30/3/19

CÓ XỨNG ĐÁNG LÀ LINH MỤC KHÔNG?

Hiện nay, có một số người khoác áo linh mục, lợi dụng danh nghĩa linh mục có những việc làm phi pháp, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của giáo dân. Họ không xứng đáng là linh mục. Cụ thể là:

1. Ngày 17/3/2019, Linh mục Ngô Quang Danh - Quản xứ Phước Tuyền (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) chỉ đạo các gia đình giáo dân có con em đang theo học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông không tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nếu gia đình nào không chấp hành linh mục này không cho gia đình đó đến nhà thờ làm lễ.

Trước hết, mọi cá nhân sống trong xã hội nào cũng phải chấp hành luật pháp của xã hội đó; không một ai tự tách ra khỏi cộng đồng mà có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp được. Vì vậy, các cháu học sinh theo đạo ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có quyền được tham gia tất cả các hoạt động, phong trào do nhà trường và địa phương tổ chức như bất kỳ học sinh khác, không ai có thể lợi dụng danh nghĩa này hay danh nghĩa khác mà tước các quyền đó của các cháu. Linh mục Ngô Quang Danh chỉ đạo các gia đình giáo dân không cho con em họ tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức, là tự mình đứng trên quy định của pháp luật. Linh mục là người răn dạy giáo dân nghe theo lời dạy của Chúa, mà Chúa không hề dạy không chấp hành luật pháp, thế mà linh mục Danh lại làm vậy là sao? Ông ta có xứng đáng với danh xưng là linh mục không?.

Thứ hai, theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, mọi công dân Việt Nam có quyền tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo. Những người có tín ngưỡng tôn giáo, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hành tín ngưỡng, tôn giáo của mình; không ai có quyền ngăn cản cả. Ấy vậy mà linh mục Danh lại không cho những gia đình giáo dân vẫn để con em họ được tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương tổ chức thì những gia đình này không được đến nhà thờ làm lễ là sao? Là linh mục mà Danh lại có hành động phi tôn giáo thì có còn xứng đáng là linh mục không?

2. Ngày 19/3/2019, Linh mục Nguyễn Quyền - Quản xứ Phú Vinh (xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) chỉ đạo giáo dân đến Trường tiểu học Đô Thành 1 phản đối nhà trường bắt học sinh mua bảo hiểm y tế. Đây là việc làm sai trái của linh mục Quyền. Bởi lẽ, như mọi người đã biết, nước ta đang phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Đó là văn minh, bảo đảm không chỉ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng. Trong trường hợp cá nhân nào đó mua bảo hiểm y tế mà không phải sử dụng đến thẻ thì số tiền đó được sử dụng cho người ốm đau phải chi phí nhiều. Đó là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau như lời răn dạy của Chúa. Thế mà người được gọi là linh mục với tên là Quyền lại ngăn cản cơ đấy.

Qua hai việc trên cho thấy, là linh mục mà sao các ông Danh, ông Quyền lại đi ngược lại lời răn dạy của Chúa, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Như vậy, các ông có còn xứng đáng là linh mục không?

27/3/19

NÓNG: ĐỨC TRỤC XUẤT TÊN PHẢN ĐỘNG NGUYỄN QUANG HỒNG NHÂN VÀ VỢ VỀ VIỆT NAM

Tên phản động Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ hôm 26/3/2019 đã bị trục xuất từ Đức về Việt Nam trong khi gia đình của y đang chờ xin Canada cấp cho quy chế tị nạn.

Chiều ngày 26/3 theo giờ địa phương ở Đức, cô con gái Nguyễn Quang Hồng Ân, con của tên phản động Nhân, cho biết ba và mẹ cô đã bị cảnh sát đưa ra sân bay Munich, áp giải về Việt Nam, với chặng dừng chân ở Bangkok.

“Khoảng 8 giờ sáng nay có khoảng 10 cảnh sát đến nói rằng ba mẹ em phải ra khỏi nhà và sau đó áp giải đến thẳng sân bay Munich và trục xuất về Việt Nam trong ngay chiều hôm nay.”

Cũng trong ngày 26/3, tên phản động Nguyễn Quang Hồng Nhân viết email cho VOA: “Cảnh sát Đức đã đến bắt và giao tôi và vợ tôi về Việt Nam… Tôi đang tị nạn chính trị tại Đức. Canada cho tị nạn và chúng tôi chuẩn bị đi Canada.”

Cô con gái của y tên Hồng Ân nói thêm:

“Tôi cũng giải thích mọi cách, đưa ra đủ mọi giấy tờ rằng chúng tôi đang xin tị nạn tại Canada, nhưng họ nhất quyết làm theo mệnh lệnh. Đúng 8 giờ 40 thì họ lôi ba mẹ tôi ra xe đưa đi.”

Cô Hồng Ân nói thêm rằng ba và mẹ cô sẽ có “công an Việt Nam chờ sẵn để tiếp nhận.” Cô cho VOA biết như vậy sau khi nhận được cuộc điện thoại cuối cùng trước khi ba và mẹ cô bị tịch thu điện thoại di động và đưa lên máy bay ở Munich.

Nguyễn Quang Hồng Nhân là một trong những tên phản động núp bóng dưới danh nghĩa nhà văn Nguyễn Quang, từng bị chịu án phạt tù vì hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN

Năm 1979, tên phản động Nguyễn Quang bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa tuyên án với hành vi “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài. Sau khi ra tù tên phản động không có nghề ngỗng chỉ viết khoảng 20 đầu sách xuyên tạc về tình hình Việt Nam để bán trên Amazon kiếm sống. Đến năm 2015 thì lão đã chuồn khỏi VN sang Đức để mong hưởng "tự do, vinh hoa dân chủ" nơi xứ người.

Đây chính là cái kết đắng cho những kẻ bán nước, bây giờ Đức đã rút kinh nghiệm vụ Trịnh Xuân Thanh nên những thành phần này cứ trục xuất trả về VN cho nó lành😁

26/3/19

Cẩn thận những âm mưu phá hoại, lợi dụng vụ Chùa Ba Vàng


Chùa Ba Vàng Quảng Ninh đang trở thành tâm điểm của dư luận sau với những chuyện thỉnh vong, gọi hồn, báo oán sặc mùi mê tín của một số người ở đây, đặc biệt là liên quan tới những phát ngôn, thuyết pháp của bà Phạm Thị Yến. Dư luận đang bức xúc, phẫn nộ với những lời thuyết pháp của bà này. Các cơ quan chức năng cũng đã nhanh chóng vào cuộc xác minh những thông tin mà báo chí phản ảnh liên quan tới chùa Ba Vàng. Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu chùa phải dừng các hoạt động gọi vong, thỉnh vong trên. Công an cũng đã vào cuộc xác minh.

Rồi đây những ai có trách nhiệm trong vụ chùa Ba Vang sẽ được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, lợi dụng sự quan tâm, bức xúc của dư luận, hiện nay đang có một số âm mưu phá hoại của một số tổ chức, cá nhân thù địch Nhà nước Việt Nam mà mọi người không thể không cảnh giác đằng sau câu chuyện chùa Ba Vàng này.

Qua quan sát trên mạng, hiện thấy có ba vấn đề:

Thứ nhất, một số người đang cố tình hướng lái câu chuyện chùa Ba Vàng theo hướng chùa này từ trước tới nay có sư ưu ái của chính quyền, có nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Nhà nước đã đến thăm Chùa. Mục đích của họ là cố tình lèo lái dư luận rằng nhờ sự bao che, dung túng của chính quyền nên Chùa mới có cơ hội phát triển và hư đốn như bây giờ, từ đó chĩa mũi nhọn sang công kích chính quyền.

Thứ hai, lại có một số người đang lợi dụng bê bối chùa Ba Vàng để đánh vào uy tín của Phật giáo Việt Nam, cố tình khoác cho Phật giáo chiếc áo “quốc đạo” từ đó cổ súy, kích động chia rẽ đoàn kết tôn giáo. Thậm chí có một số tiếng nói còn cho rằng cần giảm bớt vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, để tăng ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành…

Thứ ba, cần nhìn rộng hơn ra một chút rằng, cố tình đánh vào uy tín của Phật giáo Việt Nam, một số người đang nuôi âm mưu phá hoại đai lễ Phật đản Liên hợp Quốc được tổ chức tại chùa Tam Chúc, Hà Nam Việt Nam tháng 5 tới đây. Cần thấy rằng đại lễ Phật đản dù rằng chỉ là một sự kiện thuần túy Phật giáo nhưng đây cũng là một dịp để Việt Nam quảng bá hinh ảnh, đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Thế nên phá hoại đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc cũng là một phần trong âm mưu phá hoại Việt Nam nói chung.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để nhanh chóng giải quyết rốt ráo sự việc, sai phạm tới đâu xử ly đến đó, ai sai phạm xử lý người đó để nhanh chóng giải quyết khủng hoảng truyền thông, ngăn chặn những âm mưu lợi dụng bê bối chùa Ba Vàng để trục lợi chính trị.

25/3/19

"ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA MÀ HÃY HỎI RẰNG TA ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC".

CÂU CHUYỆN HÔM NAY
TAO ĐÓNG THUẾ NUÔI MÀY ĐẤY!

Chẳng hiếm gì những tiếng ta thán của người này người khác rằng, “tất cả là tiền thuế của dân… mà làm ăn vậy đó!”. Bản thân tôi, kể từ khi được vợ ‘chiêu an’ nên thuộc loại chẳng đóng đồng thuế nào vào ngân sách nhà nước, có chăng thì thỉnh thoảng ăn tô phở, mua mấy thứ lặt vặt, thấy trong đó người ta ghi mục VAT, chắc chẳng đáng là bao, nên không tự nhận mình là có đóng góp cho ngân sách. Vì vậy tôi cũng chẳng dám mở miệng chửi mấy anh công chức, vả lại lâu lâu mới có việc phải đến chỗ công quyền, có lẽ do mình già nên được các anh chị ấy nể trọng.
Hình ảnh minh họa cho ý thức của 1 bộ phận người dân

Hôm rồi có anh bạn đã mở mắt cho tôi, khai trí cho tôi nên tôi mới biết trong số 1.319.200 tỷ đồng của năm 2018, Nhà nước thu về từ nhiều khoản, trong đó có thuế. Người đóng góp nhiều nhất là doanh nghiệp nước ngoài, chiếm 16,89%; tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước, chiếm 12,62%; phần thu từ thuế thu nhập cá nhân chỉ chiếm 7%; nếu cộng những khoản thu từ các cơ sở của nhà nước đang vận hành (thu hồi vốn, được chia lợi tức…) đóng góp cho ngân sách hơn 20%.

‘Ta đã thấy gì trong hôm nay’ (nhại bài hát của Trịnh Công Sơn)? Thì ra cái chính sách mở cửa của nhà nước đã mang lại kết quả khả quan. Nếu như các nhà đầu tư nước ngoài không chơi mấy trò bẩn như chuyển giá, như né thuế (Google, Facebook chẳng hạn) thì sự đóng góp của họ không dừng lại ở con số 16,89% đâu nhỉ?

Rồi mấy anh doanh nghiệp Nhà nước, cái máu bao cấp hình như chưa được thay hết nên hiệu quả kinh doanh ‘hơi bị kém’. Ngoài cái quản lý yếu kém, thì cái việc chậm thay đổi công nghệ để sản xuất và công nghệ quản lý cũng kéo hiệu suất lao động xuống thấp so với doanh nghiệp FDI hoặc với các nước chung quanh ta. Vậy nên phần đóng góp của các anh mới ở mức 12,62%. Anh doanh nghiệp nhà nước được cái cần kêu cái gì thì kêu to lắm! Công nghệ lạc hậu nên xài nhiều năng lượng, khi giá năng lượng tăng thì kêu như cháy đồi, báo cho biết trong tương lai còn tăng nữa, đúng với mặt bằng khu vực và thế giới! Hãy thay đổi đi.

Bây giờ nói đến thuế thu nhập cá nhân. Trong cuộc họp vừa rồi, một người có trách nhiệm thông báo rằng, nếu tính được doanh thu từ nền “kinh tế ngầm”, GDP của cả nước sẽ tăng thêm khoảng 60 tỷ USD. Chữ “ngầm” ở đây không phải để chỉ hoạt động có tính mafia mà là, các ngành kinh tế cá thể hoặc là không thu được thuế, hoặc là thu một loại “thuế khoán”. GDP của cả nước chưa tới 250 tỷ USD/năm mà bỏ ngoài 60 tỷ thì cũng có chút băn khoăn. Đó là nói đại khái như vậy chứ chắc gì đã trúng.

Còn thuế thu nhập cá nhân cũng khối anh lách, thu nhiều khai ít và khai thu nhập dưới mức chịu thuế cũng có. Tôi nhớ, thời kỳ chính phủ đặt mức thu nhập phải chịu thuế là trên 5 triệu VNĐ/tháng, nhưng có những công ty chỉ khai thu nhập của nhân viên mình ở mức chịu thuế tối thiểu. Thí dụ thu nhập 12 triệu nhưng chỉ khai 5 triệu thôi. Khai như vậy doanh nghiệp được lợi là mức đóng BHXH thuộc phần của doanh nghiệp không là bao, người lao động cũng vui vì ‘trốn được thuế’. Khoản này tôi không nói mò đâu, vì tôi cũng đã từng được một công ty áp dụng như vậy.

Mặt khác, lương công nhân viên chức và người lao động của nước ta hiện nay còn thấp quá. Thu nhập của họ chưa đủ nuôi cho một gia đình ba người, làm sao có dư mà nộp thuế. Nghe đâu nhà nước đang tích cực tinh giản bộ máy, đến năm 2020 mới nâng được mức lương lên. Hy vọng và mong chờ.

Bây giờ tôi nói về phần những người “được coi là không nộp thuế” như tôi chẳng hạn. Tôi xin chép ra đây câu của anh bạn đã khai trí cho tôi. Nguyên văn thế này: “Những số liệu này đập tan lý luận của bất cứ anh chàng say rượu nào, tuy không đội nón bảo hiểm nhưng vẫn xuống xe, chỉ tay vào mặt cảnh sát giao thông mà rằng, ‘tao đóng thuế nuôi chúng mày đấy!’. Chẳng biết anh ta có đóng thuế thực không hoặc đóng được bao nhiêu?

Những người đóng thuế nhiều như các đại gia về xe hơi, về sữa, về tàu bay, tàu thủy vân vân, họ di chuyển bằng xe hơi, mỗi năm đóng hàng tỷ tiền thuế các loại lại không thấy họ chỉ tay vào mặt cảnh sát mà mạt sát rằng, chúng tao nuôi mày đấy! Ha ha.

Những anh thường vỗ ngực ‘tao đóng thuế nuôi chúng mày đấy’ được anh bạn tôi bảo, người này bị mắc chứng ‘thiên kiến mỏ neo’ (anchoring bias), nghĩa là luôn phụ thuộc (bị neo vào) dư luận mà anh ta nghe được hoặc anh ta biết. Rồi như một chiếc máy ghi âm, cứ thế anh ta phát ra, chẳng suy nghĩ gì hết. Xin nhớ cho, đóng thuế là nghĩa vụ, có phần chi phí anh phải trả cho những tiện ích công cộng mà anh đã sử dụng để kiếm tiền, chứ không phải bố thí cho nhà nước nhé.

20/3/19

Vụ lợn nhiễm sán, chúng ta đang bị dắt đi như những con bò...

Đầu tiên, điểm lại các sự kiện liên quan đến vụ này.

Ngày 14/2, trên mạng xuất hiện 1 clip dài 41 giây được cho là quay tại trường tiểu học Thanh Khương, Bắc Ninh. Clip tuyệt quá, nó quay 1 bàn tay với mấy miếng thịt lợn gạo và nó bảo, ổi ôi ở trường tiểu học nài nài, chết dở nhiễm sán rồi nài...

Tiếp, ngày 5/3 phụ huynh ập vào trường này cũng và phát hiện ra, ổi ôi thịt gà nát quá, có mùi rồi, bửn, bửn gọi công an đến!!!

Ngay sau đó công an đến thật vì phụ huynh kéo đến đông như kiến cỏ. Nếu không đến thì có lẽ loạn mất. Công an, liên ngành có lập biên bản vụ việc và gửi một số mẫu thực phẩm đi xét nghiệm.

Và rồi, bắt đầu từ đây, một cơn khủng hoảng truyền thông, dường như đúng theo dự định của ai đó đã bùng lên. Một đoạn clip quay cảnh công an đến trường và nó mặc định có liên quan, phải liên quan đến cái clip quay thịt lợn gạo kia.

Các phụ huynh đưa con đi xét nghiệm. Ủ ôi con tôi nhiễm sán rồi. Toi toi. Tiếp theo hàng ngàn cháu đi xét nghiệm, kinh quá có hơn 200 cháu nhiễm sán rồi.

Sau giai đoạn này, những thông tin kiểu dạng kỳ bí, đồn thổi được tung ra. Ái chà, bọn công ty cung cấp thực phẩm là có quan hệ với ông rất to trong tỉnh, là của người nhà, con cháu.

Bây giờ, báo chí, mạng xã hội vào cuộc rất hăng. Tất cả tự kết luận, thịt bửn rồi, nhiễm sán rồi, hỏng hết bao thế hệ mầm non rồi. Các phụ huynh khóc như ri, ối con ôi ối sán ôi, đả đảo...

Và đợt sóng truyền thông này lan rộng sang cả những trường khác.

Trong khi đó, cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia kết luận (xem ảnh) các mẫu thịt thà ở trường Thanh Khương không vấn đề gì. Nhưng giờ ai còn tin cơ quan chức năng nữa. Mạng xã hội, báo chí là king mẹ rồi.

Các bác sĩ đầu ngành cũng lên tiếng, tỷ lệ nhiễm sán như sau khi xét nghiệm là hoàn toàn bình thường. Nhưng bây giờ ai tin bác sĩ nữa. Mạng XH bảo, báo chí bảo rồi, kết luận rồi ơ kìa.

Các anh các chị, nhìn lại xem, đợt khủng hoảng này bắt nguồn từ cái gì. Một clip 41s quay cận 1 miếng thịt. Tôi thật là đéo biết nó quay ở đâu. Giá như người ta quay nó và bốc lên từ nồi thịt ở trường rồi quay cái bếp, quay các cô, các cháu, cái lớp học của trường... nhưng không, thứ chúng ta có là 1 cái clip 41 giây và hết.

Bây giờ mời các anh chị lục lại mạng XH, báo chí xem các anh chị có gì, được cung cấp cái gì? Quỷ quái thật, không gì cả. Cơ quan chức năng kết luận nó ok thì không ai tin cả. Xã hội lạ lùng nhỉ!

Ai được lợi đằng sau đợt khủng hoảng này thì mọi người tự đoán, tôi có đoán ra cũng không nói.

Kết luận một điều, vụ này báo chí hố thật rồi, hàng trăm cơ quan báo chí không hề cung cấp thêm được gì ngoài cái clip 41 giây. Hehe nhìn lại xem, chúng ta có giống bị dắt mũi không. Chán thật!

Báo chí lẽ ra phải đóng vai trò định hướng, làm rõ những thông tin nghi vấn, mập mờ thì tiếc thay, bây giờ báo chí đang được định hướng bởi mạng xã hội, cuốn theo nó một cách mù quáng bất chấp thông tin từ cơ quan chức năng của quốc gia chứ không phải của tỉnh. Thời đại gì thế nài!

19/3/19

Y án đối với 5 thành viên tổ chức phản động ‘Liên minh dân tộc Việt Nam’

Y án đối với 5 thành viên tổ chức phản động ‘Liên minh dân tộc Việt Nam’


Ngày 18/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với 5 bị cáo là thành viên của tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”.

Các bị cáo tại phiên tòa  phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 5/10/2018. Ảnh: Thành Chung/TTXVN
Theo nội dung bản án sơ thẩm ngày 5/10/2018, các bị cáo gồm: Lưu Văn Vịnh (sinh năm 1967, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hải Dương; ngụ quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Quốc Hoàn (sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng; ngụ Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Đức Độ (sinh năm 1975, ngụ quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh), Phan Trung (sinh năm 1976, ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Từ Công Nghĩa (sinh năm 1993, dân tộc Chăm, hộ khẩu thường trú tỉnh Ninh Thuận), đã có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi: thành lập tổ chức phản động với tên gọi “Liên minh dân tộc Việt Nam” do Vịnh làm Chủ tịch; tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lưu Văn Vịnh với vai trò chủ mưu cầm đầu, đã tổ chức mọi hoạt động thành lập trái phép tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”, đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động của tổ chức, lôi kéo người vào tổ chức. Nguyễn Văn Đức Độ với vai trò là Phó Chủ tịch tổ chức đã giúp sức tích cực trong việc phát triển tổ chức. Nguyễn Quốc Hoàn và Phan Trung có vai trò cố vấn, đã tích cực giúp Lưu Văn Vịnh trong các hoạt động thành lập như chuẩn bị tài liệu, soạn thảo cương lĩnh, giới thiệu nhân sự, may cờ cho tổ chức… Từ Công Nghĩa với vai trò được giao làm “phụ trách quân sự” đã tích cực lôi kéo người vào tổ chức để thành lập “nghĩa quân”.
Các đối tượng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lôi kéo người dân; phối hợp, liên hệ với các đối tượng chống đối; tham gia các cuộc biểu tình trái phép; tổ chức hội nghị trù bị ngày 30/10/2016 và thống nhất ngày ra mắt tổ chức tại một nhà thờ ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/11/2016. Ngày 6/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt giam và khám xét khẩn cấp đối với Vịnh, Hoàn. Ngày 24/2/2017, Cơ quan An ninh điều tra trưng cầu giám định nội dung các tài liệu thu giữ, kết quả cho thấy những tài liệu này có chứa đựng thông tin gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội; thông tin xuyên tạc, vụ khống, xúc phạm uy tín của Đảng và Nhà nước.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù và Phan Trung 8 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú, sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Sau bản án sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo kêu oan. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, xét thấy các bị cáo không đưa ra được tình tiết mới, kháng cáo không có cơ sở chấp nhận, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên bác toàn bộ kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với 5 bị cáo.


Khởi tố, khám nhà cựu Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn

Khởi tố, khám nhà cựu Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng một loạt cán bộ khác bị khởi tố do các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn khi còn đang đương chức phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 18-3, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, để điều tra các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.
Ông Tuấn được cho tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cùng ngày, cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có mặt tại nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn tại đường Hoàng Kế Viêm, phường Mỹ An, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.
Ông Hồ Sĩ Hoàng, tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Mỹ An, cho biết ông được công an mời đến chứng kiến khám xét nhà ông Tuấn.

Cơ quan điều tra Bộ Công an khám xét nhà ông Tuấn sáng 18-3 – Ảnh: NGÔ QUANG
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (61 tuổi, kiến trúc sư, quê quán Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) nguyên là thành ủy viên, phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Trước khi làm phó chủ tịch thành phố, ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ: viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; phó giám đốc Sở Xây dựng; giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Khi đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Tuấn phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: quản lý đô thị; quản lý đất đai; quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường các dự án đầu tư và công trình xây dựng trên địa bàn (không phân biệt nguồn vốn đầu tư); tài nguyên – môi trường; giao thông vận tải…
Ông Tuấn có quyết định nghỉ hưu từ ngày 1-1-2019, tuy nhiên do có nguyện vọng cá nhân, ông xin được nghỉ hưu sớm tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 19-12-2018.
Được biết ngày hôm nay, cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố nhiều bị can khác, trong đó có ông Nguyễn Đình Thống, nguyên giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất TP Đà Nẵng.
Ông Thống đã từng bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra, trong thời gian giữ chức vụ giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, ông Nguyễn Đình Thống đã ký hợp đồng giao đất có thu tiền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Sai phạm của ông Thống liên quan đến vụ bán sân vận động Chi Lăng (diện tích hơn 6ha ở khu đất bốn mặt tiền giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng gồm đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự, Hùng Vương và một số sai phạm khác.
Năm 2010, Đà Nẵng giao đất sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh xây khu phức hợp, thương mại. Tuy nhiên đến nay dự án đang bị “treo”, các cầu thủ đã được chuyển sang thi đấu tại sân vận động mới Hòa Xuân.
Ông Thống cùng một số bị can khác bị khởi tố hôm nay đều được áp dụng biện pháp cho tại ngoại.

Việc bán nhà đất công sản, chủ yếu cho Vũ “nhôm” (giữa) sai luật có vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ gồm ông Trần Văn Minh (bìa trái), Văn Hữu Chiến (bìa phải)
Liên quan đến sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, trong năm 2018 có nhiều nguyên lãnh đạo thành phố này bị khởi tố.
Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can hai nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (bị bắt tạm giam) và ông Văn Hữu Chiến do các vi phạm về quản lý đất đai.
Thực tế, từ năm 2007 đến nay, rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng được bán, giao đất cho nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có dấu hiệu vi phạm khi không thực hiện đúng Luật đất đai.
Vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên chủ tịch UBND TP).
Các cơ quan, cá nhân tham mưu có vai trò của ông Nguyễn Điểu (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường), Đào Tấn Bằng (nguyên phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng)…
Cơ quan điều tra cũng khởi tố các ông Trần Văn Toán, sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường thành phố Đà Nẵng và Lê Cảnh Dương, sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng.


18/3/19

XÉT XỬ PHÚC THẨM "LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TỰ QUYẾT"

Sáng nay 18/3/2019, Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử 5 bị cáo phạm tội "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân".

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2018, những bị cáo này bị buộc tội thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, phạm vào điều 79 Bộ luật Hình sự VN năm 1999.

Theo kết quả của cơ quan An ninh điều tra trình VKS và Tòa án thì các bị cáo này đã tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia,  tích cực lôi kéo người vào tổ chức, chuẩn bị nhân sự thành lập phiến quân, dự định tổ chức hội nghị trù bị ngày 30/10/2016 và thống nhất ngày ra mắt tổ chức tại một NHÀ THỜ ở quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh vào ngày 6-11-2016. Tuy nhiên, khi các bị cáo chưa kịp tổ chức hội nghị thành lập cái gọi là "Liên minh dân tộc Việt Nam" thì bị phát hiện, bắt giữ.

Hội đồng xét xử nhận định: hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có phân công nhiệm vụ cụ thể, lôi kéo lực lượng để hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của nhân dân.

Theo đó, bị cáo Lưu Văn Vịnh được xác định là người khởi xướng bị kết án 15 năm tù giam. Các đồng phạm Nguyễn Quốc Hoàn bị tuyên 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm, Từ Công Nghĩa 10 năm, và nhà sư Phan Trung 8 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

16/3/19

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐANG NHẰM VÀO LỰC LƯỢNG CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI

Thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền 01 tấm ảnh nói về người Công an nhân dân đang đạp lên thi thể của một nạn nhân xấu số bị chết.

Nếu chúng ta chỉ nhìn qua hình ảnh mà không phân tích sâu thì sẽ có những bình luận không tốt về người Công an Nhân dân Việt Nam.
Về góc độ tấm hình này chúng ta có thể phân tích như sau:
1. Trước hết người đứng ở vị trí bị tay của anh thanh niên che lại: Vị trí từ đầu gối xuống bàn chân của anh công an không có một khối thống nhất, không đồng dạng (do ghép ảnh chưa chuyên nghiệp).
2. Hình ảnh nạn nhân: Các bạn có thể nhận thấy từ bàn chân lên tới thắt lưng quá dài, phần thân thì quá ngắn. Quan sát kỹ cánh tay của nạn nhân chúng ta thấy gì… mọi người cho ý kiến.. cả tay trái và phải sao mất đâu hết phần khủy tay rồi kkk

3. Hình ảnh người CAND được cho là đạp lên thi thể của một ảnh ghép là càng bộc lộ sự ngu dốt của tên ghép ảnh.. quan sát những vụ trí chúng tôi khoanh tròn các bạn sẽ hiểu.

4. Quan sát anh áo trắng và những người xung quanh… ai cũng có bóng của họ.. riêng anh Công an sao không cò bóng nhỉ kk

Kết luận LUÔN cho vuông: Đây là hình ảnh ghép nhằm bôi nhọ LL Công an Nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch mà thôi. Mong cộng động mạng có cái nhìn thật đúng trước khi phán quyết 01 điều gì.

Số phận của những kẻ chống đối khi sang xứ người

Mấy hôm nay thấy hình cu sơn giáo gian ở thanh húa rửa bát thuê ở mẽo. Mình mới có thời gian nhìn lại thì đúng là những nhà dâm chủ Việt từ khi bước chân sang xứ người, chưa một trường hợp nào thành công về con đường chính trị, lẫn kinh tế. Và đa phần chìm nghỉm nơi xứ người.


Đầu tiên phải kể tới Đại Tá Bùi Tín, nếu mà ông ta ở lại Quân Đội thì chắc chắn lon tướng trong tay,bổng lộc không kể hết. Bởi lúc đó ông ta đã mang hàm đại tá, nhưng vì tham vọng chính trị. Nghĩ rằng Liên Xô sụp đổ, cộng sản Việt Nam ắt sụp theo, và kết quả chôn thây nơi đất khách quê người không họ hàng người thân bên cạnh.

Trường hợp thứ hai phải kể đến Bùi Kim Thành. Một luật sư đang ăn nên làm ra, sau đó nhập trại qua mẽo. Bây giờ thì đi lượm ve chai kiếm sống qua ngày. Trong một cuộc họp với đại sứ mẽo lúc bấy giờ tướng Đoàn Sinh Hưởng đã hỏi một câu khiến đại sứ mẽo quê mặt " Không biết với nền y học mẽo thì đã chữa được bệnh cho Bùi Kim Thành Chưa"

Trường hợp thứ ba Hải Điếu Cày. Thời điểm mở cửa kinh tế Hải có những cả cửa hàng điện tử ở SG. Thời đó thị trường đầu máy ti vi phát triển Hải Kiếm bội tiền Hải có hẳn nhà quận 3 thì biết kinh tế vững cỡ nào, cũng vì tiếp xúc với in tơ nét sớm nên hải trở thành kẻ chống đối. Ra tù được xuất khẩu qua mẽo, giờ cũng chìm nghỉm luôn. Không thấy tăm hơi đâu nữa.

Trường hợp thứ tư đó là một nguyên cán bộ công an Tạ Phong Tần từng là đại úy sỹ quan an ninh. Bà ta cũng trở thành kẻ chống đối. Khi bị bắt hình như đại úy, bây giờ cũng kiếm ăn hò hét nơi đất khách quê người. Vì từng là sỹ quan an ninh, nên đám chống cộng ở cali hạn chế tiếp xúc với bà ta vì chúng nghi ngờ bà này là điệp viên của cs nằm vùng đem sang chống đối phong trào hải ngoại :v Gía như bà ta mà ở Việt Nam thì giờ đây mang quân hàm trung tá là điều chắc chắn.

Trường hợp thứ năm phải kể đến mẹ nấm, một cái tên nổi như cồn trong làng " dân chủ" Khi trong nước thì được hải ngoại tài trợ giải thường này giải thưởng nọ. Với thù lao lĩnh thường hàng chục ngàn đô, một đối tượng vất vả cho an ninh trong nước. Nhưng dường như cũng chìm nghỉm trên đất mẽo từ khi cô ta xuất khẩu qua đây, hầu như mọi tiếng tăm cô ta gây dựng từ bấy lâu nay đều chìm xuống biển. Thậm chí có những đối tượng ở hải ngoại còn bảo cô ta hoạt động dân chủ thực chất để tìm đường qua mẽo.

Trường hợp thứ sáu là đài luật sư. Sau khi được phóng thích ra tù, đài được qua Đức theo diện bảo lãnh cùng với ả bồ thu hà gì đó. Nhưng có vẻ dường như không chịu được nhiệt, cô ả đã có lần trốn về Việt Nam nhưng không thành công, bị an ninh Việt Nam tống cổ lên máy bay trở lại . Mộng dân chủ tan tành cô ta mất hút trên làng dân chủ Việt Nam ở Hải Ngoại. Còn Đài giờ cũng chả khả hơn mọi tiếng tăm hầu như dường như không còn đối với đám dân chủ cuội trong nước.

Trường hợp thứ bảy phải kể đến thằng cán bộ tham tán gì đó ở Thụy Sỹ. Đang ngon ơ tự dưng bỏ trốn. Bây giờ thì cũng viết dăm ba bài trên mạng chả ai xem và dường như mất hút trên chính trường chống cộng. Cũng đúng thôi thẻ thánh toán hàng tháng thì phải trả ko lo cày cuốc thì đào éo đâu ra mà chống cộng với dân chủ.

Trường hợp thứ tám là cù vũ, con của Huy Cận một khai quốc công thần. Chống thủ tướng rồi chống luôn chế độ, vào tù được qua mẽo. Lúc đầu được đám voa mời lên nói chuyện mấy bữa nhưng chắc do ăn nói như tâm thần nên mất đất diễn, giờ chả biết lang bạt nơi nào.

Qủa đúng là thâm như cơm sườn, từ những kẻ chống đối cộm cán trong nước an ninh phải vất vả đối phó, nó dường như vô hại trên đất khách quê người. Cứ đà này thì các nhà dâm chủ phải cạnh tranh với nhau kiếm việc làm, kiếm miếng cơm chứ hơi sức đâu mà còn chống cộng.

Còn nước mẽo quá là vĩ đại, từ kẻ nhặt rác tới kẻ tâm thần đều là những chính trị gia :v

13/3/19

"TƯ CÁCH MÕ" CỦA NAM CAO THỜI NAY

Xưa nay, không phải ngẫu nhiên mà người ta thường kết luận và ghét cay đắng, cảnh giác với thói hèn hạ, bẩn thỉu của bè lũ bất mãn, chán đời trong nước, bọn lưu manh nhưng lại nhân danh quốc sỹ rêu rao, giảng đạo lý về cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, lợi dụng việc này để cổ súy, kích động phản phúc, kêu gọi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về thói ăn có nói không từ lâu đã bản chất và nó ngấm vào máu của bọn cơ hội nhân danh chống cộng; đặc biệt là cái bọn có trí thức nhưng phản trắc và dần dần từ chỗ còn che đậy, còn giấu diếm những việc làm mạt hạng của mình thì nay họ đã không ngần ngại phô diễn luôn bản chất của mình ra.

Vậy bọn chúng là ai? Xin thưa: đa số bọn chúng là những người sinh ra trong khói lửa chiến tranh, học tập và trưởng thành dưới chế độ này, được bao bộc và chở che của quần chúng nhân dân, được hưởng nền thái bình muôn thủa mà biết bao thế hệ người Việt đã ngã xuống để có được như hôm nay; nhiều tên cũng vỗ ngực, xưng tên là kẻ sĩ, là giáo sư, tiến sỹ, là “trí thức cấp tiến”; bụng chứa đầy kinh luân nhưng mang lòng dạ phản trắc, nhiều tên hám danh hám lợi mà tình nguyện phò ngoại bang, nhiều tên vì bất mãn vì không được trèo cao, leo cao nên đã bội phản, trở cờ theo giặc để chống lại Đảng, chính quyền và nhân dân.


Đám này, như một lẽ tự nhiên rằng đã là phò ngoại bang, phản động hẳn nhiên phải dối trá, phải viết ẩu, phải xuyên tạc, không cần suy nghĩ gì hơn ngoài mục đích kiếm những đồng USD và mớ bơ thừa, sữa cặn mà Việt Tân và các tổ chức phản động bơm cho và để được “vinh hiển”, được “liếm gót giày Tây béo mượt đầu”. Nghĩ đến đây tôi chợt liên tưởng đến câu chuyện “Tư cách mõ” của Nam Cao. “Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả”… Và cách hành xử của cái bọn tình nguyện làm chó ngựa cho các tổ chức phản động để chống lại quê hương, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, đó chính là minh chứng điều này.
Trên nhiều trang mạng như cả RFA, RFI, BBC tiếng Việt và trên mạng xã hội, Blogger, facebook cá nhân… người ta thấy những sự tráo trở rất “tư cách mõ”. Sự tráo trở đó, thể hiện ở chỗ bọn chúng thường biến những thông tin từ một thành mười, từ không thành có và từ có thành công, xuyên tạc đủ mọi chuyện trên đời, kêu gọi đấu tranh cho cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”,  cổ nhân có câu “khuyển mã bất khả giáo hóa thành nhân”; bọn này không bằng súc vật, không thể giáo hóa, nhưng không sao cả vì chắc bọn chúng tự bảo với nhau rằng mình là “mõ” thì cần quái gì tư cách, miễn là có tiền, có bơ, có sữa, thứ khác có hay không không quan trọng thì phải? Ô hay! hóa ra “tư cách mõ” không chỉ là sản phẩm do Nam Cao tạo ra mà nó đã tiến hóa, biến thể thành phiên bản 2.0 tân tiến và hiện đại hơn!

Sự giống nhau đến lạ thường giữa “Tư cách mõ” của Nam Cao và phiên bản 2.0 của lũ phản quốc đang tôn thờ cái dẻ vàng ba sọc đỏ của ngụy quân  - ngụy quyền, đã một thời là biểu tượng kinh hoàng với đầy rẫy tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta, với đồng loại; khốn nạn hơn có tên còn sang tận Cali để đội lên đầu cái dẻ mục nát đã phân hủy gần 44 năm qua; đó chính là: “tư cách mõ” biểu hiện rất rất cụ thể, lời nói, hành động rêu rao của “hắn” bị khinh rẻ, bị coi thường, không có ai coi trọng; có nghĩa là cái “tư cách” ấy đã phô diễn cho thiên hạ thấy: Á à! bố mày là thằng mõ đấy, thì đã làm sao! và “Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm… Thật hắn đã vô liêm sỉ quá, nhưng chẳng sao cả, vì người ta càng chửi chúng nhiều, chúng lại có nhiều người likes, được bọn tam côn xuyên diệp tung hô “vạn tuế”, được ngậm tiền đến ngập cả chân răng.

Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…”. Lòng tham là đặc điểm chung của chúng, giống, giống lắm, tiên sư bố cái bọn “tư cách mõ”. Và dù bị khinh ghét, bị chửi bới, phỉ nhổ, thì vẫn với lý thuyết tự sướng kiểu rằng ta là đỉnh cao trí tuệ, là lương tâm thời đại. Còn hành động thì đối với bọn có tư duy bán nước, thờ ngoại bang, phản bội tổ quốc thì nói nhanh cho nó vuông là còn khuy mới bằng “tư cách mõ” của nhà văn Nam Cao vì thằng Mõ của nhà văn Nam Cao chỉ tham lam chứ không hề phản phúc.

Bọn người nên quay đầu là bờ, tổ quốc và nhân dân ta luôn rộng lượng khoan hồng, nhân ái với những người biết quay đầu là bờ; trở lại và sống như đã từng sống, như đã tương cống hiến; trở về trong vòng tay ấm áp và tràn đầy yêu thương của nhân dân, của chế độ, nơi vốn là phát tích, khởi thủy là cội nguồn che chở để các ngươi có được như ngày hôm nay. Bằng không thì cho dù nước biển đông cũng không thể gột rửa hết tội lỗi của các ngươi đâu, hãy nhìn vào gương của Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu để tự răn mình nhé./.

7/3/19

XÉT XỬ THÊM 15 BỊ CÁO VỀ TỘI GÂY RỐI TẠI PHAN RÍ

Ngày 7/3, Tòa án Nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đưa ra xét xử sơ thẩm thêm 15 đối tượng gây rối trật tự công cộng xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa vào ngày 10 và 11/6/2018.

Theo quyết định số 05 ngày 09/01/2019 của Tòa án Nhân dân huyện Tuy Phong, thời gian xét xử dự kiến diễn ra trong 1 ngày tại Hội trường TAND huyện Tuy Phong, trị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết, trong số 15 bị cáo bị truy tố, có 2 bị cáo đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Sông Cái, 1 bị cáo đang bị tạm giam và 12 bị cáo đang tại ngoại. Hầu hết là người dân địa phương, chỉ có 1 đối tượng là người dân tỉnh Đồng Nai. Tất cả đều bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng.

Hiện, việc chuẩn bị cho phiên xử đã được TAND huyện Tuy Phong phối hợp với các ngành chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là kết hoạch đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực diễn ra phiên tòa.

TÀU CÁ VIỆT NAM BỊ TÀU TRUNG QUỐC ĐÂM CHÌM Ở HOÀNG SA.

Khoảng 10h10 ngày 6/3, trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Quảng Ngãi đang hoạt động trong ngư trường truyền thống thì bị tàu Trung Quốc (BKS 44101) đâm chìm. Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa cung cấp thông tin trên.

Theo Uỷ ban, khi bị đâm chìm, tàu cá Quảng Ngãi chỉ nổi phần mũi, năm ngư dân trên tàu phải bám vào phần nổi này. Sau đó, Văn phòng Uỷ ban đã yêu cầu Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc cứu nạn các ngư dân. Đến trưa cùng ngày, năm ngư dân đã được một tàu cá khác của Việt Nam cứu vớt an toàn, rời khu vực bị nạn để tiếp tục đánh bắt hải sản.

Việt Nam là nước đầu tiên thực thi chủ quyền liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XX đặc biệt là các năm 1956, 1974, Trung Quốc nhiều lần đánh chiếm Hoàng Sa, đến năm 1974 dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo này trong tay ngụy quân -  ngụy quyền từ đó đến nay.

Trung Quốc với chiến lược viễn giao, cận công trong thời đại mới; ở bên cạnh một tên hàng xóm khổng lồ nên việc khôn khéo để chung sống hòa bình, bảo đảm vẫn giữ vững chủ quyền là điều rất khó khăn; Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách viễn giao, cận giao; làm bạn với tất cả các nước, giải quyết tranh chấp tên cơ sở hòa bình, theo luật pháp quốc tế./.
(hình minh họa).

6/3/19

LÊ VĂN SƠN- KẺ TÂM THẦN CHÍNH TRỊ VÀ GIẤC MƠ MỸ

 Giáo dân Lê Văn Sơn – Paulus Lê Sơn (Fb: Lê Văn Sơn) sinh ngày 20/10/1985 tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Cũng như bao đứa trẻ khác, Sơn được sinh ra trên mảnh đất Hoằng Hóa anh hùng, là cái nôi đất Trạng xứ Thanh.
Những tưởng, Sơn sẽ phát huy được tinh thần hiếu học để làm tròn trách nhiệm của một công dân với Tổ quốc, của một đứa con với gia đình,hàng xóm láng giềng. Nhưng không....Sơn lại trở thành kẻ phủ nhận tất cả, phủ nhận những thành quả cách mạng mà bao lớp cha anh đã phải ngã xuống vì độc lập dân tộc, phủ nhận những thành quả mà Đảng, Nhà nước đã soi đường, chỉ lối để trở thành một giáo dân làm sai lời Chúa thay vì sống "Tốt đời, đẹp Đạo".

Người ta bảo, "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" quả đúng không sai :Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Hà Nội. Sơn đã có cơ hội tiếp xúc với một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, có tư tưởng "Đa nguyên, đa đảng" . Từ đó y đã trở thành một trong số những cộng tác viên đắc lực nhất cho các báo đài phản động trong và ngoài nước. Sơn cùng nhiều đối tượng khác đã được tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạngđảng” (gọi tắt là Việt Tân), móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Năm 2011, sau một thời gian theo dõi lâu dài, có đủ căn cứ và cần chặn đứng hành vi nguy hiểm của nhóm đối tượng này, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt 14 đối tượng trong tổ chức phản động về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 – Điều 79 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, ba đối tượng Hồ Đức Hòa; Lê Văn Sơn; Đặng Xuân Diệu là ba thành viên cốt cán, tích cực nhất trong các hoạt động phá hoại.

Trong phiên tòa sơ thẩm, Lê Văn Sơn bị xử phạt 13 năm tù giam về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm, do thái độ ăn năn hối cải của Sơn và được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, nên Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết 4 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Tưởng chừng, với ngần ấy thời gian , Sơn có thể suy nghĩ lại cuộc đời, hối lỗi về những hành vi của mình gây ra, nhưng ngược lại...
Sau khi ra tù, Lê Văn Sơn đã bỏ trốn khỏi địa phương, di chuyển vào các tỉnh phía Nam, đồng thời tích cực hoạt động hơn, trở thành cánh tay đắc lực cho các Linh mục chống phá như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục.
Trên Facebook cá nhân, y thường xuyên có những bài viết thể hiện các quan điểm "đa nguyên, đa đảng", " xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam", lợi dụng các vấn đề có liên quan đến môi trường để kích động nhân dân chống đối lại chính quyền. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân chưa hiểu biết bản chất của y đã bị lợi dụng.
Đặc biệt, vào Tuần lễ cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đây chính là thời cơ thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam được cải thiện, "vươn ra biển lớn", " sánh vai với các cường quốc năm châu". Thế nhưng, những ngày này, facebook cá nhân Sơn lại càng có những bài viết thể hiện những quan điểm "rân chủ cuội", chống phá điên cuồng hơn bao giờ hết.
Những hành động của Sơn, càng làm y lún sâu vào con đường đen tối, tiếp tục cổ súy cho những hành động chống phá, đi ngược lại với công cuộc đổi mới sự nghiệp mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang cố gắng vun đắp, xây dựng.

Sơn đang sống chui lủi tại Mỹ, biết bao giờ hắn lại mới trở về được mảnh đất quê hương đất trạng Xứ Thanh?

Chủ quyền biển đảo

TQ đã huy động 24 chiếc tàu đánh cá có trang bị kẹo đồng tiến ra vây đảo Thị Tứ (tuy thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng đã bị Philippines chiếm đóng trái phép từ lâu).

Và trong ngày hôm nay nghe nói kẹo đồng đã được sử dụng đến, nhưng chưa rõ con số thương vong của cả 2 bên.

Xin nói thêm đảo này đang bị Philippin chiếm đóng trái phép nên các anh chị em thiện lành đừng rồ lên vội, cứ bình tĩnh xem chính quyền “dũng cảm” của ông Đu Tê Tê xử lý thế nào.

Nhân tiện cũng nói luôn là năm 1970 các anh VNCH đã dâng cho Phil những đảo sau ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Đông, Loại Ta, Thị Tứ và 4 đảo lớn nhỏ khác nữa. Ở Trường Sa, Hoàng Sa thì có 1 đống nước tuyên bố chủ quyền chứ không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc. Có Đài, Phi, Mã, Indo, thậm chí cả Brunei. Éo mẹ! 😑

Thôi tiện mồm lại xin kể tiếp chánh phủ VNCH đã “giữ đảo” hay như thế nào:

 - Từ năm 1956-1960, mấy ảnh đã biếu không cho Campuchia 5 đảo ở phía Tây Nam gồm: Hòn Năng (trong và ngoài), Hòn Tai, Hòn Kiến Vàng, Hòn Keo Ngựa và đảo Hòn Trọc (hay còn gọi là đảo Wai hoặc Poulo Wai).
- Từ 1970 – 1971: Dâng cho Malaysia 7 đảo ở Trường Sa gồm Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Sác Lốt, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa và Bãi Thám Hiểm.
– 1956: Dâng cho Đài Loan đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
– 1959: Tiếp tục dâng cho Đài Loan đảo Ba Bình (đảo nổi lớn nhất ở Trường Sa).
- Năm 1970 Philippines xâm chiếm một số đảo, trong đó có 3 đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa mà Chính phủ VNCH đã tuyên bố và xác lập mốc chủ quyền, gồm Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông, nhưng không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Thậm chí nguồn tin phản ánh việc chiếm đóng đảo của Philipin nhiều tháng sau các nước mới biết, cho thấy Chính phủ VNCH đã “lãng quên” hoặc làm ngơ trước việc chiếm đóng này.
- Năm 1974 sau trận hải chiến giữa hải quân VNCH với Trung Quốc, 36 đảo còn lại ở Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn. Đây là trận chiến mà như nhiều nhà phân tích, những người trong cuộc từng lên tiếng thì nguyên nhân thất bại là do VNCH bị Hoa Kỳ “bán đứng” và sự hèn nhát, nhu nhược của quân đội, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nên nhớ lúc bấy giờ VNCH có lực lượng hải quân hiện đại, không quân xếp thứ 3 thế giới.

🆘 Mịa, lỡ kể các anh VNCH dũng cảm “giữ đảo” rồi thì xin kể tội các anh Cộng Sản đã “bán đảo” như phản động rêu rao cái nhỉ:

- Tháng 4/1975 nhận định Chính phủ VNCH sẽ sụp đổ, nước ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nên đã chủ động giải phóng các đảo nổi trước khi giải phóng trên đất liền:
+ Ngày 14/4/1975 giải phóng đảo nổi Song Tử Tây;
+ Ngày 24/4/1975 giải phóng đảo nổi Sơn Ca;
+ Ngày 27/4/1975 giải phóng đảo nổi Nam Yết;
+ Ngày 28/4/1975 giải phóng đảo nổi Sinh Tồn và Trường Sa Lớn;

- Trong những năm sau đó, tiếp tục chiếm giữ một số đảo nổi:
+ Ngày 10/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi An Bang;
+ Ngày 13/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Sinh Tồn Đông;
+ Ngày 30/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Phan Vinh;
+ Ngày 04/4/1978 đóng quân giữ đảo nổi Trường Sa Đông;
+ Ngày 05/3/1987 đóng quân giữ đảo chìm Thuyền Chài;
+ Ngày 02/12/1987 đóng quân giữ đảo chìm Đá Tây;
Tuy nhiên do lực lượng, trang bị của hải quân hạn chế nên nhiều đảo chìm chúng ta không thể đóng quân, có những đảo đã đến đóng quân nhưng điều kiện sinh sống quá khắc nghiệt nên bộ đội phải rút về, như đá Châu Viên.

- Trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ88, chủ động ngăn chặn âm mưu thôn tính các đảo, bãi chìm của Trung Quốc, đã đóng giữ thành công 10 đảo chìm:
+ Ngày 23/1/1988 đóng quân giữ đá Tiên Nữ;
+ Ngày 05/2/1988 đóng quân giữ Đá Lát;
+ Ngày 06/2/1988 đóng quân giữ Đá Lớn;
+ Ngày 11/2/1988 đóng quân giữ Đá Đông;
+ Ngày 27/2/1988 đóng quân giữ Tốc Tan;
+ Ngày 02/3/1988 đóng quân giữ Núi Le;
+ Ngày 14/3/1988 diễn ra trận hải chiến Trường Sa làm 64 chiến sỹ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin, nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao;
+ Ngày 15/3/1988 đóng quân giữ các đảo chìm Đá Thị, Đá Nam;
+ Tháng 4/1988 chúng ta tổ chức chiến dịch bí mật nhằm chiếm lại Gạc Ma và Len Đao, nhưng chỉ giải phóng được Len Đao.
Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng chúng ta đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ  các đảo nổi và 10 đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm 6 đảo chìm (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Gạc Ma), nhưng có thể khẳng định chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng của Trung Quốc.

4/3/19

Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc.
Luỹ thép biên phòng nhân dân  
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP khẳng định: Ngay từ khi mới ra đời, BĐBP đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, xã hội, đồng thời triển khai nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã có mặt nơi vùng cao, biên giới, hải đảo xa xôi, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở chính trị, chính quyền cách mạng, vận động, giúp đỡ đồng bào thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, dựng nên “luỹ thép biên phòng nhân dân”.
Các chiến sĩ biên phòng, đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) trên đường tuần tra biên giới. 
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, BĐBP đã chủ động, nhạy bén, làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống ở biên giới, không để bị động, bất ngờ. Đề xuất việc hoạch định, xây dựng, hoàn thiện đường lối, hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Tích cực đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, kiểm soát cửa khẩu. Đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia. Với tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đã thực hiện thắng lợi nhiều chuyên án lớn; nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ để đem lại bình yên cho nhân dân khu vực biên giới.
Cách đây tròn 60 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang – nay là BĐBP. Ngày 28/3/1959, tại buổi lễ thành lập lực lượng, cán bộ, chiến sĩ BĐBP rất vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự, Người đã huấn thị: “Đoàn kết cảnh giác; Liêm chính, kiệm cần; Hoàn thành nhiệm vụ; Khắc phục khó khăn; Dũng cảm trước địch; Vì nước quên thân; Trung thành với Đảng; Tận tuỵ với dân”.
BĐBP đã tham mưu và trực tiếp tham gia tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và ngoại giao nhân dân trên biên giới. Các chương trình “Biên cương thắm tình hữu nghị”; giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đã thực sự ghi dấu ấn về công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, tạo môi trường thuận lợi cho mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển đất nước.
Sau 30 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 – 3/3/2019), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; của các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, khu vực biên giới đã có phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh; phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ngày càng vững mạnh.
Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp trong cả nước, huy động nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã, phường, làng, bản khu vực biên giới, hải đảo, các đồn, trạm biên phòng. Kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới. Tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước hướng về biên giới, hải đảo, đóng góp công sức bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới trong mọi tình huống.
Đồng hành với nhân dân biên giới
Theo Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc. Từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, xây dựng được hàng nghìn làng, bản văn hóa, gia đình văn hóa.

Các chiến sĩ biên phòng đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y kiểm tra cột mốc quốc gia.
Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Các đơn vị BĐBP đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những năm qua, BĐBP đã tăng cường 332 cán bộ cho các xã, phường biên giới; gần 1.500 đảng viên các đồn biên phòng được giới thiệu tham gia sinh hoạt tại chi bộ các xóm, bản biên giới để tham mưu, đóng góp nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng sinh hoạt của các chi bộ. Hơn 7.000 cán bộ các đồn biên phòng được phân công phụ trách trên 33.000 hộ gia đình khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc biên giới, là điều kiện để BĐBP tiếp tục gần dân, sát dân và hiểu dân hơn.
Cùng với đó, lực lượng BĐBP đã có nhiều chương trình, mô hình, việc làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực hướng về đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, tiêu biểu như: Chương trình “Mái ấm biên cương” đã vận động, quyên góp xây dựng hơn 7.000 căn nhà trị giá 241 tỷ đồng; Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” đã trao tặng hơn 25.000 con bò giúp đồng bào nghèo biên giới; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã cùng các cấp hội phụ nữ đỡ đầu, giúp đỡ chị em phụ nữ ở hơn 100 xã biên giới đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, bếp ăn tình thương của các chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) đã giúp đỡ hàng trăm em học sinh là con em đồng bào dân tộc Ja Rai có bữa ăn trưa đầy đủ dinh dưỡng.
Đặc biệt, BĐBP đã phát động và tổ chức hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường”, đỡ đầu hơn 2.800 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới được cắp sách tới trường. Trong đó, có 820 cháu mồ côi, 40 cháu không nơi nương tựa được nuôi dưỡng tại các đồn Biên phòng, gần 200 cháu là học sinh nước bạn Lào và Campuchia.
Những hình ảnh “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Cán bộ xã quân hàm xanh”, “Chiến sĩ văn hóa quân hàm xanh” đã thực sự được nhân dân các dân tộc tin yêu, quý mến; góp phần tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống, BĐBP vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhất. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để BĐBP tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát triển trong giai đoạn mới.
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định: Phát huy truyền thống anh dũng, chiến đấu, lực lượng BĐBP tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân nhân, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Cảnh giác, mưu trí, dũng cảm tấn công địch và tội phạm; chủ động, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong công tác, kiên quyết trong đấu tranh, quyết thắng mọi kẻ thù, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Đoàn kết nội bộ, trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ, thực hiện liêm, chính, kiệm, cần, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng là quân chủng “Chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại”.
Tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng, góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế của đất nước.
Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù có những tên gọi khác nhau và đặt dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an; dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, BĐBP cũng luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; chú trọng rèn luyện, phát triển lực lượng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Bắt giữ đối tượng sử dụng 4 tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Nhà nước

Bắt giữ đối tượng sử dụng 4 tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Nhà nước


Ngày 2/3, Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre cho biết, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành khám xét, giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công Em, sinh năm 1971, cư trú tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước”.
Ảnh minh họa
Vào ngày 28/2, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bến Tre ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công Em. Qua khám xét nơi ở và khai thác dữ liệu điện tử trên các tài khoản mạng xã hội (facebook…) của đối tượng Nguyễn Văn Công Em, Cơ quan An ninh điều tra thu được nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước”.
Đối tượng Nguyễn Văn Công Em khai nhận đã sử dụng 4 tài khoản facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (live stream) những video có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, kêu gọi, kích động biểu tình trong thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội ngày 27-28/2/2019.
Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bến Tre đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng theo qui định của pháp luật.


BỘ MẶT THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”!

Thời gian gần đây, những đối tượng bất mãn, tiêu cực, chống đối... ở trong nước đang tích cực câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự” nhằm công khai chống phá Nhà nước.
Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức là khác nhau; song điểm chung giữa chúng đều muốn lật đổ chế độ, phá hoại đất nước. Phương châm của các tổ chức “xã hội dân sự” này giống nhau ở chỗ: “Chửi to thì tiếng vang lớn, tiếng vang lớn thì lại có nhiều tiền”; trong số này nổi lên hội, nhóm trái pháp luật với tên gọi mỹ miều “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”.
Cụ thể, vào ngày 03/03/2014, Nguyên Ngọc (từng là một nhà văn hoạt động cách mạng với nhiều tác phẩm nổi tiếng, đọng mãi trong lòng bao thế hệ học sinh như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu... nhưng sau đó do bất mãn đã thoái hóa, biến chất) thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” trên mạng internet. Ngay lập tức, các trang mạng có xu hướng chống chính quyền Việt Nam ra sức tâng bốc như một “sự kiện chính trị động trời”.
Vậy bản chất của “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là gì?
1. VỀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”
Đọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để ĐỐI LẬP VỚI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM. Đồng thời, cái từ “độc lập” trong tên gọi của tổ chức này nhằm muốn TÁCH RA KHỎI SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC. Nếu theo dõi tình hình Việt Nam, bất cứ ai cũng có thể nhận diện được bản chất thật sự của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” RA ĐỜI CHỦ YẾU ĐỂ “LÀM CHÍNH TRỊ”, phục vụ cho các “âm mưu chính trị” đen tối nhiều hơn là chuyên tâm vào các hoạt động văn học nghệ thuật.
Cần khẳng định, ở Việt Nam, quyền tự do lập hội đã được ghi nhận trong nhiều bản Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng giống như một số nước trên thế giới, ở Việt Nam quyền lập hội chỉ được thực thi khi đáp ứng được đầy đủ các quy định về điều kiện, quy trình hay thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định rất rõ về việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do lập hội của người dân, cụ thể như: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 03/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Nếu CHIẾU THEO NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH thì có thể khẳng định, cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” LÀ MỘT HỘI/NHÓM BẤT HỢP PHÁP.
2. VỀ THÀNH PHẦN CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”
Điểm lại, thành viên của “Văn đoàn độc lập” rất hạn chế theo kiểu “đánh trống ghi tên”, bởi đây chỉ là NƠI TẬP TRUNG MỘT SỐ NHÀ VĂN, NHÀ THƠ THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT có tư tưởng chống phá Nhà nước, như: Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh (ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng), Hoàng Hưng, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên (ở Hà Nội), Nguyên Ngọc (ở Quảng Nam), Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập (ở TP. HCM)…
Núp bóng dưới danh xưng “hoạt động vì nghệ thuật”, các thành viên của “Văn đoàn độc lập” thường xuyên viết, soạn thảo, đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng internet các bài viết có nội dung bôi nhọ lãnh tụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ; xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì lý do này nên thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định RÚT TOÀN BỘ TÁC PHẨM của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” RA KHỎI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA môn Ngữ văn Trung học phổ thông.
3. HOẠT ĐỘNG CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” THỜI GIAN QUA
Thời gian qua, ngoài việc hội họp, móc nối, lôi kéo giới văn nghệ sỹ tham gia vào tổ chức; hoạt động đáng chú ý nhất của “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là THÀNH LẬP TRANG WEB LẤY TÊN LÀ “VĂN VIỆT”, nhằm mục đích đăng tải những tác phẩm của các nhà văn sáng tác trước năm 1975, đồng thời là nơi hợp pháp hóa những bài viết phản động của các thành viên và là diễn đàn cho những phần tử xấu hoạt động, thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước.
Bên cạnh đó, hàng năm, vào dịp đầu tháng 3, “Văn đoàn độc lập” thường xuyên TỔ CHỨC TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG VỚI TÊN GỌI “VĂN VIỆT” cho những thành viên của mình, đáng chú ý là giải thưởng này chỉ là giải thưởng nội bộ, không được bất kỳ cơ quan, tổ chức hay quốc gia nào công nhận, tức là “tự hát, tự vỗ tay khen hay”. Giải thưởng này cũng chỉ trao “chui” cho các nhà văn được giải mà không dám công bố rộng rãi, công khai như các loại giải thưởng khác.
Về bản chất, giải thưởng “chui” của “Văn đoàn độc lập” chỉ là hình thức để câu kéo, giữ chân những nhà văn biến chất ở lại với “bầy đàn”, chứ nó không có giá trị gì trên đất nước Việt Nam, thậm chí kẻ nào cầm trên tay giải thưởng này phải thấy nhục nhã, xấu hổ khi chính mình là người tiếp tay cho cái xấu lưu hành trong xã hội. Kinh phí chi cho giải thưởng trên của “Văn đoàn độc lập” theo những người trong cuộc cho hay là nhằm “GIẢI NGÂN” NGUỒN TIỀN TÀI TRỢ KHÁ LỚN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG ở nước ngoài, mà điển hình là “Việt Tân”.
Tại bài viết này chỉ xin nêu ra vài nét chấm phá để độc giả hiểu được bộ mặt thật của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Tin rằng, với thành phần ô hợp đó, với những lý do và mục đích đã tuyên bố thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trên văn đàn đất Việt và nhất định sớm hay muộn sẽ bị các cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo các quy định pháp luật. Mà giả sử tổ chức này vẫn “chui lủi” để tồn tại, thì cũng chỉ là một “thứ quái thai” vất vưởng ngoài lề xã hội mà thôi.

3/3/19

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào ?

Có hay không vụ việc tài xế lái xe bị oan sai khi giúp đỡ một em bé bị lạc để rồi vướng vào vòng lao lý tại tx Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk ?

Dư luận tại tỉnh Đăklak nói riêng và cả nước nói chung vài tháng gần đây đã xôn xao về một vụ án xảy ra tại tx Buôn Hồ, Tỉnh Đăklak khi tài xế Nguyễn Ngọc Dũng ( sn 1989 ) ngụ tại Tp Buôn Ma Thuột bị xử sơ thẩm 24 tháng tù giam ,phúc thẩm 15 tháng tù giam sau khi " Giúp đỡ " một cháu bé đi lạc bằng cách đưa lên xe của Dũng và một ga chạy thẳng về hướng tp Buôn Ma Thuột. Vậy thực sự thì Dũng có bị oan hay không ? hay làm sao mà một việc " Tốt " lại khiến một người anh em " thiện lành " phải nhập kho đi chăn kiến, mời các bạn đọc tiếp các tình tiết dưới đây.

Trước hết, tôi muốn giới thiệu các bạn về nhân thân của tài xế Nguyễn Ngọc Dũng.

Dũng sinh năm 1989, sống tại Tp Buôn Ma Thuột cùng vợ và 2 con bằng nghề lái xe khách. Nói về quá khứ hay hiện tại của Dũng thì người ta cũng sẽ bất ngờ về cuộc đời nam thanh niên mà báo đài ca ngợi là " Thiện lành " này. Ngày 27.10.2006, Nguyễn Ngọc Dũng bị TAND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An xử phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý ... khi ấy Dũng mới 17 tuổi...

Nếu nói Dũng có ý chí khởi nghiệp khá sớm với ngành Mai Thuý thì tôi tin, còn "Thiện lành" từ tấm bé thì có vẻ hơi sai cho Dũng, bởi 17 tuổi đã làm shipper cho Ngành này thì được mấy ai hiền lành ?.

Chưa hết, ngày 22.8.2011, Dũng tiếp tục bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 07 năm 06 tháng tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Án giao thông mà để đến mức đi tù thì quý bạn cũng hiểu Dũng đã phạm tội gì rồi chứ ạ ? Vâng, anh ấy gây tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng nên đã phải đi chăn kiến 07 năm 06 tháng tù. Và nếu ngày bị bắt vì ship Mai Thuý năm 2006 mà Dũng tròn 18 tuổi thì có lẽ Dũng sẽ dành cả thanh xuân để đi tù. Tính sơ sơ tổng 2 hình phạt trước khi dính vào vụ việc tại Tx Buôn Hồ, Tỉnh Đăklak thì cũng ngót nghét 09 năm tù.

" Cháu nó ở nhà ngoan lắm, là thanh niên gương mẫu " lều báo said.

Quay trở lại với vụ việc xảy ra tại Tx Buôn Hồ, tỉnh Đăklak, địa điểm xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ em của Dũng. Báo chí nói gì trên báo ?

Báo Người Đưa Tin đăng bài vào thứ 5, ngày 21/2/2019 như sau :

"...Bị cáo Dũng là lái xe tuyến Đắk Lắk - Gia Lai và ngược lại. Xe 16 chỗ có dán tên nhà xe, số điện thoại để mọi người gọi khi có nhu cầu đi lại. Khi đi trên đường quốc lộ thuộc Thị xã Buôn Hồ phát hiện thấy cháu bé gần 2 tuổi chạy ra giữa đường suýt bị xe ô tô khách 40 chỗ đi ngược chiều đâm phải. Cùng lúc đó xe 16 chỗ của bị cáo chở hơn 10 hành khách đi tới cũng dừng lại tránh gây nguy hiểm cho cháu bé.
Thấy cháu bé khóc, Dũng bảo phụ xe xuống bế cháu vào ven đường. Do bố mẹ cháu bé ngày hôm đó gửi cháu ở nhà ông cậu (cách đó mấy km) nên khi phụ xe bế cháu vào lề đường hỏi mọi người đứng xem thì không ai biết và lắc đầu. Thấy vậy, Dũng nói phụ xe đưa cháu lên xe để Dũng ẵm đưa đến trạm CSGT trên đường.
Khi đi được khoảng 10km, Dũng chủ động giảm tốc, xi nhan táp vào phía trạm CSGT theo hướng đưa khách về TP.Buôn Mê Thuột. Cùng lúc đó, CSGT cũng ra tín hiệu dừng xe để nhờ đưa 2 người khách trên đường về Chư Rê (2 khách này đi xe đang bị xử lý vi phạm).

Lúc phụ xe nhảy xuống mở cửa thì CSGT thấy lái xe đang ôm cháu bé nên hỏi. Anh Dũng trình bày lại sự việc như đã nói ở trên. Cùng lúc đó, CSGT nhận được điện thoại thông báo vừa có vụ bắt cóc trẻ em, yêu cầu lái xe và hành khách về trụ sở Công an thị xã Buôn Hồ để làm việc.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em..."

Trên trang Tin Tây Nguyên thì sự việc như thế nào ?

Dũng là lái xe tuyến Đắk Lắk – Gia Lai và ngược lại. Xe 16 chỗ có dán tên nhà xe, số điện thoại để mọi người gọi khi có nhu cầu đi lại. Khi đi trên đường quốc lộ thuộc Thị xã Buôn Hồ phát hiện thấy cháu bé gần 2 tuổi chạy ra giữa đường suýt bị xe ô tô khách 40 chỗ đi ngược chiều đâm phải. Cùng lúc đó xe 16 chỗ của bị cáo chở hơn 10 hành khách đi tới cũng dừng lại tránh gây nguy hiểm cho cháu bé.
Thấy cháu bé khóc, Dũng bảo phụ xe xuống bế cháu vào ven đường. Do bố mẹ cháu bé ngày hôm đó gửi cháu ở nhà ông cậu (cách đó mấy km) nên khi phụ xe bế cháu vào lề đường hỏi mọi người đứng xem thì không ai biết và lắc đầu. Thấy vậy, Dũng nói phụ xe đưa cháu lên xe để Dũng ẵm đưa đến trạm CSGT trên đường.
Khi đi được khoảng 10km, Dũng chủ động giảm tốc, xi nhan táp vào phía trạm CSGT theo hướng đưa khách về TP.Buôn Mê Thuột. Cùng lúc đó, CSGT cũng ra tín hiệu dừng xe để nhờ đưa 2 người khách trên đường về Chư Rê (2 khách này đi xe đang bị xử lý vi phạm).
Lúc phụ xe nhảy xuống mở cửa thì CSGT thấy lái xe đang ôm cháu bé nên hỏi. Anh Dũng trình bày lại sự việc như đã nói ở trên. Cùng lúc đó, CSGT nhận được điện thoại thông báo vừa có vụ bắt cóc trẻ em, yêu cầu lái xe và hành khách về trụ sở Công an thị xã Buôn Hồ để làm việc.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em…
Ngày 14/6, cơ quan CSĐT Công an thị xã Buôn Hồ ra quyết định khởi tố bị can đối với anh Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989, trú tại phường EaTam, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội Giữ người trái pháp luật.

Vậy sự thật của vụ việc ra sao ?

Chiều ngày 18.3.2018, Dũng điều khiển xe ô tô bks 47B - 012.50 chở theo 10 hành khách cùng phụ xe là anh Lê Thanh Toàn ( sn 1992 ) từ tỉnh Gia Lai về Tp Buôn Ma Thuột. Khoảng 18 giờ cùng ngày, khi đến km 1739 + 500m, đường Hồ Chí Minh thuộc TDP 4, phường Thiện An, Tx Buôn Hồ, phát hiện cháu Trương Minh Huy (sn 2016) là con trai của chị Lương Thị Ái Nhi ( Sn1989 ) cùng trú trên địa bàn TDP 4, phường Thiện An, Tx Buôn Hồ vừa chạy vừa khóc ra giữa đường mà không có người lớn trông chừng nên Dũng đã dừng xe lại. Lúc này cũng có một xe khách Bks 51B- 19271 do anh N.Q.T, ngụ tại Tx Buôn hồ cũng dừng xe lại khi thấy cháu bé đứng khóc giữa đường. Cùng lúc đó, một số người dân hiếu kì cũng xuất hiện tại hiện trường.

Thấy vậy Dũng mới nhờ Toàn là phụ xe xuống bế cháu bé vào lề đường. Tại địa điểm xảy ra vụ việc, vì cháu bé là cháu của một người dân sống tại khu vực mới đến chơi nên khi phụ xe Toàn hỏi người dân" đây là con ai? "thì mọi người đều lắc đầu không biết. Lúc này, Dũng nói Toàn bế cháu bé lên xe để giao cho cơ quan công an. Nghe Dũng nói vậy thì mọi người cũng an tâm mà giao cháu bé cho Dũng, 01 người dân lo xa đã ghi lại biển số xe của Dũng phòng khi gia đình cháu bé đi tìm.

Tuy nhiên, Dũng đã không làm theo những gì mình đã nói, dù xe chạy ngang qua rất nhiều cơ quan ban ngành hay cả công an phường thì Dũng cũng không có ý định dừng xe để giao cháu cho đơn vị có thẩm quyền tìm cha mẹ. Lúc này, 02 hành khách có trên xe gồm anh P.V.V ( sn 1985 , HKTT tại Huyện Eahleo, tỉnh Đăk Lăk ) và anh Đ.T.H ( sn 1974 , HKTT tại Gia Lai ) cùng nhiều hành khách hành trên xe có ý kiến yêu cầu Dũng nên giao đứa bé cho công an hay trụ sở cơ quan ban ngành nhưng Dũng vẫn không làm theo mà còn đáp trả " Các bác thông cảm, bế cháu đi để bố mẹ nó đi tìm cho chừa cái tội để con cái đi lung tung giữa đường", một hành khách trên xe còn thông tin thêm rằng tài xế Dũng còn định gửi cháu bé vô chùa để bố mẹ khỏi tìm.

Khi phát hiện cháu mình bị thất lạc ở gần nhà, người thân của cháu bé đã đi tìm thì được người dân thuật lại sự việc và cung cấp thông tin về chiếc xe chở cháu bé. Sau đó, người thân của cháu bé đã báo công an khi không có thêm bất cứ thông tin gì về cháu bé sau khi lên xe của Dũng.

Có hay không việc Dũng chủ động giao cháu bé bị lạc cho cơ quan công an ?

Nhận được thông báo về một trường hợp cháu bé bị thất lạc được đưa đi trên một chiếc xe khách, đang đi ra khỏi địa bàn tx Buôn Hồ về hướng Buôn Ma Thuột. Cơ quan cảnh sát điều tra Tx Buôn Hồ đã phối hợp cùng trạm Csgt huyện Krongbuk thuộc phòng Csgt tỉnh Đaklak bố trí chốt chặn. Đến khoảng 18h25 phút cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát đã phát hiện xe của Dũng đang lưu thông với tốc độ 50-60km/h. Khi bị yêu cầu dừng xe thì tài xế mới giảm tốc và bị lố qua khỏi chốt tuần tra kiểm soát. Một đồng chí csgt lên xe của Dũng làm việc với y, thì lúc này tài xế Dũng vẫn ngồi im trên xe ôm đứa bé vào lòng, khi được hỏi "cháu bé là con ai ? Tại sao lại nằm trên đùi anh thế này ?", lúc này Dũng mới trình bày sự việc và bị đưa về cơ quan csđt công an Tx Buôn Hồ làm việc.

Tại cơ quan công an, Dũng quanh co chối tội, khi được hỏi vì sao lại không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi hay đến khi gặp chốt Csgt của công an tỉnh Đaklak mà Dũng vẫn không chủ động giao cháu bé cho công an thì Dũng im lặng, khai báo thiếu thành khẩn. Tất cả những hành động của Dũng từ việc không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi của Dũng từ tx Buôn Hồ về tp Buôn Ma Thuột, rồi cả việc Dũng nói với hành khách trên xe là muốn đưa cháu đi để bố mẹ khỏi tìm, cho đến việc Dũng không chủ động dừng xe khi thấy chốt tuần tra kiểm soát của Csgt cũng đã thể hiện dã tâm của Dũng trong việc này.

Khoảng cách giữa người tốt và kẻ xấu lúc này rất mong manh. Dũng có rất nhiều cơ hội để trở thành ân nhân với gia đình cháu bé thay vì trở thành một kẻ phạm pháp nếu như Dũng chủ động giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền trên đường đi về Tp Buôn Ma Thuột hay tại mốc thời điểm nhìn thấy chốt csgt, nếu Dũng chủ động dừng xe lại thay vì bị yêu cầu bởi Csgt thì có lẽ sự việc đã khác. Chúng ta không thể biêt được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Dũng đưa cháu bé trót lọt về Tp Buôn Ma Thuột, một vụ buôn bán trẻ em hay cháu bé sẽ được gửi vô một ngôi chùa hoang vắng nào đó để rồi không bao giờ về được với cha mẹ? .... Với suy nghĩ của một kẻ ăn cơm nhà nước, mặc áo sọc nhiều hơn ở nhà từ khi trưởng thành như Dũng thì hắn sẽ làm gì?. Chúng ta chỉ có thể biết rằng việc các đồng chí công an ngăn chặn kịp thời không để cho Dũng đưa cháu bé ra khỏi địa bàn tx Buôn Hồ là đã giúp cho gia đình cháu bé không bị chia ly, một gia đình không bị mất con và ông chú sẽ đỡ áy náy khi không trông nom đứa cháu cẩn thận. Đó là một bài học to lớn đối với gia đình về việc coi sóc trẻ nhỏ.

Còn đối với Dũng, một bản án công minh vẫn phải thực thi bởi không ai có quyền xâm phạm thân thể hay muốn đưa ai đó đi đâu tuỳ thích cũng được. Với tình tiết tăng nặng như việc Dũng mới chấp hành án xong vào 31.8.2015 và chưa được xoá án tích. Ngày 21/2/2019, TAND Tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử phúc thẩm 15 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989, trú tại phường EaTam, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội Giữ người trái pháp luật theo khoản 2, Điều 157, BLHS 2015. Còn phụ xe Toàn được trắng án bởi việc tài xế Dũng không muốn giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền chỉ nằm ngoài ý chí chủ quan của Toàn bởi Toàn vẫn nghĩ rằng Dũng sẽ đưa cháu bé giao cho công an. Bản án cuối vẫn chưa được tuyên, nhưng sự thật vẫn được bảo vệ. Bắt cóc không thành thì vẫn phải xử lý cho dù Dũng chỉ có ý định đưa cháu vô chùa hay đưa bắt đưa sang Trung Quốc. Tương lai của một đứa trẻ đã có thể về vực sâu u tối nếu ý định của Dũng thành công. Từ đây, tôi cũng xin cảnh báo mộ người cảnh giác khi tiếp nhận nguồn thông tin trên mạng xã hội, chả bao giờ vó 2 chữ " Tự nhiên " xuất hiện sau một quá trình điều tra của cơ quan công an. Ác đúng chỗ là thiện nhưng thiện đúng chỗ lại là Ác, chia sẻ thông tin đúng thì sẽ lan toả sự thật. Chia sẻ thông tin sai sự thật thì sẽ làm xã hội chỉ có thể rối loạn thêm thôi.

1/3/19

NHỮNG CÁI ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

Như chúng ta đã biết, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào trưa 28/2 mà không đạt được một thỏa thuận chung và đương nhiên không đạt kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, qua việc tổ chức hội nghị này thì Việt nam đã thành công trên các khía cạnh:

Thứ nhất: Việt Nam đã chứng tỏ được rằng mình xứng đáng với vai trò quốc tế ngày càng quan trọng trong việc đóng góp gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới; sẵn sàng tổ chức tốt nhiều hội nghị kiểu như thế này trong tương lai. Hình ảnh đẹp về Việt Nam, một quốc gia vươn lên từ khói lửa của chiến tranh và trở mình để “rủ bùn đứng dậy sáng lòa” cũng mang đến cho các dân tộc trên thế thông điệp rằng:Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình hơn bất cứ ai, cởi mở và thân thiện với mọi mối quan hệ hợp tác, không muốn đối đầu với bất kỳ đất nước nào cả.

Thứ hai: Đàm phán Mỹ - Triều bất thành và không có tuyên bố chung như kỳ vọng; điều này muốn truyền tải đến nhân dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rằng: để có được hòa bình, độc lập, bình đẳng, bác ái là khó khăn, gian khổ đến nhường nào; thậm chí nó phải được đánh đổi bằng máu và nước mắt mới có được; và hội nghị đàm phán lần này lại được tổ chức trên quê hương Việt Nam; nơi trước đây có điều kiện, hoàn cảnh khá tương đồng với tình hình của Triều Tiên hiện nay. Nhắc nhở chúng ta về quá khứ bi hùng của dân tộc; rằng dân tộc ta đã phải hy sinh nhiều của, nhiều người trên tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” để có được Hiệp định Genève năm 1954 và Hiệp định 1973, thống nhất sơn hà, thu giang sơn về một mối như ngày nay; điều này Việt Nam đã làm được còn người anh em Triều Tiên thì từ năm 1953 đến nay vẫn chưa có được hạnh phúc như dân tộc ta; để con dân nước Việt biết yêu thương, trân quý giá trị cao quý của hòa bình mà chúng ta đang có; căm ghét chiến tranh và bất ổn; không mơ hồ, ảo tưởng về việc dựa vào thế lực bên ngoài để an bang, định quốc mà chắc chắn muốn tự do, hoà bình thì điều tất yếu phải dựa vào nội lực trên tinh thần "đem sức ta mà giải phóng ra".

Thứ ba: Với việc tổ chức thành công Hội nghị lần này, Việt Nam đem đến cho cộng đồng quốc tế một cái nhìn toàn diện hơn về một đất nước có an ninh ổn định, kinh tế phát triển từng ngày, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và con người Việt Nam mến khách, yêu chuộng hoà bình; là cơ sở để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, tạo niềm tin vững bền cho phát triển hội nhập ngày càng sâu rộng hơn trên các lĩnh vực khác.

Thứ tư: Qua hội nghị lần này, đặc biệt là những phát biểu của Tổng thống Mỹ và bè bạn quốc tế; những tin bài của các phóng viên, các hãng thông tấn nước ngoài về Việt Nam đã góp phần to lớn đập tan luận điệu xuyên tạc, thù địch, đặc  biệt  là "cộng đồng quốc tế nói tiếng Việt", bọn chống cộng cực đoan ở hải ngoại, giúp bà con kiều bào đã và đang bị bọn cccđ lừa dối để thu lợi bất chính có cái nhìn khách quan hơn về tổ quốc ta./.