Vài ngày qua, dư luận, đặc
biệt là những kẻ cơ hội chính trị, cực đoan chống đối, phản động lưu vong ở nước
ngoài đang vui mừng, hí hửng chia sẻ thông tin về việc nhà văn Nguyên Ngọc
tuyên bố bỏ Đảng. Bọn chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến lúc suy yếu
vì có nhiều người tuyên bố bỏ Đảng! Thậm chí một số trang phản động giật tít “Rộ
phong trào bỏ Đảng sau khi tuyên bố kỷ luật Chu Hảo”… Tuy nhiên, nhân dân và cộng
đồng mạng mới chỉ nghe một chiều từ những kẻ chống phá. Chúng tôi xin cung cấp
thêm thông tin để bạn đọc vì hiểu vì sao Nguyên Ngọc và một số kẻ cơ hội chính
trị khác lại tuyên bố “bỏ Đảng”.
Đối với hầu hết người dân
Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lại gì với cái
tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư
cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”…
đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một
vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của ông ấy!
Nhưng ít ai biết rằng,
Nguyên Ngọc đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Nếu chịu khó tìm hiểu, nghiên
cứu thì bạn đọc cũng đã nhiều lần biết chúng ta đã phản ánh. Dư luận căm phẫn
nhất, sục sôi nhất là lần ông ta và một nhóm những kẻ suy thoái xuyên tạc về
hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Những tình tiết sau đây sẽ
cho bạn đọc biết kỹ hơn, rõ hơn về kẻ cơ hội chính trị, kẻ suy thoái Nguyên Ngọc.
Nguyên Ngọc trong một lần
tham gia cùng nhóm No-U Hà Nội
Nguyên Ngọc không chỉ là nhà
văn nổi tiếng, ông ta còn được Đảng, Nhà nước coi trọng, đề bạt giữ nhiều chức
vụ quan trọng, giữ đến chức Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
Khi còn đảm nhiệm vai trò Tổng
biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo
kê cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận
chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay
của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó
tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị
Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và
Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước.
Với vai trò là Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, Nguyên Ngọc cũng đã cho xuất bản rất
nhiều truyện ngắn trên báo này của Nguyễn Huy Thiệp, những truyện ngắn với những
ẩn ý hết sức xuyên tạc, phản động.
Đầu những năm 1990, Nguyên Ngọc
bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với
đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, ông ta bị cách chức và buộc rời khỏi
các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của mình. Sau khi bị “buộc” từ chức với
danh nghĩa về hưu trước tuổi, ông ta liền công khai quay ngoắt lại chống Hội
Nhà Văn và thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Thực chất đây là một nhóm
chống phá Nhà nước Việt Nam (quý độc giả đã thấy một số thành viên nhóm này
trong clip xuyên tạc về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu).
Người ta đọc danh sách 61 người
ký tên vào bản tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” thì thấy toàn cái tên nổi
bật chuyên vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập,
Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… ngoài ra còn có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi
là kẻ đào tẩu muộn màng ra nước ngoài. Lướt qua 61 gương mặt nhà văn ấy ta thấy
ít nhất là 15 người đã từng vào tù, vô khám vì lý do làm gián điệp cho nước
ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ, vài người là ducanger
đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài.
Hầu hết họ đều là những người có ân oán với Dân tộc. Những nhà văn nói trên trừ
Nguyên Ngọc chẳng ai có gương mặt sáng sủa và có tác phẩm nào đáng giá để cho
công chúng đọc. Nếu có chăng là một vài tác giả vì “nhận thức lại” đã bị khai
trừ khỏi đảng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lính, Hoàng Hưng… Điều
làm chúng ta chú ý là trong danh sách trên có nhiều người có quốc tịch nước
ngoài cũng đã có dày dạn “thành tích” chống phá Tổ Quốc nhưng lại có tiềm năng
kinh tế, Nguyên Ngọc láu cá bắt được cả hai tay, vừa có ý “hòa hợp hòa giải” một
động thái xu nịnh bọn chống Cộng ở nước ngoài, vừa kiếm được chỗ tài trợ cho hội
của ông.
Nguyên Ngọc viết stt tuyên bố ra khỏi Đảng |
Qua các tham luận tại các hội
thảo sau khi “về hưu “, Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông
nghĩ ra như: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều
là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do
cảm xúc, do tình người của Nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có
giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng“!
Hậm hực do bị đuổi khỏi vị
trí ngỡ như bước đà danh vọng đỉnh cao danh vọng của đời mình, ông đã liên tục
có những hành vi bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có lẽ ông đã quên đi lời văn
năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng,
có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể
anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ…”.
(Trích “ Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng“ của Nguyên Ngọc).
Viết đến đây thì tôi thấy việc
có người tự ném cứt vô mặt mình là có thật, không rõ khi phát ngôn gây sốc như
vậy, liệu ông có nghĩ tới “Đất Nước Đứng Lên”, “Rừng Xà Nu”, “Đường Chúng Ta
Đi”, “Đất Quảng” có phải do ông đã ngu ngốc “minh hoạ” theo đơn đặt hàng của Đảng
hay ông tự viết ra từ cảm xúc một người lính trong lúc đối mặt với kẻ thù gian
ác mà chính ông đã từng vạch tội chúng trong các tác phẩm nói trên?
Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng bè
lũ “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013”
phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa
nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền
phân lập v.v…
Kể về thâm thù vì danh vọng của ông, người ta không thể không nhắc tới việc năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì, nhưng ông từ chối không nhận vì các lý do mà mọi người ở làng văn đều biết: Nguyên Ngọc tự cho mình phải được hạng Nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng Nhì, thế đứa nào là hạng Nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai được trao hạng Nhất.
Kể về thâm thù vì danh vọng của ông, người ta không thể không nhắc tới việc năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì, nhưng ông từ chối không nhận vì các lý do mà mọi người ở làng văn đều biết: Nguyên Ngọc tự cho mình phải được hạng Nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng Nhì, thế đứa nào là hạng Nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai được trao hạng Nhất.
Người ta biết thừa rằng
Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn đến điên cuồng vì các thành viên trong Hội đồng
xét duyệt các Giải thưởng văn học năm ấy không bỏ phiếu cho ông để được nhận Giải
thưởng Hồ Chí Minh.
Và sau đó còn vài giải nữa
Nguyên Ngọc đều tẩy chay không nhận, cho mình phải là người đoạt hạng nhất, hạng
thấp hơn là đồ bỏ. Ông ta muốn mọi người tôn sùng ông, coi ông là lãnh tụ văn học,
ông phải là con người quyết định mọi việc cho người khác, không ai có quyền quyết
định ông.
Ngoài ra, Nguyên Ngọc cũng là
cái tên được biết đến tại một số “diễn đàn xã hội dân sự”, thực chất cũng là
nơi tập hợp những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập
đến.
Như vậy, việc Nguyên Ngọc
đăng stt ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đêm 26/10/2018 không phải là đột ngột
hay tuổi cao nên lú lẫn. Tất cả đều có nguyên do và đó một quá trình gắn liền với
giai đoạn ông còn đương chức. Chung quy cũng chỉ vì ông quá đề cao bản thân, để
rồi khi bị ngã khỏi đà danh vọng của cuộc đời bởi sự ngông cuồng của chính
mình, thì lại thù ghét xã hội, đất nước . Đây cũng là bệnh chung của các nhà
“dân chủ” ở Việt Nam.
Nhiều bạn đọc cho rằng, việc
làm của Nguyên Ngọc và một số kẻ suy thoái, bất mãn chẳng qua là chút vớt vát
cái tôi cá nhân, vớt vát chút danh dự vì những kẻ này không tuyên bố “bỏ Đảng”
thì cũng sẽ đến lúc “Đảng bỏ”, nhất là sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật
Chu Hảo – một đảng viên, một tri thức suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá
thì những kẻ suy thoái khác cũng nghĩ ngay đến số phận của mình. Về việc một bộ
phận đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng đã biết rõ, đã nêu cụ thể thành các biểu hiện trong Nghị quyết Trung
ương 4, Khoá XII. Đây cũng là một trong những nổ lực, cố gắng xây dựng Đảng của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang được đông đảo đảng viên và
nhân dân đồng tình, ủng hộ tuyệt đối.
Nhiều đảng viên chân chính tỏ
ra vui mừng, phấn khởi vì loại bỏ được những kẻ này thì Đảng càng trong sạch
hơn.
0 nhận xét: