Bài 1: Bản chất phản động “kênh CHTV”
Sau khi các đối tượng trong nhóm
“Phong trào chấn hưng nước Việt” gồm Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần
Hoàng Phúc bị giữ, với bản chất chống đối cực đoan, lại được các đối tượng phản
động lưu vong người Việt đào tạo, huấn luyện, tài trợ từ đầu năm 2018 đến nay,
Lê Văn Dũng hoạt động trở lại; nổi lên với vai trò là người đứng đầu “Phong
trào chấn hưng nước Việt”…
Đối tượng tạo lập nhiều tài khoản như
“Le Văn Dung”, “Le Dung vova”, “Chấn hưng tivi Việt Nam”… thành lập cái gọi là
“Đài truyền hình CHTV Việt Nam”, lôi kéo đối tượng ở các địa phương thực hiện
các kênh của “Đài truyền hình gồm: 1 kênh “Tiếng dân TV”, 1 kênh “Eva TV” và 5
kênh “Chấn hưng TV”. Hiện nay, để đối phó với cơ quan an ninh, khi thực hiện
các video clip, các đối tượng không lấy biểu tượng, logo “Phong trào chấn hưng
nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”.
1. Giữa năm 2018, trên mạng xã hội
facebook, tài khoản facebook “Anton Tuấn” có phát trực tiếp 1 video có tiêu đề
“Doanh nghiệp tư nhân BOT cấu kết với chính quyền các cấp ở huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình để không đền dân theo đúng luật”.
Đối tượng Lê Dũng Vova. |
Đoạn video phản ánh việc “Đài CHTV Việt
Nam” phỏng vấn Tạ Đức Th về các vấn đề có liên quan đến việc đền bù, giải phóng
mặt bằng thi công xây dựng công trình quốc lộ 39B, đoạn qua địa bàn xã Thái
Xuyên, huyện Thái Thụy. Trả lời phỏng vấn người có tên là “Anton Tuấn” tự xưng
là phóng viên kênh 5 của “Đài CHTV Việt Nam”, anh Th cho rằng chính quyền địa
phương đã cấu kết với các doanh nghiệp…, từ đó, không đền bù thỏa đáng cho gia
đình anh theo đúng quy định của pháp luật.
Theo lời của anh Th thì khoảng giữa
năm 2018, anh nhận được điện thoại của ông Tạ Đức H (trú tại huyện Thái Thụy),
thông báo có phóng viên của đài truyền hình trên trung ương về phỏng vấn người
có đơn khiếu nại để đưa lên mạng Internet, đồng thời bảo anh Th sang nhà ông H
phỏng vấn.
Sau khi nhận được điện thoại, anh Th
sang nhà ông H thì thấy có một nhóm tự xưng là phóng viên gồm 4 người đang phỏng
vấn ông H về vấn đề khiếu nại đất đai của ông H. Người này tự xưng là phóng
viên của “Đài CHTV Việt Nam”, đi các nơi phỏng vấn những người có khiếu nại, tố
cáo chưa được chính quyền giải quyết. Những người này còn nói làm phóng sự hoàn
toàn miễn phí. Người trực tiếp phỏng vấn anh Th tự giới thiệu là “Anton Tuấn”,
phóng viên “Đài CHTV”…
Kết thúc buổi làm việc, nhóm phóng
viên này hứa với anh Th sẽ phát video. Nếu chính quyền không giải quyết các yêu
cầu của anh Th, “Đài CHTV” sẽ tiếp tục cử phóng viên về địa phương làm phóng sự.
Trên thực tế, nội dung video clip
trên phản ánh không đúng sự thật. Vào năm 2010, thực hiện chủ trương của tỉnh
Thái Bình về việc nâng cấp, mở rộng đường 39B từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến
Xương đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy, quá trình thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng phục vụ dự án thi công, nhà nước đã tổ chức kê khai, kiểm đếm đền
bù từ năm 2011 đến năm 2014.
Tại xã Thái Xuyên có 305 hộ gia đình
có đất nằm trong khu vực hành lang giao thông quốc lộ 39B, trong đó có hộ gia
đình anh Tạ Đức Th. Căn cứ kết quả kiểm đếm xác định, gia đình ông Th có tiền bồi
thường hỗ trợ tài sản hơn 72 triệu đồng và tiền bồi thường hỗ trợ về đất ở là
trên 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Th chỉ nhận số tiền bồi
thường hỗ trợ về tài sản trên đất quy hoạch làm hành lang an toàn giao thông. Số
tiền còn lại không nhận và đề nghị giữ lại phần đất thổ cư của gia đình. Vào thời
điểm đoạn video clip được phát tán, mặc dù đã nhận số tiền hỗ trợ về tài sản
nhưng gia đình anh Th vẫn chưa chịu tháo dỡ hết phần tài sản nằm trong hành
lang giao thông để các đơn vị thi công.
Sau đó, chủ đầu tư và chính quyền địa
phương đã nhiều lần vận động nhưng anh Th không chấp hành. Trong quá trình đó,
anh Th không cho các đơn vị thi công đoạn qua trước cửa nhà. Chính quyền địa
phương đã phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện nhiều lần vận động, tuyên
truyền.
2. Một trường hợp khác là ông
TNH (cũng trú tại tỉnh Thái Bình). Gia đình ông H có 2 nhân khẩu chưa được
chính quyền xã chia đất nông nghiệp.
Khoảng tháng 6-2018, trong một lần đến
trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội, ông H đã gặp và tiếp xúc với một số
người có mặt tại trụ sở tiếp dân nhưng không biết người này là ai. Những người
này hỏi về việc kiến nghị của ông H. Sau khi nghe ông H trình bày về việc gia
đình những người này nói sẽ giúp ông H đòi quyền lợi bằng cách quay video ông H
khiếu kiện đưa lên “Đài CHTV”.
Từ đó, phát lên mạng xã hội facebook,
gây sức ép từ dư luận để chính quyền vào cuộc, giải quyết chế độ cho ông H. Sau
khi nghe những người này nói vậy, ông H đồng ý và cho địa chỉ nhà để những người
này liên hệ.
Sau đó, có một người đàn ông tự xưng
là người tham gia khiếu kiện về nhà ông H ở Thái Bình. Người này nói sẽ đưa ông
H lên Hà Nội để “Đài CHTV” quay video ông H khiếu kiện. Ông H đồng ý đi theo
người này.
Tại Hà Nội, ông được người tên Tuấn tức
là “Anton Tuấn” tự xưng là phóng viên của “Đài CHTV” phỏng vấn, ghi hình về những
nội dung ông H khiếu kiện. Buổi phỏng vấn diễn ra trong khoảng gần 2 tiếng. Kết
thúc buổi phỏng vấn, họ đưa ông đi ăn cơm sau đó đưa ông H về nhà.
Sau đó, Tuấn nói với ông H sẽ phát buổi
phỏng vấn giữa “Đài CHTV” với ông H lên “Đài CHTV” trên mạng xã hội facebook. Nếu
sau một tháng kể từ ngày phát video, chính quyền địa phương không giải quyết chế
độ chính sách cho ông H thì “Đài CHTV” tiếp tục cho người về đón lên Hà Nội để
phỏng vấn khiếu kiện.
Nội dung video đăng tải, chia sẻ lên
mạng Internet những thông tin sai sự thật đã gây ảnh hưởng đến uy tín của chính
quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Từ năm 2004 đến nay, ông H đã gửi
đến khiếu kiện đến các nơi để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ
chính sách của gia đình. Sau đó, UBND huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã có báo
cáo trả lời đơn của ông H.
Về việc miễn thuế sử dụng đất nông
nghiệp theo chủ trương là miễn thuế cho người có ruộng cấy phải nộp thuế nông
nghiệp. Gia đình ông H chỉ có 1 suất ruộng của vợ ông đã được địa phương miễn
thuế nông nghiệp như các hộ khác trong xã, các con ông và ông không có ruộng cấy
ở địa phương nên không được miễn thuế nông nghiêp là đúng.
UBND xã Thái Hưng đã tiến hành hòa giải
3 đợt, đã kiểm tra thực địa và cắm mốc cho 2 gia đình nhưng 2 bên không đồng ý.
UBND xã đã xác lập hồ sơ báo cáo UBND huyện. Xét thấy việc giải quyết tranh chấp
đất thổ cư giữa 2 gia đình không dứt điểm, UBND xã phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn ông H khởi kiện ra tòa để được tòa án giải quyết.
Căn cứ quyết định 652 ngày 17-11-1993
của UBND tỉnh Thái Bình… thống nhất lấy ngày 1-12-1993 là ngày bắt đầu tính để
giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân. Căn cứ điều 6 tại quy định kèm
theo quyết định 652 xác định gia đình ông H có ông H là người được hưởng chế độ
của Nhà nước nên không được chia ruộng.
Thời điểm tổ chức chia ruộng, hai con
của ông H không có mặt tại địa phương (anh Long và anh Lanh đi bộ đội sau đó
vào miền Nam từ năm 1991, trước ngày thực hiện quyết định 652 và không về địa
phương) do đó không thuộc diện được chia đất. Việc ông H đòi chia đất cho hai
con là sai.
UBND xã Thái Hưng đã phối hợp với các
cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động kết hợp với giải thích…
Tuy nhiên ông H không chấp nhận kết quả trả lời của UBND huyện Thái Thụy mà tiếp
tục khiếu kiện nên bị các đối tượng phản động lợi dụng.
Như vậy là với ý đồ gây bất an dư luận,
các đối tượng trong “Đài CHTV” đã và đang phát tán các video clip chỉ viết một
nửa sự thật… Trong trường hợp này, các đối tượng đã tích cực đi các địa phương,
tìm cách phát triển lực lượng chống đối.
Đặc biệt, chúng lợi dụng tâm lý bức
xúc, sự nhẹ dạ cả tin của những người đầu đơn, khiếu kiện tại các địa phương để
thực hiện ý đồ xấu xa của họ.
Từ đó, Lê Văn Dũng (SN 1970, trú tại
phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội), với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong
trào chấn hưng nước Việt” tự cho mình quyền được phán xét người khác? Vậy “Đài
truyền hình CHTV” là gì và mục đích, ý đồ của các đối tượng cầm đầu là gì?
0 nhận xét: