25/10/20

THIỆN NGUYỆN - TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ?

 

Bắt nguồn từ bài viết trên fb cá nhân của Huy Đức Osin, anh em dân chủ và anh em báo chí đã quay sang đánh Nghị định 64 về cứu trợ. Anh em cho rằng, nhà nước không cho người dân cứu trợ đồng bào mình, rằng tất cả hàng cứu trợ phải quy về một mối để “cán bộ bớt xén”,… Anh chị em đúng là, biết đọc mà không biết hiểu, chỉ căn cứ vào vài dòng anh Huy Đức đưa lên là bị dắt mũi.




Nói như thế này, về cơ bản, pháp luật không cấm ai hoạt động thiện nguyện cả, trong NĐ64 cũng như vậy, thậm chí nêu rất rõ “Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo Điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp” (Điều 2-NĐ).


Vấn đề là, hoạt động thiện nguyện rất dễ bị lợi dụng, làm sai lệch. Về khía cạnh an ninh, hoạt động thiện nguyện có thể bị anh em ba que lợi dụng để trao tiền tài trợ cho các đồng bọn ở trong nước. Ngay như đợt anh MC Lũ mà dân mạng hay nhắc tới, có thông tin cho rằng, trong số 21 tỷ nhà Lũ nhận được, có số tiền lớn từ nước ngoài gửi về để nhờ chuyển tới đội linh mục Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam,… để chúng tiếp tục kích động biểu tình chống Formosa đợt năm 2016. Thực tế, rất nhiều tổ chức phi chính phủ NGO được Mỹ và phương Tây tài trợ đã hoạt động ở Nga, Ucraina, Venezuena, mà mục đích chính là hỗ trợ cho các nhóm đối lập ở đây. Vậy không quản lý để đến khi chế độ bị lật đổ thì ai chịu trách nhiệm.


Không dừng lại đó, thiện nguyện còn có thể bị các công ty, đại gia lợi dụng để rửa tiền, đánh bóng tên tuổi, đưa tới những hành vi phản cảm mà người dân chính là những người chịu thiệt.


Thứ hai, thiện nguyện tự phát đưa tới việc phân phát nguồn lực xã hội không đều, đưa tới việc có người nhận được nhiều, có người nhận được ít. Xóm có 100 hộ dân, đoàn chỉ có 50 suất, vậy thì phân chia như thế nào; người không nhận được sẽ suy nghĩ ra sao. Hay các đoàn thiện nguyện hầu hết chỉ vào những khu vực dễ vào, còn vùng khó khăn, đi lại khó khăn, người dân lại không nhận được. Vậy quá lãng phí nguồn lực của xã hội hay không?


100 tỷ Thủy Tiên huy động được, rất đáng hoan nghênh, nhưng với cách làm hiện nay là cầm tiền phát cho từng hộ dân, thì có lẽ, đến mùa lũ năm sau, cô ấy vẫn chưa phát hết được. Chưa kể lý do an ninh, an toàn cho chính cô ấy trong quá trình thiện nguyện khi luôn cầm trên tay số tiền lớn. Vậy thì việc thành lập tổ chức thiện nguyện, giao cho người quản lý quỹ, có chi tiêu đàng hoàng, đăng ký với các cấp chính quyền để xem có những ai cần hỗ trợ, thế có phải dễ dàng thực hiện hơn không?


Và nên nhớ, không chỉ có VN mà các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc,… đều có các quy định rất rõ về việc cứu trợ, tình nguyện. Đừng vì một hai thông tin chưa hoàn chỉnh trên mạng rồi quay sang chửi bới Nhà nước, thế đâu phải văn minh đâu.

0 nhận xét: