Các cán bộ chiến sĩ công an hỗ trợ người dân làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Hà Nội). Ảnh: PHƯƠNG MINH
Thời gian
qua, một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, đơn vị bị kỷ luật và đề
nghị có hình thức kỷ luật nghiêm minh vì những sai phạm trong thời gian đảm
trách các vị trí lãnh đạo, người đứng đầu.
Gần đây nhất,
cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban Cán sự đảng UBND
tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã bị kỷ luật vì vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ và quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh,
các sở, ngành và tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất
nghiêm trọng tại Tổng công ty 3/2, thất thoát lớn ngân sách nhà nước…
Nhiều cán bộ
nguyên lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành của tỉnh đã bị bắt tạm giam; cá nhân Bí thư
Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã bị kỷ luật và đề
nghị có hình thức kỷ luật.
Vấn đề đáng
quan tâm, trăn trở là tại sao nhiều sai phạm với những mức độ khác nhau của một
bộ phận cán bộ lãnh đạo diễn ra trong một thời gian dài nhưng không được phát
hiện và ngăn chặn kịp thời? Để rồi từ khuyết điểm nhỏ dẫn đến sai phạm lớn, Đảng
mất cán bộ, người dân phai nhạt lòng tin đối với một số đảng viên, cán bộ chủ
chốt…
Công tác cán
bộ của chúng ta đã và đang được triển khai với hàng loạt quy định, quy trình chặt
chẽ, khoa học để có thể tìm ra được người có đức, tài và có tầm. Họ được đào tạo,
rèn luyện, thử thách, được bổ nhiệm vào vị trí chủ chốt ở các địa phương, đơn vị
để cống hiến.
Nhưng cũng từ
đây, có một số người bắt đầu “xuống dốc”, tự diễn biến, tự chuyển hóa, “đầu
hàng” trước sự cám dỗ của danh lợi cá nhân. Thực trạng này phải chăng xuất phát
từ sự hội tụ điều kiện chủ quan và khách quan, cả con người lẫn cơ chế hiện
hành? Trong đó, môi trường làm việc với những cám dỗ về vật chất, tiền bạc, quyền
lực, lợi ích nhóm đã làm lu mờ bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, phẩm chất
đảng viên của một số người đứng đầu.
Cùng với đó
còn do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ; trong xử lý, chế
tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu
kém. Một số thủ tục hành chính chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý chưa hiệu
quả và chặt chẽ, cho nên tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức sai phạm.
Trong khi đó,
hiện tượng đút lót, quà cáp để mưu lợi việc riêng trong hệ thống chính trị, cơ
quan nhà nước dường như không phải là điều quá xa lạ. Đáng lo hơn, có lúc, có
nơi, có thời điểm, đã thấy hiện tượng sai phạm tập thể, khi có thanh tra,
kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến khó khăn trong phòng, chống, phát hiện kịp
thời.
Để có được
người cán bộ thật sự là công bộc của nhân dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng
tư vì sự phát triển của đất nước, của đơn vị, chúng ta rất cần những quyết sách
để xây dựng được môi trường làm việc minh bạch, trong sạch.
Cần những
chính sách khuyến khích sự cống hiến của mỗi người, nhất là đảng viên, cán bộ
chủ chốt, người đứng đầu theo hướng khen thưởng kịp thời, xứng đáng và xử
phạt nghiêm minh để không ai dám sai phạm. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao
chất lượng đội ngũ và công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra. Trong đó, cần
tập trung cao hơn nữa đối với việc giám sát, đôn đốc, xử lý sau kiểm tra, thanh
tra. Đây chính là khâu thể hiện tính hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm tra,
thanh tra.
Thực tế cho
thấy, có những kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chậm hoàn
thành, có việc đã hoàn thành nhưng chất lượng thực hiện chưa cao. Bên cạnh đó,
có những kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý mặc dù đã được ban
hành trong thời gian dài nhưng không được thực hiện dứt điểm, gặp nhiều
khó khăn, vướng mắc.
Được biết,
không ít kiến nghị đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư
xây dựng; đối với các sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng; đối với các
sai phạm trong quản lý vốn, tài sản… đều mất nhiều thời gian, thậm chí có việc
không thể dứt điểm. Nếu việc xử lý sau thanh tra không cương quyết, không rõ ràng,
thậm chí chiếu lệ, qua loa… sẽ dẫn đến hiện tượng “nhờn” đối với hiệu lực của
hoạt động thanh tra.
0 nhận xét: