(Tác giả: Marta Rojas, báo Granma. Dịch: Ngô Mạnh Hùng)
Mặc dù hơn năm triệu người Việt Nam đã ngã xuống, nhưng họ đã thổi hồn vào dân tộc của họ để thống nhất đất nước, đạt được điều mà Bác Hồ mong muốn: một Việt Nam tươi đẹp hơn gấp trăm lần.
Nhiều thế kỷ trước, sau thất bại lần thứ ba của quân xâm lược Mông Cổ trước Đại Việt, Trần Quốc Tuấn - một người An Nam tài giỏi đã viết: "Kẻ thù ỷ vào số đông, ta lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, đem đoản binh mà chế trường trận, ấy là nghệ thuật của chúng ta". Hàng trăm năm sau, quân xâm lược Pháp đã chiếm đóng vùng đất của người An Nam. Một số lượng rất ít du kích Việt Nam đã phải đối mặt với đội quân khổng lồ của Pháp trong gần một thế kỷ, và sau đó là hàng trăm ngàn lính Mỹ với các phương tiện tinh vi và hiện đại bậc nhất, nhưng lần lượt họ đều bị đánh bại.
Đó là cả một nghệ thuật từ vùng đất của người An Nam. Jose Martí đã dạy cho người Cuba từ rất sớm rằng: "Họ là những người dũng cảm nhất, đã chiến đấu và sẽ chiến đấu một lần nữa, những người An Nam tội nghiệp, những người sống bằng cá và gạo, mặc áo lụa, ở châu Á, bên bờ biển".
Hội chợ sách mang đến cho chúng ta một hình mẫu về Việt Nam hưng thịnh cùng lịch sử văn hóa, chính trị và quân sự phi thường của họ. 60 năm sau khi thiết lập mối quan hệ giữa Cuba với quê hương của Hồ Chí Minh, từ một trong những đất nước nhỏ bé đau thương nhất, Việt Nam đã hoàn thành ước mơ của Hồ Chí Minh dành cho người dân của mình. Đã không ai khác có thể làm rạng danh Việt Nam, từ tất cả những cái tên đa dạng nhất, ngoài Hồ Chí Minh - một con người vĩ đại đến mức không thể hình dung được, người đã tranh đấu và tổ chức cho người dân của mình cho đến khi qua đời ở tuổi 79.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, một trong những tác phẩm xuất bản lần đầu ở Cuba do Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà ở phát hành năm 2010, có thể là một ví dụ về những gì Hồ Chí Minh đã đem lại cho nhân dân Việt Nam khi Người đã qua đời.
Tác giả xuất bản tác phẩm này cho biết, Đặng Thuỳ Trâm là một bác sĩ hy sinh khi 27 tuổi, có Nhật ký đến tay người thân 35 năm sau khi cô hy sinh trong chiến đấu, một mình chống lại 150 kẻ xâm lược để ngăn chúng đánh chiếm Bệnh viện dã chiến của cô. Một trạng thái trong nhật ký cô viết:
"Ngày 3 tháng 9 năm 1969:
9h47 sáng, Bác Hồ đã xa chúng tôi mãi mãi. Bác Hồ ơi! Chúng con thề sẽ chiến đấu để thực hiện mong muốn của Người, sự nghiệp còn dang dở của Người: giải phóng miền Nam, giành độc lập và tự do cho Tổ quốc.
Chúng tôi phải chịu đựng điều đau đớn nhất, Bác Hồ đã qua đời. Tôi không khóc, nhưng tôi cảm thấy trái tim mình rớm máu với nỗi đau không thể diễn tả được... Bác Hồ của tôi, của Tổ quốc Việt Nam và của tất cả những người vô sản trên thế giới, Người sẽ không bao giờ chết, tên của Người và lý tưởng của Người sẽ sống mãi...".
Gần một năm sau sự ra đi của Hồ Chí Minh, bác sĩ Đặng Thùy Trâm rơi vào một trận chiến và hy sinh. Hai sĩ quan Mỹ đã tìm thấy nhật ký của cô trong bệnh viện, cô đã chiến đấu ngăn họ đến. Một lính thông dịch của đội quân bù nhìn đã đọc nó cho cả hai sỹ quan Mỹ nghe. Kể từ đó, trong 35 năm, họ đã tìm kiếm gia đình Đặng Thuỳ Trâm, cho đến khi họ tìm thấy, để họ có thể hiểu thêm nhiều về những điều Trâm đã viết, bởi cả ba người đều coi những điều Trâm viết là một điều gì đó cao siêu.
Những tác phẩm văn học mà Việt Nam đã tạo ra trong những năm qua thật phi thường. Đó cũng chính là một nội dung tiền đề của Việt Nam sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Họ đã đào tạo và tuyển dụng giáo viên, thành lập trường lớp để tất cả người dân Việt Nam đều có thể đọc và viết giữa cuộc chiến tranh mà họ phải đối mặt. Và ngay sau đó, như chúng ta đã biết, họ phải chống lại đế quốc Mỹ - kẻ "tán thành miền Nam" - cho đến khi phải chịu "thất bại đáng xấu hổ" vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu bởi cuộc tháo chạy khổng lồ từ Sài Gòn, nơi Mỹ đã lập chính quyền tay sai, để rồi khi đó trở thành một khán giả trên truyền hình, trước toàn thế giới. Đế quốc Mỹ đã kiếm được rất ít so với mất rất nhiều.
Mặc dù hơn năm triệu người Việt Nam đã ngã xuống, nhưng họ đã thổi hồn vào dân tộc của họ để thống nhất đất nước, đạt được điều mà Bác Hồ mong muốn: một Việt Nam tươi đẹp hơn gấp trăm lần.
| 10.2.20
0 nhận xét: