11/4/19

Tại sao lại có thông tin sai lệch về vụ giàn khoan Dongfang 13-2?

Ngày 9/4, một số nguồn tin mạng xã hội dẫn từ Reuters loan tin Trung Quốc đã đưa giàn khoan Dongfang 13-2 vào sâu trong vùng biển Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Thông tin này nhanh chóng được những người có thái độ cực đoan và những người thiếu hiểu biết, lan truyền đi với giọng điệu kích động, cho rằng giàn khoan của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam và lên án chính quyền bưng bít thông tin là hèn nhát trước "giặc xâm lược". Tuy nhiên, khi xác minh lại thông tin trên, vị trí tọa độ đặt giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB của Trung Quốc vẫn còn nằm ở phía Đông đường phân giới Vịnh Bắc Bộ tới 5 km trở lên và hoàn toàn ở trong vùng chủ quyền của Trung Quốc.
Rõ ràng, một hành động tuyên truyền có chủ đích đã được tạo ra nhằm tạo nên làn sóng dư luận trên mạng xã hội nhằm kích động người dân trong nước xuống đường biểu tình, nhằm lặp lại sự kiện HD981 5 năm về trước. Còn nhớ, tháng 5/2014, trước những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ biển đảo VN, đỉnh điểm là việc hạ đặt giàn khoan HD981 tại biển Đông của Trung Quốc, một làn sóng xuống đường biểu tình của công nhân các KCN trên cả nước đã nổ ra. Ban đầu, đây là hành động yêu nước bột phát của người dân Việt Nam, tuy nhiên, các tổ chức phản động, nhất là Việt Tân đã nhìn thấy "cơ hội" phá hoại ở trong đó. Nhanh chóng, hàng chục thành viên Việt Tân cốt cán từ nước ngoài đã nhập cảnh về VN, kết hợp với đám chân rết ở trong nước, tài trợ tiền, băng rôn, khẩu hiệu, kích động công nhân các KCN ở cả nước bãi công, biểu tình. Nguy hại hơn, chúng kích động công nhân đập phá, đốt cháy các công ty nước ngoài không chỉ của Trung Quốc mà còn của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc trong các KCN, đánh đập người nước ngoài đang làm việc ở đây. Thậm chí, nhiều công nhân nước ngoài đã bị đánh đến chết tại một vài KCN (như vụ ở Vũng Áng).

Hậu quả là, hàng nghìn doanh nghiệp bị đốt phá, trộm cắp tài sản, hoạt động sản xuất đình trệ. Chỉ trong 5 ngày, chỉ số VNIndex giảm 8,2%, chạm đáy ở mức 513,9 điểm trong ngày 13/5, hàng nghìn tỷ đồng giá trị cổ phiếu bị cuốn trôi. Kéo theo đó, hàng loạt các doanh nghiệp FDI gây áp lực, đòi rút khỏi VN, hàng chục nghìn công nhân trước đó xuống đường lại đối mặt với nguy cơ thất nghiệp lâu dài. Một đất nước vốn lấy sự ổn định, bình yên để thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở nên mất điểm, gây tâm lý hoảng loạn cho các nhà đầu tư. Để đối phó tình hình, Chính phủ đã phải tổ chức họp mặt các nhà đầu tư, cam kết ổn định tình hình và đồng ý đền bù cho các nhà thiệt hại thông qua hình thức hoàn thuế và bồi thường trực tiếp. Ước tính thiệt hại mà nhà nước phải gánh chịu lên tới hơn 500 triệu USD. Nhà nước và người dân đều chịu thiệt, chỉ riêng mấy tổ chức phản động ung dung tận hưởng thành quả về tập dượt cuộc cách mạng màu vừa xong.

Thế mới hiểu tại sao người ta nói: Phải yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh. Yêu nước là tốt, nhưng đừng để dắt mũi và kích động như vụ HD981 hay vụ Bình Thuận vừa qua các bạn trẻ nhé.

0 nhận xét: