Ngày 24/6/2021,
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Lê Quân, Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịchUBND tỉnh Cà Mau, giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nôi.
Cùng ngày, Báo
Tuổi trẻ online có bài viết “Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau làm Giám đốc Đại
học Quốc gia Hà Nôi”. Tôi đọc một mạch vì cái tin nóng hổi này. Mới chỉ
thoáng đọc cái title có vẻ như không thật phù hợp, nhưng đọc kỹ bài viết tôi thấy
công tác nhân sự của Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua là rất sáng suốt,
đổi mới, sáng tạo, thận trọng, có bài bản chỉn chu, mang đậm tính bồi dưỡng cả
về chuyên môn, lý luận và thực tiễn có tính kế thừa, lựa chọn không bỏ sót nhân
tài cho đất nước. Lý lịch khoa học và tiểu sử của ông Lê Quân đã hội tụ đầy đủ
tiêu chuẩn Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nôi. Thứ nhất ông Lê Quân sinh năm
1974, tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, là đại biểu Quốc hội khóa XIV và vừa
qua đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Thứ hai về trình độ chuyên môn, học
hàm học vị: ông Lê Quân là tiến sĩ khoa học quản trị tại Đại học Tổng hợp
Toulon, một ngôi trường danh tiếng của Cộng hòa Pháp và thế giới. Ngoài ra, ông
còn là chuyên gia về phát triển nguồn nhân lực và khởi nghiệp, một chuyên ngành
rất cần trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay. Ông được công nhận PGS năm 2009
và Giáo sư năm 2017. Thứ ba, về quá trình công tác và trưởng thành: Năm 2014
ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nôi; Năm 2017 ông được bổ
nhiệm Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội; Năm 2020, ông là Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
Tôi rất hy vọng
và phấn khởi chờ mong Tân Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nôi sẽ góp phần vào thực
hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cụ thể trong phần “Tầm
nhìn và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030” tại mục 3 có đoạn:
“Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên
cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực
trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần
bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”.
Cũng trong
ngày, tôi lại đọc được bài viết: “Trường đại học không phải là một nồi lẩu thập
cẩm” của Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu đăng tải trên mạng, không hiểu lý do
tại sao mà ông Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu lại giật title đó, vì nội dung bài viết
và cái tựa đề không ăn nhập với nhau.
Cũng chẳng rõ
vì nguyên nhân nào mà ông Tiến sĩ lại tỏ vẻ giọng điệu hằn học, bất mãn khi viết:
“Tin ông Lê Quân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau,
cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nôi– là một tin không vui cho nền đại học Việt Nam.”? Để viện
dẫn cho những dòng viết trên Tiến sĩ sơ lược về quá trình công tác của ông Lê
Quân, nhưng Tiến sĩ đã cố tình bỏ qua hay là nắm không thật chắc một số tiểu sử
lý lịch khoa học và quá trình công tác của ông Lê Quân? Để rồi Tiến sĩ buông ra
câu: “Nhưng từ khi giữ chức Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, rồi Phó Bí thư tỉnh
ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thì thực chất ông Quân đã rời xa “cánh đồng”
giáo dục đại học”. Điều này cũng khẳng định một điều, đúng là “Tiến
sĩ Viện sĩ toán” chỉ nên làm toán, nghiên cứu toán, chứ làm chính trị
và làm quản lý thì quả là còn rất non nớt, nhất lại muốn tham gia vào công tác
nhân sự thì còn rất xa vời, mang nặng tính chuyên môn đơn thuần. Tiến sĩ Chu
cũng cần cập nhật thêm thông tin rằng, trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại
hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 90-QĐ/TW ngày 04/8/2017
về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Đại học Quốc
gia Hà Nội (VNU) giữ vai trò quan trọng của hệ thống giáo dục Việt Nam và dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) là
trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học là nơi chuyển giao tri thức và công nghệ;
đa ngành, đa lĩnh vực, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ
cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học phát triển ngang tầm khu vực và tiến
dần đến trình độ quốc tế. Do đó việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) là việc làm rất thận trọng, đảm
bảo đúng tiêu chuẩn và quy trình. Đối chiếu với các quy định của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, GS-TSKH Lê Quân, hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng lực có tâm có tài
và có tầm đảm nhận trọng trách Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Chứ không thể
là cái “nồi lẩu thập cẩm” như cách suy nghĩ thiển cận, hẹp
hòi, cách viết đầy mỉa mai, châm biếm của “Tiến sĩ -Viện sĩ toán học” Nguyễn
Ngọc Chu, già nua và bắt đầu lẩm cẩm, luôn luôn đố kỵ, coi thường lớp trẻ.
GS-TSKH Lê Quân
với 47 tuổi đời đã từng tu nghiệp nước ngoài, tốt nghiệp cao cấp lý luận chính
trị, là đại biểu Quốc hội khóa XIV và vừa qua đã trúng cử đại biểu Quốc hội
khóa XV; GS-TSKH Lê Quân đã kinh qua Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
(VNU); Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, mảnh
đất cực Nam của Tổ quốc Việt Nam, nay được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nội (VNU là rất chuẩn chỉnh. Không hiểu vì cớ gì mà“Tiến sĩ -Viện sĩ
toán học” phải rên rỉ, rêu rao và tỏ ý không vui cơ chứ, phải chăng chỉ
là do bảo thủ, trì trệ, hằn học, hẹp hòi, bất mãn, coi thường lớp trẻ, hay do
kiểu “con gà ganh nhau tiếng gáy” mà thành ghen ghét, đố kỵ?
0 nhận xét: