31/1/21

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG-CÔNG BỐ CÁC ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, ỦY BAN KỈ TRA TW

 

🇻🇳. Sáng 31/1/2021, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tiến hành phiên họp để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.



BỘ CHÍNH TRỊ


Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước


Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ


Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương


Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV thành phố Hà Nội


Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương


Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao


Ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính


Ông Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam


Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an


Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương


Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao


Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh


Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương


Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương


Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương


Ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


𝐁𝐀𝐍 𝐁𝐈́ 𝐓𝐇𝐔̛


🇻🇳. Ban Bí thư Trung ương khoá XIII gồm một số đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 5 đồng chí được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII:


Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc


Bà Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


Ông Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng


Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ


Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


𝐔̉𝐘 𝐁𝐀𝐍 𝐊𝐈𝐄̂̉𝐌 𝐓𝐑𝐀 𝐓𝐑𝐔𝐍𝐆 𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐎́𝐀 𝐗𝐈𝐈𝐈


Gồm 19 đồng chí; ông Trần Cẩm Tú tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.


NAM THANH NIÊN TRỐN CÁCH LY ĐỂ ĐI THĂM NGƯỜI YÊU

 

Tối 30/1, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngành y tế vừa tiếp nhận thông báo và đang tổ chức truy tìm một nam thanh niên có tên Ngô Trường Sinh (SN 1992, ngụ xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) làm nghề lái xe tại Yên Bái và đã bỏ trốn khi đang chờ lấy mẫu xét nghiệm.



Ngày 30/1, anh Sinh bay từ sân bay Nội Bài về sân bay Cam Ranh lúc 9h30 và được nhân viên y tế làm phiếu điều tra dịch tễ, sàng lọc nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Tại đây, anh Sinh có dấu hiệu đau họng nên được chuyển tới khu cách ly của Khoa Truyền nhiễm.


Tuy nhiên, 14h15 cùng ngày, trong lúc chờ làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ thì nhân viên y tế phát hiện anh Sinh không có mặt tại buồng bệnh.


Khi lực lượng chức năng xuống nhà anh Sinh nhưng người này không có mặt ở nhà. Liên lạc qua điện thoại, anh Sinh cho biết đã bắt xe đi tỉnh Bình Thuận thăm người yêu.


(*) Ảnh: Việt Nam quyết thắng đại dịch


SƠN LA PHÁT HIỆN 02 CA DƯƠNG TÍNH LẦN 1 VỚI COVID-19

 

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Sơn La, qua sàng lọc kiểm tra y tế, lần đầu tiên tỉnh Sơn La phát hiện hai trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 tại hai huyện Vân Hồ và Phù Yên.



Theo đó, sáng 31-1, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành hai quyết định thiết lập vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19. Các lực lượng chức năng đã thực hiện thiết lập vùng cách ly y tế đối với xã Mường Men, thuộc huyện Vân Hồ và bản Suối Bí, thuộc xã Mường Cơi, huyện Phù Yên. Mục đích nhằm ngăn chặn lây lan của dịch Covid-19 do biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra. Thời gian thiết lập: 21 ngày kể từ 6 giờ ngày 31-1-2021.



Bà Nguyễn Thị Kim An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La, cho biết, hai trường hợp dương tính với dịch Covid-19 ở huyện Phù Yên và Vân Hồ mới chỉ là xét nghiệm lần đầu, phải chờ thêm nhiều lần xét nghiệm (quy định của Bộ Y tế) mới chính xác.


Để phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp nguyên tắc 5K (đeo khẩu trang bắt buộc; sát khuẩn tay tại khu cách ly, khu dân cư, nơi công cộng; không tụ tập đông người; khai báo y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác).

ĐỀ NGHỊ ĐỒNG BÀO THẬN TRỌNG, TỈNH TÁO TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 ⚠️ ĐỀ NGHỊ ĐỒNG BÀO THẬN TRỌNG, TỈNH TÁO TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI


---

🔥 Ngày 30/1/2021, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) rà quét và phát hiện một số tài khoản facebook đã đăng tải, chia sẻ thông tin được cho là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống dịch COVID-19.




👉 Qua kiểm tra, xin xác nhận nội dung thông tin trên là giả mạo. Đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh COVID-19, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.


---

‼️ CHÚNG TÔI SẼ TIẾP TỤC THÔNG TIN VỀ DIỄN BIẾN PHÒNG, CHỐNG #COVID19 TRONG NHỮNG BẢN TIN TIẾP THEO !!

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC BẦU TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Sáng 31-1, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.



Theo đó, Hội nghị đã bầu đ/c Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.


Hội nghị cũng đã bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.


Theo chương trình Đại hội XIII (sửa đổi), ngày 1-2, kết quả bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ được báo cáo trước toàn thể Đại hội.


Thay mặt Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng đ/c Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.


DANH SÁCH ỦY VIÊN BCHTW ĐẢNG KHOÁ XIII🇻🇳

 


 ------------

1 - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước


2 - Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ


3 - Đồng chí Phạm Minh Chính

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương


4 - Đồng chí Vương Đình Huệ

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV thành phố Hà Nội


5 - Đồng chí Võ Văn Thưởng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương


6 - Đồng chí Trương Thị Mai

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương


7 - Đồng chí Phạm Bình Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao


8 - Đồng chí Tô Lâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an


9 - Đồng chí Lương Cường

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


10 - Đồng chí Nguyễn Hoà Bình

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao


11 - Đồng chí Nguyễn Văn Nên

Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh


12 - Đồng chí Trần Thanh Mẫn

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


13 - Đồng chí Trần Cẩm Tú

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


14 - Đồng chí Phan Đình Trạc

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương


15 - Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng

Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương


16 - Đồng chí Chu Ngọc Anh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội


17 - Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp


18 - Đồng chí Nguyễn Thuý Anh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội


19 - Đồng chí Trần Tuấn Anh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương


20 - Đồng chí Dương Thanh Bình

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội


21 - Đồng chí Bùi Minh Châu

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Thọ


22 - Đồng chí Đỗ Văn Chiến

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc


23 - Đồng chí Hoàng Xuân Chiến

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


24 - Đồng chí Mai Văn Chính

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương


25 - Đồng chí Nguyễn Tân Cương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


26 - Đồng chí Bùi Văn Cường

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk


27 - Đồng chí Nguyễn Phú Cường

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai


28 - Đồng chí Phan Việt Cường

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Quảng Nam


29 - Đồng chí Trần Quốc Cường

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương


30 - Đồng chí Nguyễn Văn Danh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang


31 - Đồng chí Nguyễn Hồng Diên

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương


32 - Đồng chí Đào Ngọc Dung

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội


33 - Đồng chí Đinh Tiến Dũng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính


34 - Đồng chí Nguyễn Chí Dũng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư


35 - Đồng chí Võ Văn Dũng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương


36 - Đồng chí Nguyễn Quang Dương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương


37 - Đồng chí Vũ Đức Đam

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ


38 - Đồng chí Huỳnh Thành Đạt

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ


39 - Đồng chí Nguyễn Khắc Định

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Khánh Hoà


40 - Đồng chí Phan Văn Giang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam


41 - Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Ninh Bình


42 - Đồng chí Trần Hồng Hà

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường


43 - Đồng chí Nguyễn Đức Hải

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội


44 - Đồng chí Nguyễn Thanh Hải

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Thái Nguyên


45 - Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


46 - Đồng chí Lê Minh Hoan

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


47 - Đồng chí Lữ Văn Hùng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu


48 - Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương


49 - Đồng chí Nguyễn Văn Hùng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


50 - Đồng chí Nguyễn Văn Hùng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch


51 - Đồng chí Lê Minh Hưng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng


52 - Đồng chí Lê Minh Khái

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ


53 - Đồng chí Nguyễn Đình Khang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


54 - Đồng chí Trần Việt Khoa

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng


55 - Đồng chí Điểu Kré

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương


56 - Đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Vĩnh Phúc


57 - Đồng chí Chẩu Văn Lâm

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Tuyên Quang


58 - Đồng chí Hầu A Lềnh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


59 - Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương


60 - Đồng chí Lê Thành Long

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp


61 - Đồng chí Nguyễn Văn Lợi

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bình Phước


62 - Đồng chí Võ Minh Lương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


63 - Đồng chí Lê Trường Lưu

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế


64 - Đồng chí Phan Văn Mãi

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre


65 - Đồng chí Châu Văn Minh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam


66 - Đồng chí Lại Xuân Môn

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Cao Bằng


67 - Đồng chí Giàng Páo Mỷ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Lai Châu


68 - Đồng chí Phạm Hoài Nam

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


69 - Đồng chí Trần Văn Nam

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bình Dương


70 - Đồng chí Lê Thị Nga

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội


71 - Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng


72 - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


73 - Đồng chí Đoàn Hồng Phong

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Nam Định


74 - Đồng chí Nguyễn Thành Phong

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh


75 - Đồng chí Hồ Đức Phớc

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước


76 - Đồng chí Trần Quang Phương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


77 - Đồng chí Hoàng Đăng Quang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương


78 - Đồng chí Lê Hồng Quang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh án thường trực Toà án nhân dân tối cao


79 - Đồng chí Trần Lưu Quang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh


80 - Đồng chí Trần Văn Rón

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Vĩnh Long


81 - Đồng chí Vũ Hải Sản

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


82 - Đồng chí Bùi Thanh Sơn

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao


83 - Đồng chí Trần Văn Sơn

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ


84 - Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Hưng Yên


85 - Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn


86 - Đồng chí Nguyễn Đức Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận


87 - Đồng chí Nguyễn Thị Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội


88 - Đồng chí Phạm Viết Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu


89 - Đồng chí Trần Sỹ Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội


90 - Đồng chí Vũ Hồng Thanh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội


91 - Đồng chí Lê Văn Thành

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng


92 - Đồng chí Huỳnh Chiến Thắng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam


93 - Đồng chí Nguyễn Văn Thể

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải


94 - Đồng chí Lê Thị Thuỷ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Hà Nam


95 - Đồng chí Trần Quốc Tỏ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an


96 - Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ


97 - Đồng chí Dương Văn Trang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum


98 - Đồng chí Lê Minh Trí

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao


99 - Đồng chí Lê Hoài Trung

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao


100 - Đồng chí Huỳnh Tấn Việt

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương


101 - Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng


102 - Đồng chí Lê Huy Vịnh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


103 - Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh An Giang


104 - Đồng chí Nguyễn Hữu Đông

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La


105 - Đồng chí Ngô Đông Hải

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình


106 - Đồng chí Đoàn Minh Huấn

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản


107 - Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương


108 - Đồng chí Đặng Quốc Khánh

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Hà Giang


109 - Đồng chí Đào Hồng Lan

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh


110 - Đồng chí Lâm Văn Mẫn

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng


111 - Đồng chí Hồ Văn Niên

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Gia Lai


112 - Đồng chí Nguyễn Hải Ninh

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng


113 - Đồng chí Lê Quốc Phong

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp


114 - Đồng chí Bùi Nhật Quang

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam


115 - Đồng chí Thái Thanh Quý

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An


116 - Đồng chí Nguyễn Văn Thắng

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Điện Biên


117 - Đồng chí Vũ Đại Thắng

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình


118 - Đồng chí Lê Quang Tùng

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị


119 - Đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi


🇻🇳II- Danh sách các đồng chí trúng cử lần đầu Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII


120 - Đồng chí Dương Văn An

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận


121 - Đồng chí Nguyễn Doãn Anh

Tư lệnh Quân khu 4


122 - Đồng chí Đỗ Thanh Bình

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang


123 - Đồng chí Lê Tiến Châu

Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang


124 - Đồng chí Hoàng Duy Chinh

Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bắc Kạn


125 - Đồng chí Ngô Chí Cường

Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Trà Vinh


126 - Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường

Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương


127 - Đồng chí Hoàng Trung Dũng

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh


128 - Đồng chí Hồ Quốc Dũng

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định


129 - Đồng chí Đỗ Đức Duy

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái


130 - Đồng chí Phạm Đại Dương

Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên


131 - Đồng chí Lương Quốc Đoàn

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam


132 - Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn

Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế


133 - Đồng chí Nguyễn Văn Được

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An


134 - Đồng chí Nguyễn Văn Gấu

Chính uỷ Quân khu 9


135 - Đồng chí Vũ Hải Hà

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội


136 - Đồng chí Lê Khánh Hải

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước


137 - Đồng chí Nguyễn Tiến Hải

Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau


138 - Đồng chí Nguyễn Văn Hiền

Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân


139 - Đồng chí Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


140 - Đồng chí Lê Quốc Hùng

Thứ trưởng Bộ Công an


141 - Đồng chí Lê Quang Huy

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội


142 - Đồng chí Đỗ Trọng Hưng

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Thanh Hóa


143 - Đồng chí Trần Tiến Hưng

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh


144 - Đồng chí Nguyễn Xuân Ký

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh


145 - Đồng chí Nguyễn Thanh Long

Bộ trưởng Bộ Y tế


146 - Đồng chí Lê Quang Mạnh

Bí thư Thành uỷ Cần Thơ


147 - Đồng chí Lê Quốc Minh

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam


148 - Đồng chí Trần Hồng Minh

Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng


149 - Đồng chí Hà Thị Nga

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam


150 - Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương


151 - Đồng chí Bùi Văn Nghiêm

Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long


152 - Đồng chí Trần Thanh Nghiêm

Tư lệnh Quân chủng Hải quân


153 - Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc

Thứ trưởng Bộ Công an


154 - Đồng chí Nguyễn Quang Ngọc

Tư lệnh Quân khu 3


155 - Đồng chí Thái Đại Ngọc

Tư lệnh Quân khu 5


156 - Đồng chí Đặng Xuân Phong

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai


157 - Đồng chí Lê Ngọc Quang

Phó Tổng Giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam


158 - Đồng chí Lương Tam Quang

Thứ trưởng Bộ Công an


159 - Đồng chí Nguyễn Văn Quảng

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng


160 - Đồng chí Vũ Hải Quân

Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


161 - Đồng chí Trần Đức Quận

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng


162 - Đồng chí Trịnh Văn Quyết

Chính uỷ Quân khu 2


163 - Đồng chí Nguyễn Kim Sơn

Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội


164 - Đồng chí Nguyễn Thành Tâm

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh


165 - Đồng chí Dương Văn Thái

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang


166 - Đồng chí Lê Đức Thái

Tư lệnh Bộ đội Biên phòng


167 - Đồng chí Nguyễn Hồng Thái

Tư lệnh Quân khu 1


168 - Đồng chí Nghiêm Xuân Thành

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


169 - Đồng chí Phạm Xuân Thăng

Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương


170 - Đồng chí Nguyễn Trường Thắng

Tư lệnh Quân khu 7


171 - Đồng chí Phạm Tất Thắng

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội


172 - Đồng chí Trần Đức Thắng

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương


173 - Đồng chí Lê Đức Thọ

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


174 - Đồng chí Lê Tấn Tới

Thứ trưởng Bộ Công an


175 - Đồng chí Nguyễn Đình Trung

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông


176 - Đồng chí Ngô Văn Tuấn

Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình


177 - Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh


178 - Đồng chí Phạm Gia Túc

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương


179 - Đồng chí Hoàng Thanh Tùng

Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội


180 - Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến

Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội


🇻🇳II- Danh sách các đồng chí trúng cử Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII


1 - Đồng chí Nguyễn Hoài Anh

Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận


2 - Đồng chí Lê Hải Bình

Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương


3 - Đồng chí Võ Chí Công

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Sóc Trăng


4 - Đồng chí Bùi Thế Duy

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ


5 - Đồng chí Vũ Mạnh Hà

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang


6 - Đồng chí Nguyễn Long Hải

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn


7 - Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành uỷ Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước


8 - Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh


9 - Đồng chí U Huấn

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Kon Tum


10 - Đồng chí Trịnh Việt Hùng

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên


11 - Đồng chí Bùi Quang Huy

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh


12 - Đồng chí Nguyễn Phi Long

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định


13 - Đồng chí Hồ Văn Mừng

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Khánh Hoà


14 - Đồng chí Phan Như Nguyện

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu


15 - Đồng chí Y Vinh Tơr

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị uỷ Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk


16 - Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết

Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng


17 - Đồng chí Vương Quốc Tuấn

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh


18 - Đồng chí Mùa A Vảng

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ Điện Biên Đông, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Điện Biên


19 - Đồng chí Huỳnh Quốc Việt

Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau


20 - Đồng chí Nguyễn Minh Vũ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao


NĂM NAY TẾT ĐẾN MUỘN TRÊN ĐẤT CHÍ LINH.

“Alo! Chú đang ở chốt nào? Ra Khu dân cư A, nhà chị B, có 2 người trong diện F1 không chịu đi cách ly, đề nghị chú ra tăng cường vận động...”


“Anh sếp" gọi điện - lúc 0h hơn tí, mình phi xe từ một hộ dân khác, đến nhà chị B. Trong nhà có 2 bà cháu, bà ngoài 50, cháu khoảng 3 tuổi.




Thấy mình mặc quân phục đến, người bà nước mắt ngắn, nước mắt dài trình bày: " không phải là chị không muốn đi, hu hu hu... nhà chỉ còn 2 bà cháu, bố mẹ cháu đi cách ly rồi, 3 con lợn nái vừa đẻ... hu hu hu... hơn 20 con lợn cấn, một đàn vịt, ngan đang chuẩn bị bán thịt tết... Chú bảo chị phải làm sao? Hu hu hu...“. Vừa nói chị vừa đi loanh quanh kiểu như chưa biết làm cách nào? Chưa biết bấu víu vào đâu?


Xót xa quá, kể cũng tội nghiệp thật... nhưng lệnh là lệnh, tính mạng, sức khoẻ mới là quan trọng nhất.


“Chị yên tâm, đêm nay em sẽ đề nghị một cán bộ trong KDC trông nhà cho chị, ngày mai chính quyền sẽ phân công người đến giúp chăn nuôi. Bây giờ lên xe đi cách ly cùng mấy chục người khác đang đợi... blabla... “. Vận dụng tối đa các kỹ năng có được trong thời gian làm chị "Thanh Tâm" cho vài cặp vợ chồng của bạn lúc giận nhau, nhưng trong lòng mình cũng tâm tư lắm. Cả gia tài của người nông dân cơ mà.


Mình nói xong nhìn vào chị, thấy ánh mắt như có luồng điện chạy qua, chị hết khóc, đi vào nhà xách balo lên bảo: “Thế thì sẵn sàng”. Hoá ra chị đã chuẩn bị sẵn để "nhập kho". Thế mà trước đó...


Bước ra đến cổng, trước khi lên xe chị bảo chị rất tin vào công an và nhắc đứa cháu: "Chào bác công an đi con".


Yên vị trên xe, mình thấy chị khẽ mỉm cười, nụ cười hơi méo giống như mùa xuân đến muộn trên đất Chí Linh năm nay ấy...


Chia sẻ đầy xúc động từ anh Nguyễn Huy Kim (CA phường Văn Đức- Chí Linh)

 comcom

30/1/21

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG | Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII

Theo kết quả kiểm phiếu được công bố tại Đại hội vào tối 30/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử Ban chấp hành Trung ương khoá XIII.



Trước đó, vào chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự Đại hội XIII của Đảng đã bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.


Đại hội đã bầu ra 200 Uỷ viên Trung ương khóa XIII, gồm 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được Đại hội bầu vào Ban chấp hành Trung ương khoá XIII.


Theo TPO

ĐẠI HỘI XIII BẦU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA MỚI

Các đại biểu tham dự Đại hội XIII bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới vào cuối giờ làm việc chiều 30/1.



Việc bỏ phiếu diễn ra tại hội trường lớn, nơi Đại hội làm việc ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.


1.587 đại biểu sẽ bầu ra 200 Uỷ viên Trung ương khóa XIII, gồm 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.


Trước khi bỏ phiếu, các đại biểu nghe hướng dẫn ghi phiếu bầu cử và ghi phiếu bầu tại hội trường và phòng họp của Ðoàn đại biểu; việc kiểm phiếu sử dụng phần mềm do Quân ủy Trung ương cung cấp. Đại hội sẽ nghe kết quả bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa XIII trong tối nay.


Ngày mai 31/1, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII sẽ họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG chiều ngày 30/1/2021

🇻🇳 Chiều nay, Đại hội XIII của Đảng bầu 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII


🔹Chiều nay (30/1), Đại hội Đảng chính thức bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, chương trình làm việc rút ngắn 1 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 1/2. Thông tin này được đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (Giám đốc Trung tâm báo chí Đại hội XIII) xác nhận. Trong sáng nay, Trung tâm báo chí sẽ phát thông cáo về nội dung chương trình điều chỉnh cụ thể.


🔹Đầu giờ sáng nay, thay vì làm việc tại đoàn, các đại biểu đã tới hội trường để họp toàn thể với nội dung biểu quyết rút ngắn thời gian làm việc của Đại hội.

Đoàn Chủ tịch trình Đại hội quyết định việc rút ngắn thời gian làm việc, các đại biểu biểu quyết bằng thẻ đảng viên.


🔹Chiều nay, các đại biểu nghe hướng dẫn ghi phiếu bầu cử và ngay sau đó, Đại hội bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố trước Đại hội ngay trong hôm nay.


Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là 200, trong đó có 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết. Nội dung này đã được Đại hội thông qua ngày 28/1.


🔹Tại họp báo trước Đại hội, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết, các ủy viên Trung ương khóa XIII được cơ cấu đảm bảo 3 độ tuổi: dưới 50, từ 50-60, từ 61 tuổi trở lên.


Trong đó, số ủy viên Trung ương phấn đấu dưới 50 tuổi khoảng 15-20%; từ 50 - 60 khoảng 70%; 61 tuổi trở lên trên dưới 10%; cán bộ trẻ khoảng trên 10%, nữ khoảng 12%.


Ứng viên để bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có số dư từ 10 – 15%. Đại hội có thể đề cử, giới thiệu thêm nhưng không quá 30%.


🔹Ngày mai, 31/1, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp phiên thứ nhất bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương...


PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM VỀ VIỆC TRUNG QUỐC THÔNG QUA LUẬT CẢNH SÁT BIỂN

Ngày 29/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát biển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:



Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.


Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó.


Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông./.

GÓC GIAN DỐI -COVID 2019

 


Mặc dù trở về từ Lào qua đường tiểu ngạch ở Quảng Trị, thế nhưng khi về địa phương, V.N.Q. ở Thanh Hóa đã khai báo gian dối làm việc ở TP Pleiku nhằm trốn cách ly phòng chống dịch Covid-19.



Tối 19-1, Công an TP Thanh Hóa đã phối hợp với Công an xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tổ chức đưa nam thanh niên V.N.Q. (SN 1997; ngụ thôn 7, xã Thiệu Khánh) đi cách ly tập trung để phòng chống dịch Covid-19.Từ nước ngoài về Thanh Hóa nhưng khai làm việc ở Pleiku để trốn cách ly.


Anh Q. là trường hợp đi làm ăn tại Lào về địa phương nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thế nhưng đã gian dối trong việc khai báo nơi cư trú và làm việc trước khi về địa phương nhằm trốn cách ly.


Theo đó, ngày 25-1, anh Q. đã đến Công an xã Thiệu Khánh và Trạm Y tế xã Thiệu Khánh khai báo bản thân đi làm ăn ở TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) về địa phương nhằm trốn cách việc cách ly. Tuy nhiên, qua công tác xác minh, Công an TP đã xác định thanh niên này không sinh sống, làm việc tại TP Pleiku.Sau khi xác định được Q. gian dối khai báo, ngay tối ngày 29-1, Công an TP Thanh Hóa đã mời anh Q. lên xã Thiệu Khánh để làm rõ việc này. Lúc này, anh Q. mới thành khẩn khai báo ngày 23-1, anh Q. đã nhập cảnh từ Lào về Việt Nam qua đường tiểu ngạch tại khu vực gần cửa khẩu Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, chứ không phải làm việc ở Pleiku.


Ngay sau đó, Công an TP Thanh Hoá, Công an xã Thiệu Khánh đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đưa anh V.N.Q. đi cách ly tập trung theo đúng quy định.Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, để nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh lan ra cộng đồng, Công an TP Thanh Hóa đề nghị toàn dân phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, trốn cách ly thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý theo quy định.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GHI NHẬN MỘT CA NHIỄM VIRUS SARS-COV-2 ĐẾN TỪ HẢI DƯƠNG

Sáng 30/1, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn ghi nhận ca mắc COVID-19 là nam thanh niên, đến từ huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; đồng thời phát thông báo khẩn tìm hành khách đi trên chuyến bay VN123 ngày 28/1 từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đến Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).



Cụ thể, người này sinh năm 1993, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại thôn Đột Hạ, xã Nam Tâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trưa 28/1, nam thanh niên từ sân bay Nội Bài đi Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN123, sau đó lưu trú tại phòng 202, Khách sạn Như Quỳnh (số 9 Đặng Minh Khiêm, Phường 4, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh). Đến tối 28/1, khi nhận được thông tin về bệnh nhân số 1612 (là anh em họ, cùng dự đám cưới tại Hải Dương) mắc COVID-19, nam thanh niên đã tự khai báo y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh và được đưa đi cách ly tại Bệnh viện Quận 11. Chiều 29/1, kết quả xét nghiệm cho thấy người này mắc COVID-19 và được đưa đi cách ly tập trung điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi trong tình trạng ho, đau đầu, mất khứu giác.


Lịch sử đi lại và tiền sử tiếp xúc của người này tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Trưa 28/1, đi từ sân bay Nội Bài đến sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN213, ghế 31A; đi taxi từ sân bay về Khách sạn Như Quỳnh, có tiếp xúc gần với chủ khách sạn khi làm thủ tục nhận phòng và đến quán cơm 46A đường Thuận Kiều ăn cơm.  


Cơ quan y tế đã xác minh, cách ly tập trung 4 người tiếp xúc gần gồm 2 người trong khách sạn, chủ quán cơm và tài xế taxi cùng 12 trường hợp khách lưu trú trong khách sạn. Điều tra người đi cùng chuyến bay VN213, xác định được 27 người (trong vòng 5 hàng ghế), trong đó 2 người không liên lạc được, 9 người đã chuyển các tỉnh, còn 16 người tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xác minh, cách ly và lấy mẫu. Trong số 260 trường hợp  tiếp xúc khác trên chuyến bay đã xác minh được 9 người, còn 251 người đang chờ thông tin khai báo. Các thành viên tổ bay đã cũng đã được cách ly, lấy mẫu.


Song song đó, ngành y tế phối hợp địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại khách sạn, nơi nam thanh niên đến và các hộ dân xung quanh theo quy định: xử lý vệ sinh khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung, tại nhà những người liên quan; thông báo khẩn tìm người đi cùng chuyến bay VN213 ngày 28/1/2021; thông báo khẩn cho người dân về những địa điểm tiếp xúc của các bệnh nhân để tìm kiếm người tiếp xúc./.

Hôm nay, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục các nội dung về công tác nhân sự

 Theo thông cáo, ngày làm việc thứ tư Đại hội XIII của Đảng, ngày 29.1, Đại hội làm việc cả ngày tại đoàn về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.



Trong buổi sáng, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu tài liệu và thảo luận về nhân sự được dự kiến giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; ghi Phiếu ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.


Tiểu ban Nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về ứng cử, đề cử.


Đoàn Chủ tịch nghe các đồng chí trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.


Vào buổi chiều, Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đến các đoàn.


Các đại biểu ghi Phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.


Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử.


Đoàn Thư ký xin ý kiến Đoàn Chủ tịch về những vấn đề Đại hội cần biểu quyết trong các văn kiện Đại hội XIII.


Trước đó, vào chiều 28.1, Đại hội làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.


Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là 200 đồng chí, gồm 180 đồng chí Uỷ viên chính thức và 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII

 


91 năm 13 kỳ đại hội

Vượt qua bao giông tố thác ghềnh

Đảng giương cao ngọn cờ chói lọi

Chèo lái thuyền Cách mạng Việt Nam

*

Giành độc lập, khai sinh nhà nước mới

Lời tuyên ngôn vang vọng nắng Ba Đình

Trường kỳ 9 năm bền gan đánh Pháp

Viết bản hùng ca Điện Biên Phủ quang vinh

*

Kìa 21 năm non sông chia cắt

Nửa Việt Nam còn bóng giặc âm u

Chào anh giải phóng quân cưỡi xe tăng vào Sài Gòn húc cổng dinh Độc Lập

Để đất nước từ tay vĩnh viễn sạch kẻ thù

*

35 năm quê hương đổi mới

Đạt bao nhiêu thành tựu tự hào

Vận nước thịnh cường, đường đi sáng tỏ

Qua khó khăn Đảng càng vững tay chèo

*

Đại hội Đảng 13 với bao nhiêu kỳ vọng

Cũng là lúc mùa xuân đang đến rất gần

Xin chúc Đảng trường tồn cùng dân tộc

Dẫn dắt đất nước mình đạt nhiều thành tựu vĩ đại hơn

TĐT

TIN VUI: SẼ SỚM TRIỂN KHAI TIÊM VACCINE NGỪA COVID-19

 Sáng sớm nay 30-1, Bộ Y tế thông báo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã phê duyệt cho nhập vắc xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam, vắc xin của Công ty dược AstraZeneca. Việt Nam sẽ mua 30-50 triệu liều trong năm nay.



Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt nhập vắc xin ngừa COVID-19 theo hình thức "nhập khẩu có điều kiện" do đây là vắc xin mới. Dự kiến nhà cung cấp có thể bán cho Việt Nam 30-50 triệu liều ngay trong năm 2021. Trong đó hơn 50.000 liều đầu tiên sẽ về trong đầu tháng 2 này.


Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ từ trước và đã mua theo dạng "đầu tư mạo hiểm", vì thế đã được mua vắc xin với số lượng đáng kể và giá thành vào loại rẻ hơn so với các nước.


Cụ thể, nguồn tin cho biết giá vắc xin mà công ty bán cho Việt Nam sẽ dưới 10 USD/2 mũi tiêm, theo nguyên tắc phi lợi nhuận.


Hiện chưa rõ giá thành tiêm chủng tại Việt Nam là bao nhiêu, nhưng một đơn vị tiêm chủng lớn cũng cho biết họ sẽ triển khai tiêm theo nguyên tắc phi lợi nhuận.


Hội đồng tư vấn cấp giấy phép lưu hành thuốc và sinh phẩm của Bộ Y tế cho biết Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã phê duyệt nhập khẩu vắc xin này sớm. Trong đó Thái Lan phê duyệt lưu hành 1 năm hôm 20-1, Philippines phê duyệt nhập khẩu diện khẩn cấp hôm 28-1 và 30-1 là Việt Nam.


Bộ Y tế cũng cho biết đang thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước, trong đó hiện có 2 vắc xin ngừa COVID-19 nội đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Dự kiến 1 trong 2 vắc xin này có thể ra mắt giữa năm nay nếu cũng được cấp phép khẩn cấp như vắc xin nhập khẩu.

Đôi điều cần bàn về những luận điệu xuyên tạc liên quan Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Ngay sau Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của ta, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và các trung tâm phá hoại tư tưởng tăng cường đưa tin chống phá. Họ muốn gây dư luận không tốt đến Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, lớn hơn là để hạ uy tín của Việt Nam. Tôi không chắc họ có thể đạt được mục đích trên, vì tôi cho rằng với những người am hiểu thời cuộc, những người có kiến thức và tầm nhìn sẽ nhận ra và phản bác được hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc vừa vô căn cứ, đôi khi lại rất “buồn cười” của họ. Sau đây, dưới góc nhìn còn hạn hẹp của một người dân Việt Nam, tôi xin có vài điều chia sẻ thế này:



Thứ nhất, các tổ chức phản động lưu vong đăng đàn một số bài viết cho rằng “Đại hội Đảng lần thứ 13 đang diễn ra trong không khí ngột ngạt dưới sự bảo vệ trực tiếp của 6.000 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội, có cả xe bọc thép và lực lượng công an cả nước”. Tôi xin phép được đưa ra vài con số so sánh như sau: Quân đội Mỹ (15/01) đã xác nhận có khoảng 25.000 quân Vệ binh Quốc gia có mặt tại thủ đô Washington D.C vào tuần lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden và có khoảng 7.000 lính Vệ binh Quốc gia sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Washington, D.C. cho đến hết thời điểm kết thúc phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Donald Trump. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhận được bốn yêu cầu để Lực lượng Vệ binh ở lại thủ đô và cung cấp hỗ trợ cho Cảnh sát Công viên, Cơ quan Mật vụ, Cảnh sát Quốc hội và Sở Cảnh sát thủ đô (MPD). Điều đáng buồn cười ở đây là những con số 25.000 và 7.000 Vệ binh Quốc gia của Mỹ với “nhiệm vụ thực thi pháp luật liên bang và chuẩn bị an ninh” thì không được các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong đem ra bàn luận, chỉ trích, trong khi 6.000 cán bộ chiến sĩ Công an và Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả bảo vệ Đại hội Đảng và toàn bộ đại biểu thì lại bị cho là Việt Nam “bảo vệ Đại hội như chuẩn bị chiến tranh”?!


Thứ hai, các thế lực thù địch tiếp tục với những câu chữ khó có thể chấp nhận được “Không gian mạng cũng trở nên nghẹt thở: Nhưng đâu chỉ bạo lực trong đời thực, trên không gian mạng đã thành lập đội ngũ hàng vạn dư luận viên, bình luận viên, lực lượng AK47 tung tin xuyên tạc, phá rối, ngăn chặn hoạt động thông tin bình thường của người dân”. Trong khi đó, bọn họ thừa biết rằng Chính phủ Mỹ quản lý các tài khoản mạng xã hội cực kì chặt chẽ, có khi chặt chẽ hơn cả Chính phủ Việt Nam. Ví dụ như Twitter ngày 11/01 tạm khóa hơn 70.000 tài khoản liên quan sau cuộc bạo loạn tại Capitol Hill do nhóm ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump gây ra. Đồng loạt tất cả các nền tảng của Facebook, Twitter, Youtube, TikTok và các ứng dụng truyền thông khác thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vào thời điểm bạo loạn. Vậy mà tôi lại không thấy các tổ chức phản động “khóc thuê” giùm ông Trump vì ông đã bị mất đi quyền tự do ngôn luận ngay trên chính đất nước dân chủ của mình? Lực lượng AK47 và dư luận viên ở Việt Nam càng nhiều chứng tỏ Việt Nam kiểm soát tốt các thông tin trên không gian mạng, và tất nhiên Luật An ninh mạng vẫn sẽ được thực thi hiệu quả đối với những tổ chức, cá nhân nào dám lợi dụng mạng xã hội để kích động, xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam.


Thứ ba, chúng cho rằng sau Đại hội, chính sách của Việt Nam sẽ tiếp tục “đánh đổi độc lập tự chủ của đất nước và đưa dân tộc vào con đường mất nước”. Tôi chẳng thấy có sự “bán nước” hay “mất nước” gì ở đây cả. Tôi thấy và tất cả thế giới đều thấy Việt Nam trong những năm qua, mà đặc biệt trong năm 2020 đã ghi được dấu ấn vô cùng mạnh mẽ với bạn bè quốc tế. Hình ảnh của một Việt Nam kiên cường trước đại dịch COVID-19, một Việt Nam có nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, một Việt Nam chung tay cùng thế giới chống lại đại dịch và không bỏ rơi bất kì đồng bào nào ở nước ngoài. Hàng trăm chuyến bay cứu trợ, hàng nghìn đồng bào mắc kẹt đã trở về Việt Nam bình an. Đó là chính sách của Đảng làm “mất nước, bán nước” hay sao? Rồi trong khi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập thể cá y bác sĩ của tuyến đầu chống dịch tại Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… một lòng cùng toàn dân chống dịch thì các cá nhân hay tổ chức phản động có đứng ra hỗ trợ, giúp ích được gì cho đất nước Việt Nam chưa? Đến bản thân những người đó cũng đang chật vật chống chọi với COVID-19 ở nước ngoài mà vẫn giành thời gian để “bàn luận”, “chỉ trích” chuyện một đất nước phòng, chống dịch thuộc top đầu và được toàn thế giới công nhận, có phải quá vô lý chăng?


Thứ tư, bọn họ cho rằng “Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng phá lệ bám ghế quyền lực cao nhất cả nước khi đã bước sang tuổi 77”, còn “Ông Phạm Minh Chính là người chưa từng kinh qua vị trí Phó Thủ tướng hay Bộ trưởng, không có kinh nghiệm điều hành Chính phủ lại giành ghế Thủ tướng”. Vậy chắc tôi cũng nhắc lại một sự thật thế này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tranh cử năm 2021 khi đã bước qua tuổi 75, đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tranh cử năm 2021 ở tuổi thứ 78. Tính ra để kết thúc nhiệm kì bốn năm, ông Joe Biden khi đó cũng đã 82 tuổi. Hẵn là 78 tuổi lớn hơn 77 tuổi, hay sự thật này bọn họ giả vờ như không biết để cứ thế đăng đàn bàn chuyện tuổi tác lãnh đạo Việt Nam? Tôi cũng xin nhắc thêm, ông Trump trước khi bước vào Nhà Trắng năm 2016 là một doanh nhân, một nhà kinh tế và cũng là một nhân vật khá có tiếng tăm đứng sau các chương trình truyền hình thực tế của Mỹ. Điều đó có nghĩa ông Trump chưa từng là một nhà chính trị gia cho đến khi ông tranh cử Tổng thống lần thứ 45 với bà Hillary Cliton. Vậy đó, ông vẫn chiến thắng và làm Tổng thống Mỹ. Vậy tại sao các thế lực thù địch không đứng lên phản đối giúp các chính trị gia lâu năm ở Mỹ đã để một người “ngoại lai chính tri” làm Tổng thống mà lại đi chỉ trích, tung tin về việc bác Phạm Minh Chính chưa từng làm Phó Thủ tướng lại được bầu làm Thủ tướng (mặc dù đây cũng chỉ là thông tin hành lang bên ngoài chưa được kiểm chứng)?


Tóm lại, những luận điệu mà các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc về Đại hội, về công tác cán bộ, về đường lối chính sách của Đảng ta đều mang tính “châm biếm” khi đem lên bàn cân so sánh với một đất nước bọn họ đang sống lưu vong. Hình ảnh lác đác “vài lá cờ vàng ba sọc” với đoàn người biểu tình ngay Capitol Hill ngày 06/01 ủng hộ dân chủ nhân quyền tại Mỹ làm tôi thấy xấu hổ giùm họ. Vì trớ trêu thay, bọn họ chạy trốn “chế độ độc tài ở Việt Nam” để ủng hộ một “xu hướng độc tài” đang nổi lên gây chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ.

29/1/21

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

🇻🇳Hôm nay 29-1, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thực hiện công tác nhân sự



Hôm nay 29-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục làm việc; theo chương trình, Đại hội sẽ dành cả ngày để thực hiện công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch và Đoàn Chủ tịch chủ trì.


Trước đó, chiều 28-1, Đại hội đã nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 đồng chí, gồm 180 đồng chí Ủy viên chính thức và 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết.


Trong diễn văn khai mạc Đại hội, thay mặt Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân  Phúc  khẳng định, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta, không chỉ trong giai đoạn 5 năm 2021-2025 mà cho cả những thập niên tới, cho những thế hệ tương lai của đất nước. Trong đó, cùng với các nhiệm vụ khác theo chương trình, Đại hội có nhiệm vụ bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm những đồng chí thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ to lớn, nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong những năm tới.


Nguồn: Hànộimới.

PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM SẼ NỖ LỰC DẬP DỊCH TRONG 10 NGÀY

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: Việt Nam có thể ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân mới nhưng cả nước sẽ thực hiện mọi biện pháp để nỗ lực dập dịch trong 10 ngày.



“Khả năng có thêm nhiều ca bệnh nữa”


Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp trực tuyến chiều 28/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau khi phân tích, cơ quan chức năng phát hiện chủng mới lây lan rất nhanh. Ở Chí Linh, Hải Dương, virus có thể tồn tại trong cộng đồng tối thiểu 10 ngày. Tuy nhiên, chủng virus này lây hơn nhiều, có thể 3 ngày hết 1 vòng lây nhiễm. Dự kiến, đã xảy ra 4 vòng lây nhiễm ở địa phương này.


"Chiều và tối nay khả năng sẽ có nhiều ca bệnh nữa. Nhưng không vì thế mà chúng ta lo ngại bởi đã lấy mẫu diện rộng hơn trước rất nhiều. Quảng Ninh đã lấy tới diện F3", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các tỉnh phải rất nghiêm túc, luôn luôn với tinh thần sẵn sàng. Tình huống như hôm nay xảy ra tại Hải Dương, Quảng Ninh đã được lường trước. Nếu chúng ta thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch thì có thể tránh được rất nhiều trường hợp đáng tiếc.


Phó Thủ tướng đặt câu hỏi với các địa phương rằng liệu ổ dịch xảy ra ở Chí Linh, Hải Dương có thể xảy ra với tỉnh mình không? Có tỉnh nào dám chắc dịch không xảy ra ở tỉnh mình không?


"Vì thế, điều đầu tiên các tỉnh cần đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không được chủ quan. Điều này tôi luôn luôn nhắc. Cứ một thời gian dài không có ca bệnh ngoài cộng đồng, địa phương chưa bao giờ xuất hiện ca bệnh thì càng rất bình tĩnh. Ví dụ như tại Hải Dương hay khu vực an ninh sân bay ở Vân Đồn nếu thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch thì tại sao nhiễm? Lý do vì có lúc nào đó các đơn vị lơ là, vì lâu ngày không có ca bệnh", Phó Thủ tướng nói.


“Với trường hợp ở Chí Linh, Hải Dương và cảng hàng không Vân Đồn, Quảng Ninh, tại sao một mẻ xét nghiệm lại ra nhiều ca bệnh như thế?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.


Theo Phó Thủ tướng, chỉ riêng sáng 28/1, tại ổ dịch ở Chí Linh đã thêm 72 ca bệnh, ở Vân Đồn là 10 trường hợp. Kể cả ở ổ dịch Đà Nẵng cũng không có mẻ nào một lần xét nghiệm ra 72 ca bệnh. Theo sơ bộ ban đầu nhận định, ổ dịch đã lây nhiễm tối thiểu 10 ngày, với 4 chu kỳ.


"Chủng virus mới lây lan nhanh hơn rất nhiều, có khi chưa hết 3 ngày đã hết 1 chu kỳ", Phó Thủ tướng nói.


Tại ổ dịch Chí Linh, cơ quan chức năng đã lấy gần 4.000 mẫu ở các nhà máy nên mẻ đầu tiên ra 72 ca bệnh. Quảng Ninh cũng đã lấy mẫu xét nghiệm đến tận F3.


"Các nơi phải luôn sẵn sàng, nếu có ca bệnh. Tôi không có gì phải giấu giếm trong đợt xét nghiệm tối nay và sáng mai có nhiều khả năng có nhiều ca bệnh nữa. Tuy nhiên không vì số lượng quá lớn mà lo ngại vì chúng ta đã khoanh vùng và lấy mẫu rất rộng, rộng hơn các lần trước", Phó Thủ tướng nói.


Phó Thủ tướng cũng lưu ý trong chỉ thị mới đây của Thủ tướng, ngoài việc phong tỏa toàn bộ TP Chí Linh, thì Hải Dương hay bất cứ địa phương khác sau này căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để quyết định nơi nào cần phải phong tỏa hay giãn cách xã hội.


Phó Thủ tướng kêu gọi nhân dân đồng lòng


"Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, tôi kêu gọi nhân dân đồng lòng. Chắc chắn phong tỏa là bất tiện vô cùng nhưng không thể làm khác. Nếu làm tốt, kiểm soát tốt thì chúng ta sẽ quay lại bình thường. Nếu không kiên quyết ngay từ đầu, ngại khổ thì chúng ta không lường được hậu quả sau này. Tinh thần ngay từ đầu là nếu phát hiện có ca bệnh phải lập tức khoanh vùng. Ca nghi F1 coi như là F0, là F2 coi như F1", Phó thủ tướng cho biết.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đặc biệt lưu ý các địa phương "phải giữ bằng được bệnh viện". Lý do vì chủng mới lây rất nhanh nên các sở y tế cần nâng mức báo động lên, cảnh giác cao hơn một mức so với trước đây. Tất cả trường hợp sốt, ho... đều đến cơ sở y tế. Chủng mới lây lan rất nhanh, nếu lây lan trong bệnh nhân thì rất nguy hiểm, đặc biệt nếu lây lan ra đội ngũ thầy thuốc.


Ông đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm việc kiểm tra, xử phạt việc đeo khẩu trang nơi công cộng.


"Chúng ta cần đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Một tỉnh như Hải Dương, Bộ Y tế chi viện 6 đơn vị xuống. Nếu chúng ta không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, để có 2-3 nơi như Hải Dương thì Bộ Y tế không chi viện nổi, 10 nơi như Hải Dương thì Bộ Y tế chịu", Phó Thủ tướng nói.


Theo Phó Thủ tướng, nếu các đơn vị thực hiện nghiêm thì sẽ không xảy ra ổ dịch ở Chí Linh, Hải Dương và ở Vân Đồn, Quảng Ninh.


Có 3 nguồn bệnh gồm nguồn bệnh: từ nhóm nhập cảnh hợp pháp, nhóm nhập cảnh bất hợp pháp, và lây nhiễm trong cộng đồng. Trong đó khó lường nhất là lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên nếu các đơn vị, người dân thực hiện các biện pháp an toàn, thông điệp 5K thì có mầm bệnh ở đâu cũng có thể phát hiện ngay.


"Các tỉnh cần phải giám sát rất chặt 3 nguồn trên. Nếu chúng ta làm tốt thì chắc chắn dịch không bùng phát ở Việt Nam, có chăng vài ổ nhỏ có thể khoanh được ngay", Phó Thủ tướng nói. 


"Với ổ dịch Đà Nẵng, chúng ta mất 23 ngày để kiểm soát. Với ổ dịch mới này, virus lây rất nhanh, chúng ta cố gắng hết sức, nhanh hơn virus. Chúng ta quyết tâm trong vòng 10 ngày khoanh vùng và dập dịch ổn định. Đến nay, các địa phương đang chạy đua với thời gian. Tôi có lòng tin với các biện pháp chống dịch quyết liệt chúng ta đang triển khai", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.


Theo DV

QUÂN ĐỘI DÙNG XE ĐẶC DỤNG PHUN KHỬ TRÙNG TẠI QUẢNG NINH

Chiều 28/1, Phòng Hóa học - Bộ tư lệnh Quân khu 3 phối hợp cùng Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức phun khử khuẩn xung quanh khuôn viên Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long. Đây là bệnh viện tiếp nhận BN1553 (P.T.D., nam, 31 tuổi, thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh) là nhân viên Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.



2 xe đặc chủng phục vụ công tác phun hóa chất phòng độc cùng hàng chục chiến sĩ của đơn vị được điều động đến phối hợp cùng nhân viên y tế. Đây là lần đầu tiên quân khu 3 điều động xe đặc chủng đến TP Hạ Long để khử trùng trên diện rộng. Hóa chất sử dụng để phun khử trùng là Cloramin B 25%, Clorine 70% clo hoạt tính.


Một cán bộ của Bộ tư lệnh Quân khu 3, cho biết đơn vị sau khi phun khử khuẩn tại bệnh viện sẽ đến phun khử trùng tại tuyến phố nơi BN1553 sinh sống và toàn bộ sân bay Vân Đồn. Ngoài ra, Phòng Hóa học tiếp tục đưa người và thiết bị đến phun khử trùng tại các điểm thuộc thị xã Đông Triều theo kế hoạch của Sở Y tế Quảng Ninh.

Công an hy sinh giữa thời bình: TỔ QUỐC GHI CÔNG !!!

 

* Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 2 Cảnh sát hy sinh ở Đà Nẵng.


Thủ tướng đã ký Quyết định số 109/QĐ-TTg về việc cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá Đặng Thanh Tuấn và thượng sĩ Võ Văn Toàn.



Ngày 27/1, lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho biết; đơn vị vừa nhận được quyết định trên. Việc truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công sẽ được tổ chức trong thời gian tới.


Trước đó, tối 2/4/2020, Trung tâm chỉ huy thông tin thành phố Đà Nẵng nhận được tin báo có nhóm người đua xe và cướp giật tài sản của người đi đường.


Công an quận Sơn Trà đã triển khai lực lượng truy đuổi. Khi đến khu vực cầu Mân Quang, thiếu tá Đặng Thanh Tuấn và thượng sĩ Võ Văn Toàn va chạm giao thông với nhóm đua xe rồi tử vong tại chỗ.


Công an Đà Nẵng đã bắt 8 thanh niên đưa về trụ sở lấy lời khai. Nhóm này thừa nhận đã tụ tập đông người, đua xe trái phép.


Ngày 27/7/2020, TAND quận Sơn Trà mở phiên tòa xét xử nhóm thanh niên này.


HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Đăng An (19 tuổi) 5 năm tù, Nguyễn Đình Hoàn (cùng 19 tuổi) 4 năm tù, Lê Ngọc Cường (26 tuổi) 2 năm 6 tháng tù và Phạm Hồng Thái (16 tuổi, cùng trú TP Đà Nẵng) 2 năm tù về tội Gây rối trật tự công cộng.


Các bị cáo Nguyễn Văn Cường (28 tuổi), Nguyễn Văn Vinh (26 tuổi, quê quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) và Nguyễn Văn Giang (27 tuổi, quê Thanh Hóa) đều nhận mức án 3 năm tù về tội này.


Trong vụ án này, Nguyễn Đình Long và Nguyễn Văn Huy (ngụ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đều chưa đủ 16 tuổi nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;...


THẾ NÀO LÀ HỒNG PHÚC VÀ ĐẠI HOẠ ??

Đó là khi mà đại hội Đảng XIII đang vào những giờ phút quan trọng nhất, Thủ tướng chính phủ cùng các phó thủ tướng phải vội vã triệu tập ngay cuộc họp để chính thức chiến đấu chống đại dịch đang quay trở lại. 



Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương rời khỏi hội nghị ngay lập tức để về tỉnh nhà chỉ đạo phònng, chống dịch. Đảng là quan trọng nhưng nhân dân quan trọng không kém bởi Đảng từ dân mà ra cho nên trong cơn dầu sôi lử bỏng thì mọi ưu tiên cho đời sống nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Đó là hồng phúc !!


Ngay sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, cuối giờ sáng 28/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục họp với Thường trực Ban Chỉ đạo. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tinh thần dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng có thể nói ổ dịch ở TP. Chí Linh (Hải Dương) và sân bay Vân Đồn phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn những lần chúng ta phát hiện trước đây. Đó là hồng phúc!!


Vừa qua ở đâu đó hai đảng đấu nhau mặc cho số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân hằng ngày, họ chỉ chăm chăm cái ghế tổng thống, đấu đá lẫn nhau mặc cho dân vô gia cư ngày càng nhiều và số người tử vong vì bệnh dịch cũng tăng không kém. Đó là đại hoạ.


nđl

Đôi điều cần bàn về những luận điệu xuyên tạc liên quan Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Ngay sau Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của ta, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và các trung tâm phá hoại tư tưởng tăng cường đưa tin chống phá. Họ muốn gây dư luận không tốt đến Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, lớn hơn là để hạ uy tín của Việt Nam. Tôi không chắc họ có thể đạt được mục đích trên, vì tôi cho rằng với những người am hiểu thời cuộc, những người có kiến thức và tầm nhìn sẽ nhận ra và phản bác được hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc vừa vô căn cứ, đôi khi lại rất “buồn cười” của họ. Sau đây, dưới góc nhìn còn hạn hẹp của một người dân Việt Nam, tôi xin có vài điều chia sẻ thế này:



Thứ nhất, các tổ chức phản động lưu vong đăng đàn một số bài viết cho rằng “Đại hội Đảng lần thứ 13 đang diễn ra trong không khí ngột ngạt dưới sự bảo vệ trực tiếp của 6.000 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội, có cả xe bọc thép và lực lượng công an cả nước”. Tôi xin phép được đưa ra vài con số so sánh như sau: Quân đội Mỹ (15/01) đã xác nhận có khoảng 25.000 quân Vệ binh Quốc gia có mặt tại thủ đô Washington D.C vào tuần lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden và có khoảng 7.000 lính Vệ binh Quốc gia sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Washington, D.C. cho đến hết thời điểm kết thúc phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Donald Trump. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhận được bốn yêu cầu để Lực lượng Vệ binh ở lại thủ đô và cung cấp hỗ trợ cho Cảnh sát Công viên, Cơ quan Mật vụ, Cảnh sát Quốc hội và Sở Cảnh sát thủ đô (MPD). Điều đáng buồn cười ở đây là những con số 25.000 và 7.000 Vệ binh Quốc gia của Mỹ với “nhiệm vụ thực thi pháp luật liên bang và chuẩn bị an ninh” thì không được các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong đem ra bàn luận, chỉ trích, trong khi 6.000 cán bộ chiến sĩ Công an và Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả bảo vệ Đại hội Đảng và toàn bộ đại biểu thì lại bị cho là Việt Nam “bảo vệ Đại hội như chuẩn bị chiến tranh”?!


Thứ hai, các thế lực thù địch tiếp tục với những câu chữ khó có thể chấp nhận được “Không gian mạng cũng trở nên nghẹt thở: Nhưng đâu chỉ bạo lực trong đời thực, trên không gian mạng đã thành lập đội ngũ hàng vạn dư luận viên, bình luận viên, lực lượng AK47 tung tin xuyên tạc, phá rối, ngăn chặn hoạt động thông tin bình thường của người dân”. Trong khi đó, bọn họ thừa biết rằng Chính phủ Mỹ quản lý các tài khoản mạng xã hội cực kì chặt chẽ, có khi chặt chẽ hơn cả Chính phủ Việt Nam. Ví dụ như Twitter ngày 11/01 tạm khóa hơn 70.000 tài khoản liên quan sau cuộc bạo loạn tại Capitol Hill do nhóm ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump gây ra. Đồng loạt tất cả các nền tảng của Facebook, Twitter, Youtube, TikTok và các ứng dụng truyền thông khác thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vào thời điểm bạo loạn. Vậy mà tôi lại không thấy các tổ chức phản động “khóc thuê” giùm ông Trump vì ông đã bị mất đi quyền tự do ngôn luận ngay trên chính đất nước dân chủ của mình? Lực lượng AK47 và dư luận viên ở Việt Nam càng nhiều chứng tỏ Việt Nam kiểm soát tốt các thông tin trên không gian mạng, và tất nhiên Luật An ninh mạng vẫn sẽ được thực thi hiệu quả đối với những tổ chức, cá nhân nào dám lợi dụng mạng xã hội để kích động, xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam.


Thứ ba, chúng cho rằng sau Đại hội, chính sách của Việt Nam sẽ tiếp tục “đánh đổi độc lập tự chủ của đất nước và đưa dân tộc vào con đường mất nước”. Tôi chẳng thấy có sự “bán nước” hay “mất nước” gì ở đây cả. Tôi thấy và tất cả thế giới đều thấy Việt Nam trong những năm qua, mà đặc biệt trong năm 2020 đã ghi được dấu ấn vô cùng mạnh mẽ với bạn bè quốc tế. Hình ảnh của một Việt Nam kiên cường trước đại dịch COVID-19, một Việt Nam có nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, một Việt Nam chung tay cùng thế giới chống lại đại dịch và không bỏ rơi bất kì đồng bào nào ở nước ngoài. Hàng trăm chuyến bay cứu trợ, hàng nghìn đồng bào mắc kẹt đã trở về Việt Nam bình an. Đó là chính sách của Đảng làm “mất nước, bán nước” hay sao? Rồi trong khi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập thể cá y bác sĩ của tuyến đầu chống dịch tại Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… một lòng cùng toàn dân chống dịch thì các cá nhân hay tổ chức phản động có đứng ra hỗ trợ, giúp ích được gì cho đất nước Việt Nam chưa? Đến bản thân những người đó cũng đang chật vật chống chọi với COVID-19 ở nước ngoài mà vẫn giành thời gian để “bàn luận”, “chỉ trích” chuyện một đất nước phòng, chống dịch thuộc top đầu và được toàn thế giới công nhận, có phải quá vô lý chăng?


Thứ tư, bọn họ cho rằng “Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng phá lệ bám ghế quyền lực cao nhất cả nước khi đã bước sang tuổi 77”, còn “Ông Phạm Minh Chính là người chưa từng kinh qua vị trí Phó Thủ tướng hay Bộ trưởng, không có kinh nghiệm điều hành Chính phủ lại giành ghế Thủ tướng”. Vậy chắc tôi cũng nhắc lại một sự thật thế này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tranh cử năm 2021 khi đã bước qua tuổi 75, đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tranh cử năm 2021 ở tuổi thứ 78. Tính ra để kết thúc nhiệm kì bốn năm, ông Joe Biden khi đó cũng đã 82 tuổi. Hẵn là 78 tuổi lớn hơn 77 tuổi, hay sự thật này bọn họ giả vờ như không biết để cứ thế đăng đàn bàn chuyện tuổi tác lãnh đạo Việt Nam? Tôi cũng xin nhắc thêm, ông Trump trước khi bước vào Nhà Trắng năm 2016 là một doanh nhân, một nhà kinh tế và cũng là một nhân vật khá có tiếng tăm đứng sau các chương trình truyền hình thực tế của Mỹ. Điều đó có nghĩa ông Trump chưa từng là một nhà chính trị gia cho đến khi ông tranh cử Tổng thống lần thứ 45 với bà Hillary Cliton. Vậy đó, ông vẫn chiến thắng và làm Tổng thống Mỹ. Vậy tại sao các thế lực thù địch không đứng lên phản đối giúp các chính trị gia lâu năm ở Mỹ đã để một người “ngoại lai chính tri” làm Tổng thống mà lại đi chỉ trích, tung tin về việc bác Phạm Minh Chính chưa từng làm Phó Thủ tướng lại được bầu làm Thủ tướng (mặc dù đây cũng chỉ là thông tin hành lang bên ngoài chưa được kiểm chứng)?


Tóm lại, những luận điệu mà các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc về Đại hội, về công tác cán bộ, về đường lối chính sách của Đảng ta đều mang tính “châm biếm” khi đem lên bàn cân so sánh với một đất nước bọn họ đang sống lưu vong. Hình ảnh lác đác “vài lá cờ vàng ba sọc” với đoàn người biểu tình ngay Capitol Hill ngày 06/01 ủng hộ dân chủ nhân quyền tại Mỹ làm tôi thấy xấu hổ giùm họ. Vì trớ trêu thay, bọn họ chạy trốn “chế độ độc tài ở Việt Nam” để ủng hộ một “xu hướng độc tài” đang nổi lên gây chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ.


Minh Đăng

Sáng 29/1, phát hiện thêm 9 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Sáng 29/1, phát hiện thêm 9 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

             Bản tin 6h ngày 29/1 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết: Vừa phát hiện thêm 9 ca mắc COVID-1 trong cộng đồng, Việt Nam có tổng 1.651 ca bThông tin về các ca mắc COVID-19 mới cụ thể như sau:


Thành phố Hải Phòng ghi nhận 1 ca bệnh (BN1561) và tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 1 ca bệnh (BN1565), đều có địa chỉ thường trú tại tỉnh Hải Dương và có liên quan dịch tễ đến ổ dịch tại Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 10 ca bệnh ngày 28/1 (BN1562-1564 và BN1566-1572) và 2 ca bệnh mới ngày 29/1 (BN1573-1574) có liên quan dịch tễ với trường hợp mắc bệnh trước đó là bệnh nhân BN1553.

Tỉnh Hải Dương ghi nhận 72 trường hợp mắc ngày 28/1 (BN1575-1580 và BN1582-1647) và 4 trường hợp mắc mới ngày 29/1 (BN1648-1651), có địa chỉ thường trú tại tỉnh Hải Dương (67) tỉnh Quảng Ninh (9). Các bệnh nhân này đều có liên quan dịch tễ với ổ dịch tại Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Thành phố Hà Nội ghi nhận 1 ca bệnh (BN1581) có địa chỉ thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, có liên quan dịch tễ với trường hợp mắc bệnh trước đó là bệnh nhân BN1553.

Như vậy, tính đến 6h ngày 29/1, Việt Nam có tổng cộng 1.651 ca mắc COVID-19, trong đó, có 786 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước; số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 647 ca; số ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh là 865.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 21.345 người.

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổng số ca bệnh được điều trị khỏi là 1.430; 35 ca tử vong.

Hiện số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 14 ca. Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 10 ca. Số ca âm tính lần 3 trở lên với SARS-CoV-2 là 12 ca.

 

Không có chuyện bệnh nhân ở  Quảng Ninh hát karaoke có ‘tay vịn’

Không có chuyện bệnh nhân ở Quảng Ninh hát karaoke có ‘tay vịn’

 


Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Quảng Ninh bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng xã hội thông tin về một bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Quảng Ninh khai báo đi hát karaoke có ‘tay vịn’.


Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Quảng Ninh bác bỏ thông tin ca bệnh ở Quảng Ninh hát karaoke có ‘tay vịn’ – Ảnh: Facebook

Ngày 28-1, trên Facebook lan truyền hình ảnh một văn bản kê khai lịch trình di chuyển, sinh hoạt của bệnh nhân có tên P.A.T., được cho là bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Quảng Ninh, trong đó có nội dung đáng chú ý là bệnh nhân khai đi hát karaoke có “tay vịn”.

Nội dung “tờ khai” này được chia sẻ rộng rãi và gây xôn xao dư luận. Thậm chí một số trang mạng còn đăng tải thông tin truy tìm “tay vịn” có mặt tại phòng hát của anh P.A.T..

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 28-1, đại diện Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết qua rà soát, tỉnh có 1 trường hợp tên P.A.T. ở TP Cẩm Phả thuộc diện F1 hiện đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh. Anh T. đã được xét nghiệm và cho kết quả âm tính lần 1.

“Nội dung tờ khai trên không phải do anh T. hay cơ quan chức năng địa phương phát hành mà  do các đối tượng xấu tự biên, đăng tải với mục đích làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng đến công tác truy vết, phòng chống dịch” – đại diện Sở Thông tin và truyền thông khẳng định.

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang truy nguồn gốc bản kê khai trên, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đăng tải, chia sẻ “tờ khai” này.

 

 

MỘT KỲ ĐẠI HỘI VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT

Đại hội XIII là kỳ Đại hội hiếm hoi diễn ra ngay trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 hoành hành trên toàn cầu. Có lẽ đây sẽ là kỳ Đại hội đầu tiên mà ngay giữa phiên làm việc của Đại hội có một Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, một Bí thư Ban cán sự Đảng, một Thủ tướng Chính phủ, thành viên Đoàn Chủ tịch Đại hội đã phải đổi lịch làm việc để chủ trì họp khẩn chỉ đạo công tác chống dịch ngay tại nơi đang diễn ra Đại hội, lần đầu tiên có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế cũng xin vắng mặt tại Đại hội để cùng chỉ đạo toàn ngành y tế vào cuộc chống dịch, lần đầu tiên mà cùng một lúc có 2 đồng chí là Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh phải rời Đại hội tức tốc về địa phương nắm bắt tình hình, khoanh vùng, dập dịch. 



Ngay tại Đại hội XIII, toàn thể quốc dân đồng bào thấy được đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dù tóc đã bạc trắng khi chủ trì đại hội nhưng vẫn mạnh mẽ nêu lên quyết tâm phát triển đất nước, quyết tâm chống tham nhũng, đưa dân tộc ta ngẩng đầu sánh vai với các cường quốc năm châu: "Không thế lực thù địch nào cản nổi bước chân dân tộc ta đi lên", ngay tại kỳ Đại hội này, toàn thể quốc dân đồng bào cũng ấn tượng với ánh mắt của đồng chí Thủ tướng Chính phủ khi dừng lại giữa đại hội và đi chỉ đạo chống dịch - ánh mắt như thể đang nhìn quân thù và cho thấy quyết tâm của ông khi bước vào cuộc chiến mới, cũng tại Đại hội này quốc dân đồng bào thấy rõ đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng chính phủ tóc đã bạc đi rất nhiều, người cũng gầy hơn - ngay tại cuộc họp ông nêu mục tiêu khống chế dịch trong 10 ngày. 


Đại hội XIII sẽ ghi tên mình vào lịch sử như là một trong các kỳ Đại hội đặc biệt nhất. Kỳ Đại hội diễn ra trong bối cảnh thế giới phức tạp cả về chính trị, kinh tế lẫn y tế. Một kỳ Đại hội vừa hoạch định chiến lược phát triển đất nước không chỉ trong 5 năm, 10 năm mà còn có tầm nhìn đến 20, 30 năm sau với các mốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 100 năm ngày lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hướng mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay trong Đại hội đã nói: "Với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, chúng ta vẫn có thể tự hào đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ và tiềm lực như ngày hôm nay!". 

28/1/21

“Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá”

“Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá”

            Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng, đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển của Đảng.

Sáng 27/1, trả lời báo chí bên lề Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Xuân Thắng – Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, trong suốt quá trình đổi mới, đặc biệt 5 năm qua, nhất là sau khi có Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái…, công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn được triển khai bài bản, hệ thống, nhất quán và rất quyết liệt từ T.Ư đến địa phương.


Ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, công tác này được thể hiện ở việc lần đầu tiên Việt Nam có Ban chỉ đạo thống nhất cả bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận về công tác tư tưởng, về văn học nghệ thuật. Sau đó, chỉ đạo này được triển khai từ Trung ương đến địa phương và tất cả đều có các Ban chỉ đạo, vào cuộc rất bài bản. Cả hệ thống đã xây dựng được một kế hoạch, chương trình để thực hiện cuộc đấu tranh này có trọng tâm, trọng điểm cả trước mắt và đặt cơ sở cho việc bảo vệ nền tảng một cách thường xuyên, liên tục.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng trả lời báo chí bên lề Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

“Kết quả, vừa qua chúng ta đã giải quyết mối quan hệ rất tốt giữa việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, phát triển đất nước, đồng thời là những kết quả rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ vừa qua. Có thể nói đây là kết tinh của trí tuệ, sức sáng tạo và khẳng định rằng, chúng ta dựa trên nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, các nguyên tắc của Đảng và thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo và do đó, có thể nói đây là nội dung rất quan trọng để thực hiện việc xây dựng Đảng toàn diện, cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ và đã mang lại kết quả rất tích cực”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới đấu tranh trên các loại hình báo chí cũng như trên mạng xã hội. Đây là điểm rất mới, một mặt xây dựng luận cứ để có đấu tranh thật sự thuyết phục và hiệu quả, nhất là trên mạng xã hội, với những bài viết ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục để đông đảo mọi người hiểu sâu được quan điểm, đường lối của Đảng.

“Chúng ta đấu tranh trực diện với những luận điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các thế lực thường lợi dụng những sự kiện lớn hoặc là những vấn đề nóng để xuyên tạc, lệch lạc, gây ra tình trạng mơ hồ, hiểu không đúng thì chúng ta đấu tranh. Đấu tranh này phải thiết thực, đồng bộ cả việc xây dựng các luận cứ cho đấu tranh cũng như các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật để gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng”, ông Thắng nói.

Thực tế, trước khi vào Đại hội XIII của Đảng, gần như 80-85% các thông tin xấu độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị gỡ bỏ.

Với câu hỏi “Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là những thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá. Vậy chúng ta phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như thế nào?”, ông Nguyễn Xuân Thắng nêu thực tế, đất nước càng thành công thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng điên cuồng chống phá.

Trong bối cảnh mới hiện nay, thế giới khu vực nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự đoán, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa nước lớn…đang chi phối rất mạnh. Nền tảng công nghệ phát triển cũng bao gồm hai mặt, một mặt mang đến cơ hội mới nhưng đồng thời mang rất nhiều thách thức mới.

“Do đó, việc các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá, sử dụng tất cả những công nghệ mới để chống phá chúng ta một cách rất tinh vi nên cuộc đấu tranh này sẽ là một cuộc đấu tranh bền bỉ, thường xuyên, quyết liệt, đồng bộ và với sự tham gia của tất cả mọi chúng ta trong Mặt trận tư tưởng lý luận. Tôi muốn nói đến vai trò của những người làm công tác lý luận, xây dựng luận cứ, vai trò của những cơ quan thông tin truyền thông về xây dựng những giải pháp tích cực”, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư nhận định.

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, việc phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý để bảo vệ vững chắc tất cả những thành quả của đất nước, đồng thời đấu tranh với các thế lực thù địch để làm thế nào để vừa răn đe, cảnh báo nhưng vẫn xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, trực tiếp đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, với sự tham gia không chỉ của các lực lượng chuyên trách mà của toàn bộ hệ thống chính trị và của người dân trong xã hội: “Dân ta nói Đảng ta là của chính người dân và người dân tham gia và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”./.