Bạn
đọc hỏi: Hành vi kích động biểu tình trái phép, chống đối người thi hành công vụ,
đập phá hủy hoại tài sản của tổ chức, cá nhân thì phạm tội gì?
Trả
lời:
Theo
Luật sư Nguyễn Mạnh Hà, Công ty Luật SB LAW, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực
hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó, người xúi giục là người kích động,
dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người nào có hành vi kích động biểu
tình trái phép, chống đối người thi hành công vụ, đập phá hủy hoại tài sản của
tổ chức, cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về:
Tội
gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự 2015)
Điều
318. Tội gây rối trật tự công cộng
1.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an
toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c)
Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d)
Xúi giục người khác gây rối;
đ)
Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e)
Tái phạm nguy hiểm
Tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật hình sự 2015)
Điều
178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
mà còn vi phạm;
b)
Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c)
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d)
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ)
Tài sản là di vật, cổ vật.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c)
Tài sản là bảo vật quốc gia;
d)
Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ)
Để che giấu tội phạm khác;
e)
Vì lý do công vụ của người bị hại;
g)
Tái phạm nguy hiểm,
3.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt
tù từ 10 năm đến 20 năm.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ
luật hình sự năm 2015)
Điều
330. Tội chống người thi hành công vụ
1.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người
thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi
trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Phạm tội 02 lần trở lên;
c)
Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d)
Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ)
Tái phạm nguy hiểm.
Trường
hợp, người này nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập
nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của
cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật
này thì còn có thể bị truy cứu về Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ
luật hình sự năm 2015.
0 nhận xét: