30/6/21

 FACEBOOK CÁ NHÂN NHƯNG CÓ PHẢI VIẾT CÁI GÌ CŨNG ĐƯỢC 

Mới đây, một bài viết trên trang facebook của tổ chức phản động Việt Tân lập luận rằng “facebook là trang cá nhân của mỗi người, họ muốn viết cái gì là quyền của họ”. Bài viết này viện dẫn điều 25 của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp. Bài viết này “đòi quyền” cố tình lờ đi phần “nghĩa vụ” của mỗi người. Hiến pháp quy định việc thực hiện các quyền này phải do pháp luật quy định hay nói cách khác là tuân thủ pháp luật.

 Rõ ràng, facebook cá nhân thuộc sở hữu riêng của mỗi người, là diễn đàn để mọi người có thể chia sẻ thông tin với nhau. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng facebook cá nhân đó phải tuân theo quy định pháp luật chứ không phải thích làm gì cũng được như kiểu “cái cùn” của Việt Tân. Sống trong xã hội phải tuân theo trật tự, khuôn khổ pháp luật, không làm phương hại đến gười khác. 

 Hãy hình dung, việc sở hữu facebook cá nhân cũng giống như việc sở hữu xe hơi. Việc điều khiển nó tham gia giao thông nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn chết người có thể bị xử lý hình sự. Ở đây, facebook cá nhân nếu sử dụng vào các mục đích mà pháp luật cấm như: "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc…Rõ ràng, facebook cá nhân là sở hữu riêng của mỗi người nhưng việc sử dụng nó không được gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước, xâm hại quyền, lợi ích, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…" (theo Nghị định 15/2020-NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử) 

 Lâu nay, nhiều đối tượng đội lốt “dân chủ” vẫn viện dẫn Điều 25 của Hiến pháp “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” để công khai hoạt động chống phá, xuyên tạc trên mạng xã hội. Tuy nhiên, phải nhớ rằng Hiến pháp quy định cả quyền và nghĩa vụ. Điều quan trọng của việc thực hiện các quyền vừa nêu là: “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Có nghĩa rằng, không phải thích làm gì cũng được, không ai có quyền đứng trên pháp luật. Vậy nên, các hành vi tung tin sai sự thật, trên mạng xã hội bị xử lý là hoàn toàn bình thường, cũng không phải là sự “vi phạm dân chủ, nhân quyền”.

0 nhận xét: