phán Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận xét: “…Hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện bằng một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường, uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin…”.

Khi nhớ về sự kiện trong đại này, bà Nguyễn Thị Bình cũng tâm sự: “Khi đặt bút ký vào bản hiệp định chiến thắng, nghĩ đến những đồng bào, đồng chí ngã xuống – những người không còn có thể biết được sự kiện trọng đại này, mắt tôi bỗng nhòe ướt… Đó có lẽ là kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời ngoại giao của tôi”.
Bà Nguyễn Thị Bình tại Paris tháng 12/1970
Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật Nguyễn Châu Sa (SN 1927) tại Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng: ông nội là nghĩa binh trong phong trào Cần vương, chiến đấu và hy sinh tại quê nhà, ông ngoại là nhà chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh.
Từ nhỏ, Nguyễn Thị Bình theo học tại trường Lycee Sisowath (ở Phnôm-Pênh, thủ đô Cam-pu-chia) và tốt nghiệp tú tài tại đây. Nguyễn Thị Bình hoạt động trong các phong trào học sinh, sinh viên, phụ nữ yêu nước, vận động trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn, tham gia chỉ đạo nhiều cuộc biểu tình như: chống địch giải tỏa xóm lao động Bàn Cờ, cuộc biểu tình để tang Trần Văn Ơn (năm 1950), cuộc biểu tình phản đối tàu chiến Mỹ đến Sài Gòn…
Đồng bào, đồng chí thường gọi bà là “chuyên gia biểu tình”. Năm 1951, bà bị địch bắt giam gần 3 năm với tội “cầm đầu gây rối, phản nghịch chống chính quyền”.
Sau khi ra tù, bà tiếp tục hoạt động trong phong trào đấu tranh cho hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tổ chức. Một thời gian sau, bà tập kết ra miền Bắc, công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ Trung ương.
Tháng 6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Chính phủ CMLT) được thành lập, Nguyễn Thị Bình được phân công giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Trưởng đoàn Đại biểu Chính phủ CMLT tại Hội nghị Paris.
Thời khắc lịch sử: Ký kết Hiệp định Hòa bình ngày 27/1/1973
Những năm tháng tham gia đàm phán ở Hội nghị Paris, hình ảnh “madam Bình” theo cách gọi của giới truyền thông vẫn luôn gây ấn tượng mạnh với báo chí phương Tây, bởi những lời phát biểu đầy thuyết phục, thông minh, lúc rắn rỏi, khi dí dỏm làm cho thế giới nể trọng, nhân dân nức lòng. Trên bàn đàm phán, mọi người đều nhận thấy Nguyễn Thị Bình là một người phụ nữ mềm mại nhưng khéo léo và đầy bản lĩnh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ giáo dục Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Năm 1987, bà được phân công làm Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp Hòa bình Đoàn kết hữu nghị với Việt Nam; đại biểu Quốc hội các khoá VI, VII, VIII, IX, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bà nghỉ hưu năm 2002.
Giờ đây, ở tuổi 89, bà vẫn là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hiện là  Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam
Mỗi ngày, bà thường thức dậy từ 5 giờ 30 phút để tập thể dục, sau đó ăn sáng tại nhà, rồi đọc báo, đến 8 giờ đến văn phòng làm việc. Không ít hôm bà phải về muộn vì nhiều việc cũng như phải tiếp khách nước ngoài và các tổ chức đến làm việc với quỹ.
Những ngày thứ bảy, chủ nhật, bà thường hướng dẫn người giúp việc làm những món ăn gia đình ưa thích, những đặc sản của miền Nam. “Tôi xem người giúp việc như người nhà. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường ngồi nói chuyện, hỏi thăm tình hình gia đình, động viên vì họ cũng phải xa gia đình’ – bà tâm sự.
Cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho gia đình, bạn bè, cũng chính vì vậy trong cuốn hồi ký của mình bà đã lấy tựa đề: “Gia đình, bạn bè và đất nước”. Trong cuốn hồi ký, bà đã chuyển tải những bài học bổ ích cho thế hệ sau với tư cách như một người bà, một người mẹ. Bà muốn tri ân đến đồng chí, đồng bào đã hy sinh xương máu đem lại hòa bình độc lập cho đất nước. Đặc biệt, bà muốn tri ân đến bạn bè quốc tế đã đóng góp không nhỏ cho thắng lợi của đất nước.





7/3/18

Sự thật về “Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam”

Sự xuất hiện của “Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam” những ngày qua đã gây nên những “ồn ào” nhất định trên mạng xã hội. Các tổ chức, thế lực cơ hội, phản động lại được dịp trỗi dậy, phô trương thanh thế. Hòa chung với khí thế “nhốn nháo” của đồng bọn, một blogger mang tên tuankhanh (Tuấn Khanh) đã cho tán phát bài viết: “Trò chuyện với Hội Sinh viên Nhân quyền: Xã hội này đã đến lúc cần thay đổi” trên một số diễn đàn phản động, nhằm mục đích “cổ súy” cho hoạt động của Hội này và thực hiện những mưu đồ chính trị theo “kịch bản” của “đồng bọn”
Thứ nhất, thực chất Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam là một hội “tự xưng”, thành lập và hoạt động lén lút, trái với luật pháp của Nhà nước ta. Mặc dù “Tôn chỉ” hoạt động của Hội này được diễn đạt bằng khá nhiều mĩ từ, như: ước mong cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, tham gia vào mạng lưới sinh viên nhân quyền quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ trong nhà trường và giảng đường ở Việt Nam, nhưng không thể che đậy những hành động thực tế của Hội này. Từ khi thành lập, những người trong Hội này chỉ “chuyên tâm” cho các hoạt động tuyên truyền, chống đối Đảng, Nhà nước; tập hợp, kích động sinh viên tham gia vào các hoạt động sai trái. Bằng chứng là, Trần Hoàng Phúc – “sáng lập viên” của đám trò hề này đã bị Công an Hà Nội bắt giam về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Bên cạnh đó, Hội này đang ra sức cấu kết, “tình nguyện” làm chân rết, “ăn theo” những hành động chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân ta của các tổ chức phản động ở nước ngoài. Qua vài nét khái quát đó, bước đầu chúng ta có thể hình dung ra “diện mạo” của cái gọi là Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam – một tổ chức phản động mới manh nha; tập hợp những thành phần “bất hảo” trong sinh viên, hòng thực hiện những hành động trái pháp luật, đi ngược lợi ích của Nhà nước và nhân dân ta.
Thứ hai, núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để tiến hành các hoạt động sai trái, vi phạm luật pháp. Dân chủ và nhân quyền luôn là mũi nhọn đột phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. Do đó, cũng dễ hiểu khi lén lút thành lập, Hội sinh viên phản động này đã “khéo léo” đưa hai chữ “nhân quyền” vào tên Hội. Với hành động có toan tính, ngay lập tức chúng đã lọt vào “tầm ngắm” và được các tổ chức phản động có trụ sở ở nước ngoài “hà hơi, tiếp sức”. Trong hoạt động của mình, chúng xác định: quan tâm đến nhân quyền để tác động thay đổi vận mệnh dân tộc. Rõ ràng, với sự giật dây của các “đàn anh”, nhóm này không thể tách ra khỏi lối mòn mà các tổ chức phản động đã tập trung chống phá bấy lâu. Sự gắn kết một cách vụng về giữa hoạt động cải cách giảng đường với nhân quyền đã bộc lộ rõ mưu đồ chính trị xấu xa của tổ chức phản động này. Thực tế, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “vấn đề nhân quyền”. Từ khi giành được độc lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những hành động lạc lõng, “ăn theo” với mục đích đen tối của Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam chắc chắn sẽ bị tẩy chay và bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Như vậy, việc thành lập và những hoạt động của cái gọi là Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam là sự tiếp tay, “nối giáo” cho các thế lực phản động, chống đối Đảng, Nhà nước, nhân dân ta. Hành động của chúng đang đi ngược con đường phát triển tất yếu, khách quan của dân tộc Việt Nam./.