Các
báo cáo về kế hoạch của Trung Quốc tuyên bố Khu vực nhận dạng phòng không
(ADIZ) trên Biển Đông đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong bối
cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Nhưng các chuyên gia vẫn hoài nghi rằng
Trung Quốc sẽ có biện pháp khiêu khích.
Những
bước chuẩn bị đầy tính toán
Những
ngày đầu tháng 6, tờ South China Morning Post đưa tin rằng Bắc Kinh đã lên kế
hoạch cho một ADIZ trên Biển Đông kể từ năm 2010. Trích dẫn một nguồn tin quân
sự Trung Quốc giấu tên, South China Morning Post cho biết, ADIZ sẽ sớm được
công bố và bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của
Việt Nam.
Cũng
theo tờ báo này, gần đây, để chuẩn bị kế hoạch mới, Bắc Kinh đã thực hiện một số
động thái đơn phương để khẳng định quyền tài phán trên Biển Đông. Chẳng hạn,
trong suốt tháng 4 và tháng 5, Trung Quốc đã gửi một tàu khảo sát vào vùng biển
Malaysia để gây áp lực buộc một doanh nghiệp Malaysia phải từ bỏ việc khai thác
tài nguyên.
Vào
tháng 4, Trung Quốc cũng công bố hai khu hành chính mới cai quản quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam – một hành động vi phạm luật pháp
quốc tế. Chưa hết, Trung Quốc còn đặt tên cho 80 thực thể nhỏ bé trong vùng biển
mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền…
Những
bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động đơn
phương, trái pháp luật trên vùng Biển Đông.
Tờ
Berna News nhận định, tuyên bố một ADIZ sẽ là bước đi quan trọng của Trung Quốc
trong chiến lược hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Thực tế, ADIZ là
khu vực mà máy bay dân sự được theo dõi và xác định trước khi tiếp tục vào
không phận đất nước.
Điều
đó có thể có nghĩa là các máy bay dân sự sẽ cần báo cáo sự hiện diện của họ với
kiểm soát không lưu Trung Quốc, và có khả năng bị chặn nếu không thực hiện điều
đó. (7 năm trước, Trung Quốc đã thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông nhưng chưa có
hành động như vậy. Song không ai dám chắc rằng ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ có hành
động tương tự).
Đồng
quan điểm, Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, cho biết ADIZ Biển Đông
mà Trung Quốc đề xuất sẽ bao phủ một khu vực rộng lớn.
“Việc
thực thi nó sẽ đưa ra những thách thức hậu cần lớn cho lực lượng không quân
Trung Quốc và có thể gây ra phản ứng ngoại giao. Hiện Mỹ đang tăng tốc độ của
các chuyến bay máy bay quân sự của họ trên vùng biển này. Không có luật pháp
hay hiệp ước quốc tế nào quy định cụ thể những gì có thể và không thể là một
ADIZ hợp lệ. Về mặt kỹ thuật, giới hạn duy nhất là liệu một quốc gia có sẵn
sàng thực thi việc tuân thủ hay không”, ông Bonnie Glaser nói và phân tích thêm
rằng, câu hỏi về việc Trung Quốc sẽ đi đến đâu để thực thi các ADIZ của mình là
mối quan tâm chính đối với các nước láng giềng.
Nguy
cơ gia tăng đối đầu
Theo
ông Bonnie Glaser, Trung Quốc đã tuyên bố một ADIZ trên Biển Hoa Đông vào năm
2013 để đáp trả chính phủ Nhật Bản mua một số đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh
chấp từ một chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Điều này đã thúc đẩy các cuộc biểu
tình, phản đối của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.
Còn
như khẳng định của ông Brendan Mulvaney, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ
trụ Trung Quốc có trụ sở tại Alabama, Bắc Kinh có thể sẽ thực thi ADIZ ở Biển
Đông tương tự như cách họ thực thi các hoạt động đơn phương khác trên Biển Đông
bằng cách áp dụng ép buộc kinh tế và áp lực ngoại giao đối với các công ty vận
tải hàng không, đội tàu chở khách và các quốc gia khác.
Nhưng
cả ông Bonnie Glaser và Brendan Mulvaney đều không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ dễ
dàng thực thi một ADIZ trên Biển Đông một cách hiệu quả. Hai học giả này cho rằng,
một ADIZ mới có thể mang lại một số lợi ích chiến lược khiêm tốn cho Trung Quốc
bằng cách kiểm soát một khía cạnh khác của Biển Đông.
Nhưng
một tuyên bố như vậy về Biển Đông – vốn là trọng tâm của một cuộc tranh chấp
lãnh thổ sáu chiều, dường như khó hiểu đối với vùng biển, đảo và rạn san hô
trên đại dương – sẽ củng cố nhận thức rằng Trung Quốc đang viết ra các quy tắc
riêng bất chấp luật pháp quốc tế.
Brenda
Mulvaney nhấn mạnh, đây sẽ là một ví dụ khác về việc Trung Quốc coi thường luật
pháp quốc tế, không tuân theo trật tự thế giới và các chuẩn mực quốc tế hiện
nay.
Ngoài
ra, các nhà quan sát quân sự cũng cảnh báo, việc Trung Quốc dự định thiết lập
ADIZ trên Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể gây ra thiệt hại
không thể khắc phục đối với mối quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Lu
Li-Shih, cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng nói rằng việc
xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo, lắp đặt hệ thống radar, bệ phóng tên lửa…
trên các rạn san hô diễn ra trong nhiều năm qua là một phần của kế hoạch ADIZ của
Bắc Kinh. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai
máy bay cảnh báo và điều khiển sớm trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống
ngầm KQ-200 tại khu vực này.
Lu
Li-Shih chỉ rõ: “Những bức ảnh chụp từ vệ tinh do CSIS cung cấp cho thấy các cơ
sở điều hòa không khí đang được xây dựng trên rạn san hô vì các máy bay chiến đấu
cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn trong khu vực. Sau khi triển
khai các máy bay chiến đấu, Trung Quốc sẽ dùng chúng để thực hiện các hoạt động
tuần tra của ADIZ.
Khi
Trung Quốc tuyên bố ADIZ đầu tiên của mình tại biển Hoa Đông, động thái này đã
vấp phải phản ứng dữ dội của Nhật Bản và Mỹ. Trong khi quan hệ giữa Nhật Bản và
Trung Quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Bắc Kinh
và Washington vẫn tăng lên đều đặn, với việc hai bên đụng độ trên nhiều mặt trận,
từ thương mại và công nghệ cho đến các vấn đề về quân sự và tư tưởng.
Quan
hệ Mỹ-Trung đã phải chịu áp lực cao do hậu quả của đại dịch COVID-19, khi hai
bên tranh cãi về cách giải quyết khủng hoảng y tế và nguồn gốc của loại virus
gây chết người này”.
Trong
khi đó, như ông Drew Thompson, một nghiên cứu viên cao cấp của Trường Chính
sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét, Trung Quốc lại
cũng đã và đang tìm cách xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với các nước láng
giềng Đông Nam Á. Nhưng mối quan hệ này có nguy cơ rạn nứt nghiêm trọng nếu
Trung Quốc thông báo một ADIZ trên Biển Đông.
“Một
tuyên bố như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng trong quan hệ của Trung Quốc với
các nước Đông Nam Á, mà cho đến nay hầu hết các nước đã chứng kiến sự khiêu
khích của Trung Quốc, bao gồm cải tạo đất và quân sự hóa các thực thể”, ông
Drew Thompson khẳng định.
0 nhận xét: