Phải nói rằng phim Việt có một số tác phẩm kinh điển làm
lay động lòng người như: "Bao giờ cho đến tháng mười", "Biệt động
Sài Gòn", "Cánh đồng hoang", "Chung một dòng sông",
"Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"...
Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh |
Tuy nhiên, càng về sau, nhất là thập niên năm 90 trở lại
đây, phim Việt cứ như là đang diễn một cách gượng gạo, vô hồn. Phim Việt ắc ứ,
mâu thuẫn trong từng phân đoạn, bối cảnh, chả ăn nhập gì với nhau. Nội dung rất
nghèo nàn, tư tưởng lạc lõng, ý tứ diễn xuất khiên cưỡng. Xem phim Việt thà ra
vườn, ném thóc cho gà ăn còn ý nghĩa giải trí hơn...
Có lẽ vậy nên ít ai biết đến tên của một đạo diễn có tác phẩm
đạt giải cao gần đây nhất, à, hóa ra còn có đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Có lẽ ông
giận công chúng không xem phim ông làm, nên ông lên facebook phọt ra những câu
so sánh khập khiễng, lố bịch, không xứng tầm người của công chúng.
Lưu Trọng Ninh, ông cho hỏi ai phong cho
các cầu thủ bóng
đá là anh hùng vậy? Hay là ông tự phịa? Phịa, bịa là nói láo đó đạo diễn ạ!
Thưa ông, các cầu thủ bóng đá của chúng ta đã làm nên kỳ
tích trong thể thao, đem vinh quang về cho nước nhà. Đó quả là niềm tự hào về
giá trị tinh thần. Kỳ tích đấy đương nhiên được ghi nhận và nhận phần thưởng xứng
đáng từ chính phủ, từ doanh nghiệp, cá nhân. Nhưng để bảo họ là những anh hùng
thì còn quá xa đó ông?
Đất nước mình đâu chỉ
có thể thao, trong rất nhiều lĩnh vực đạt kỳ tích cao. Ví dụ: Gần đây nhất, năm
2017, sinh viên Việt Nam giành 6 huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế. Đấy
chỉ mới tính riêng năm 2017, chứ các năm khác, năm nào Việt Nam chả giành giải
cao trong các cuộc thi khoa học quốc tế? Nói như ông, họ đều xứng đáng là anh
hùng ư? Ôi, thế thì danh hiệu anh hùng này phổ cập lắm...
Trong cuộc xung đột không cân sức ấy, ta mất Gạc Ma nhưng lại
giữ chắc được Cô Lin, Len Đao và không để chiến sự loang rộng ra hàng chục hòn
đảo khác ở Trường Sa. Những người lính Gạc Ma đã được nhà nước ghi công, nhân
dân ghi ơn và quân đội đã trao danh hiệu Anh hùng cho những người lính xuất sắc
nhất đó ông.
Thưa đạo diễn, ông nhìn xem, đất nước mình trải qua một loạt
cuộc chiến chống ngoại xâm. Máu xương của đồng bào và chiến sĩ không bút mực
nào tả hết, xã nào cũng có nạn nhân của bom Pháp, bom Mỹ. Xã nào cũng có nghĩa
trang liệt sĩ, họ hi sinh rất anh dũng và vẻ vang. Rất nhiều cuộc chiến chứ đâu
chỉ riêng Gạc Ma? Nếu theo cách nói của ông thì phải phong danh hiệu anh hùng
cho từng mỗi cá nhân trong mấy triệu đồng bào, chiến sĩ có công với Tổ quốc?
Mặc dù được nhà nước
hỗ trợ bằng nhiều chính sách giúp đỡ, nhưng cuộc sống của những người lính trở
về sau các cuộc chiến tranh, phần nhiều họ chịu thiệt thòi. Vậy mà họ vẫn luôn
tự hào, lạc quan với tinh thần tàn nhưng không phế. Họ luôn dặn lòng sống chuẩn
mực với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Họ đâu kêu thán gì? Bởi lẽ, họ hiểu rằng, nước
mất thì nhà tan. Họ cũng hiểu rằng, cả triệu người ra trận, sau cuộc chiến trở
về là may mắn và nhờ ơn đồng đội che chắn, nằm xuống... Người đời có câu: Thầy
nào trò ấy. Rủi thay cho đất nước này nếu hàng chục học trò chọn ông là thầy, hẳn
họ cũng sẽ là phiên bản...
Nhẽ ra, là nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn
hóa, khơi dậy nhân văn, điều thiện, niềm tin yêu Tổ quốc cho nhân dân. Thảm,
ông mở mồm phọt ra câu nào là bị nhân dân chửi sấp mặt... câu đó, dây thần kinh
tự trọng của ông còn không vậy Lưu Trọng Ninh?
Đau xót thay, khi
bàn về nhận thức của giới văn nghệ sĩ, quần chúng nhân dân đốp ngay câu:
- Ôi dào, cái bọn
văn nghệ sĩ nửa mùa, dở người.
- Bọn này ảo tưởng bản thân, đầu cá ngão nhưng muốn làm
chính trị, chúng tuyên truyền tư tưởng lệch lạc méo mó. Mấy tên này chuyên lồng
ghép, mồi mớm, diễn biến nhân tâm, dẫn dụ phản bội Tổ quốc.
0 nhận xét: