TQ đã huy động 24 chiếc tàu đánh cá có trang bị kẹo đồng tiến ra vây đảo Thị Tứ (tuy thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng đã bị Philippines chiếm đóng trái phép từ lâu).
Và trong ngày hôm nay nghe nói kẹo đồng đã được sử dụng đến, nhưng chưa rõ con số thương vong của cả 2 bên.
Xin nói thêm đảo này đang bị Philippin chiếm đóng trái phép nên các anh chị em thiện lành đừng rồ lên vội, cứ bình tĩnh xem chính quyền “dũng cảm” của ông Đu Tê Tê xử lý thế nào.
Nhân tiện cũng nói luôn là năm 1970 các anh VNCH đã dâng cho Phil những đảo sau ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Đông, Loại Ta, Thị Tứ và 4 đảo lớn nhỏ khác nữa. Ở Trường Sa, Hoàng Sa thì có 1 đống nước tuyên bố chủ quyền chứ không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc. Có Đài, Phi, Mã, Indo, thậm chí cả Brunei. Éo mẹ! 😑
Thôi tiện mồm lại xin kể tiếp chánh phủ VNCH đã “giữ đảo” hay như thế nào:
- Từ năm 1956-1960, mấy ảnh đã biếu không cho Campuchia 5 đảo ở phía Tây Nam gồm: Hòn Năng (trong và ngoài), Hòn Tai, Hòn Kiến Vàng, Hòn Keo Ngựa và đảo Hòn Trọc (hay còn gọi là đảo Wai hoặc Poulo Wai).
- Từ 1970 – 1971: Dâng cho Malaysia 7 đảo ở Trường Sa gồm Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Sác Lốt, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa và Bãi Thám Hiểm.
– 1956: Dâng cho Đài Loan đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
– 1959: Tiếp tục dâng cho Đài Loan đảo Ba Bình (đảo nổi lớn nhất ở Trường Sa).
- Năm 1970 Philippines xâm chiếm một số đảo, trong đó có 3 đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa mà Chính phủ VNCH đã tuyên bố và xác lập mốc chủ quyền, gồm Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông, nhưng không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Thậm chí nguồn tin phản ánh việc chiếm đóng đảo của Philipin nhiều tháng sau các nước mới biết, cho thấy Chính phủ VNCH đã “lãng quên” hoặc làm ngơ trước việc chiếm đóng này.
- Năm 1974 sau trận hải chiến giữa hải quân VNCH với Trung Quốc, 36 đảo còn lại ở Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn. Đây là trận chiến mà như nhiều nhà phân tích, những người trong cuộc từng lên tiếng thì nguyên nhân thất bại là do VNCH bị Hoa Kỳ “bán đứng” và sự hèn nhát, nhu nhược của quân đội, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nên nhớ lúc bấy giờ VNCH có lực lượng hải quân hiện đại, không quân xếp thứ 3 thế giới.
🆘 Mịa, lỡ kể các anh VNCH dũng cảm “giữ đảo” rồi thì xin kể tội các anh Cộng Sản đã “bán đảo” như phản động rêu rao cái nhỉ:
- Tháng 4/1975 nhận định Chính phủ VNCH sẽ sụp đổ, nước ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nên đã chủ động giải phóng các đảo nổi trước khi giải phóng trên đất liền:
+ Ngày 14/4/1975 giải phóng đảo nổi Song Tử Tây;
+ Ngày 24/4/1975 giải phóng đảo nổi Sơn Ca;
+ Ngày 27/4/1975 giải phóng đảo nổi Nam Yết;
+ Ngày 28/4/1975 giải phóng đảo nổi Sinh Tồn và Trường Sa Lớn;
- Trong những năm sau đó, tiếp tục chiếm giữ một số đảo nổi:
+ Ngày 10/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi An Bang;
+ Ngày 13/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Sinh Tồn Đông;
+ Ngày 30/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Phan Vinh;
+ Ngày 04/4/1978 đóng quân giữ đảo nổi Trường Sa Đông;
+ Ngày 05/3/1987 đóng quân giữ đảo chìm Thuyền Chài;
+ Ngày 02/12/1987 đóng quân giữ đảo chìm Đá Tây;
Tuy nhiên do lực lượng, trang bị của hải quân hạn chế nên nhiều đảo chìm chúng ta không thể đóng quân, có những đảo đã đến đóng quân nhưng điều kiện sinh sống quá khắc nghiệt nên bộ đội phải rút về, như đá Châu Viên.
- Trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ88, chủ động ngăn chặn âm mưu thôn tính các đảo, bãi chìm của Trung Quốc, đã đóng giữ thành công 10 đảo chìm:
+ Ngày 23/1/1988 đóng quân giữ đá Tiên Nữ;
+ Ngày 05/2/1988 đóng quân giữ Đá Lát;
+ Ngày 06/2/1988 đóng quân giữ Đá Lớn;
+ Ngày 11/2/1988 đóng quân giữ Đá Đông;
+ Ngày 27/2/1988 đóng quân giữ Tốc Tan;
+ Ngày 02/3/1988 đóng quân giữ Núi Le;
+ Ngày 14/3/1988 diễn ra trận hải chiến Trường Sa làm 64 chiến sỹ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin, nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao;
+ Ngày 15/3/1988 đóng quân giữ các đảo chìm Đá Thị, Đá Nam;
+ Tháng 4/1988 chúng ta tổ chức chiến dịch bí mật nhằm chiếm lại Gạc Ma và Len Đao, nhưng chỉ giải phóng được Len Đao.
Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng chúng ta đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ các đảo nổi và 10 đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm 6 đảo chìm (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Gạc Ma), nhưng có thể khẳng định chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng của Trung Quốc.
| 6.3.19
0 nhận xét: