Ngay tại thời
điểm hiện tại, nước Mỹ đang ghi nhận trên 38 triệu ca nhiễm covid-19, trên
600.000 người đã tử vong do các biến thể khác nhau của covid-19. Ngày 25/8 số
ca nhiễm covid-19 của nước Mỹ đã vượt 100.000 người và theo như thống kê của Đại
học Johns Hopkins công bố thì trung bình mỗi ngày Mỹ có hơn 152.400 ca nhiễm
covid-19.
Điểm qua danh
sách 20 quốc gia xếp đầu thế giới về số ca nhiễm covid-19 thì đa số đều là các
quốc gia phát triển, có năng lực kinh tế, y tế rất mạnh nhưng đều đã ghi nhận số
ca nhiễm covid-19 ở con số "triệu ca" và chưa có dấu hiệu hoàn toàn dừng
lại: Ấn Độ hiện giờ đang có hơn 32 triệu ca, Brazil là hơn 20 triệu, Vương Quốc
Anh hơn 6,6 triệu và Pháp cũng ghi nhận con số 6,5 triệu ca nhiễm.
Trong suốt 2
năm xảy ra đại dịch, ngoại trừ Triều Tiên khi nước này chưa hề công bố bất cứ một
số liệu nào liên quan đến ca dương tính covid-19 ở trong nước thì tất cả các quốc
gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới đều đã và đang thực hiện rất nhiều các
biện pháp chống dịch khác nhau gồm cả giãn cách, phong tỏa, cấm tập trung, tiêm
vaccine... nhưng số ca nhiễm và ca tử vong vẫn lúc tăng, lúc giảm. Ngay cả đối
với Israel - quốc gia đã tiêm chủng mũi vaccine covid-19 thứ 2 cho trên 60% dân
số nhưng kể từ ngày 20/8 nước này vẫn ghi nhận mỗi ngày từ 7.000~10.000 ca. Điều
đó cho thấy ngay cả các quốc gia phát triển nhất hay giàu có nhất thì cũng chưa
có quốc gia nào dám vỗ ngực rằng cách chống dịch của mình là tốt nhất và đạt hiệu
quả 100%.
Covid-19 cho đến
nay vẫn là một dịch bệnh mới và khó lường với nhiều biến thể đã được phát hiện,
ngay cả các chuyên gia y tế, dịch tễ hàng đầu của Mỹ hay châu Âu cùng là vừa chống
dịch vừa nghiên cứu, vừa làm vừa học, vừa chữa trị vừa rút kinh nghiệm... chưa
có bất cứ biện pháp nào là hoàn hảo ngay lần đầu tiên thử nghiệm. Thậm chí là cả
với vaccine - chẳng có nhà sản xuất nào khẳng định vaccine của mình 100% ngừa
được covid-19 và các biến thể của nó.
Tuy nhiên, điều mà khiến các chuyên gia dịch tễ hàng đầu thế giới lúng túng, các y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao tại các trường đại học uy tín cảm thấy khó khăn thì lại là chuyện hết sức dễ dàng đối với một số "anh hùng bàn phím". Trương Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay rất nhiều kẻ khác chúng vỗ ngực lên mạng xã hội dạy các y bác sỹ, dạy chính quyền, dạy các nhà khoa học phải làm như thế này, như thế kia mới đúng, phải chống dịch như thế này mới hiệu quả... thật đáng tiếc là Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác chưa biết "trọng dụng nhân tài", để chúng nói hàng giờ trên các livestream mà chưa mời chúng về tham gia chống dịch nên tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong mới tăng vọt lên như thế.
Đầu năm 2020,
khi trả lời câu hỏi của phóng viên về virus Corona đang làm xáo trộn đời sống
Anh quốc nói riêng và thế giới nói chung.
HLV Jürgen
Klopp đã thẳng thắn nói: “Phát ngôn của những người nổi tiếng không nên được
xem trọng. Những người đáng nên được lên tiếng phải là có chuyên môn và biết
nói ra điều gì, đưa ra lời khuyên hữu ích, chứ không phải HLV bóng đá. Tôi
không hiểu gì về chính trị, virus corona. Tại sao lại hỏi tôi? Tôi chỉ là HLV
bóng đá".
Những gì Trương
Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay bất cứ kẻ nào phát ngôn trên mạng xã hội
không giúp cho virus covid-19 bị chết, không thể làm giảm số ca F0, không thể
giúp bình oxy đầy càng không giúp cho dịch bệnh có thể được kiểm soát. Ngược lại,
nó sẽ gieo vào lòng người con virus nghi kỵ, làm cho xã hội bất an, người dân
không đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh toàn dân và tạo sơ hở cho không chỉ virus
covid-19 mà còn là những thành phần phá hoại, phản động thừa cơ gây nên bất ổn.
Dịch bệnh đã đủ
khiến cho người dân cảm thấy mệt mỏi, vậy không lẽ người ta còn cố nghe theo những
lời kích động khiến cho xã hội rối loạn, đất nước chia rẽ, bị tàn phá bởi bạo
loạn, khủng bố hay sao?
Hãy tỉnh táo lại
đi! Liệu khi bạn dương tính với covid-19, những kẻ ở trên livestream đang dạy
các bạn chống dịch sẽ là người đến đưa bạn đi cấp cứu hay là các y bác sỹ?
0 nhận xét: