16/8/21

RFA hãy thôi đưa tin bịa đặt, suy diễn


1. Mới đây RFA đăng bài của Diễm Thi về “vụ tin giả của bác sĩ Khoa”. Trong khi các cơ quan chức năng của Việt Nam nhanh chóng phát hiện đây là tin không đúng sự thật, ngay lập tức đã vào cuộc làm rõ và xử lý, thì RFA lại gán trách nhiệm này là “hậu quả của sách lược tuyên truyền sai sự thật”. Chính RFA thường đăng tải những bài viết của một số tác giả chuyên bịa đặt hoặc dựng lên những chuyện thêu dệt thô thiển, như bài của Diễm Thi nêu trên là một ví dụ, cho thấy một kiểu đưa tin vu khống trắng trợn, và chắc chắn chính RFA sẽ chịu “hậu quả của sách lược tuyên truyền sai sự thật”.

Đúng là chuyện bác sĩ Khoa hư cấu được một vài nhà báo đưa lại trên Facebook cá nhân do thiếu kiểm chứng thông tin, nhưng ngay sau đó đại diện Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh lên tiếng khẳng định đó là chuyện không đúng sự thật. Câu chuyện được cơ quan chức năng phát giác, chứ không phải do cư dân mạng nhận ra như Diễm Thi nêu trên RFA. Chính hai nhà báo của truyền thông Nhà nước bị phạt hành chính mỗi người năm triệu đồng vì chia sẻ thông tin sai sự thật trên Facebook. Bất kỳ ai đăng tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, cộng đồng, người dân, nhất là trong bối cảnh hiện nay gây ảnh hưởng đến phòng, chống dịch đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Thế mà bài viết của Diễm Thi trắng trợn quy kết vụ “bác sĩ Khoa” là một hiện tượng điển hình và căn bản để phản ánh bản chất của chế độ độc đảng toàn trị!.

Đúng là không còn mong đợi thay đổi gì về thuộc tính dối trá khoác bên ngoài dù là tấm áo mang tên “dân chủ” của Diễm Thi hay RFA.

2. Việc Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hồ Chí Minh mở cuộc vận động sáng tác, dàn dựng và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Chung một niềm tin chiến thắng”. Cuộc vận động sáng tác thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá phong phú để giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có nội dung sâu sắc, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao, đóng góp tích cực vào công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19, góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp đến đông đảo công chúng và nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh. Ai cũng hiểu đó là một liệu pháp nhân lên những giá trị văn hóa nghệ thuật và củng cố tinh thần tích cực, kiên trì niềm tin mạnh mẽ và động viên sức mạnh của con người sẽ chiến thắng dịch bệnh.

Thế mà Diễm Thi lại suy diễn “kết nối” câu chuyện “bác sĩ Khoa” có được xem là một “tác phẩm” trong cuộc vận động do chính cơ quan văn hóa của Nhà nước phát động hay không? Một sự suy diễn kết nối sống sượng chưa từng thấy. Quả thật với khả năng trắng trợn suy diễn như này thì cũng là bậc vô địch vô liêm sỉ.

Có thể thấy, với con người Việt Nam luôn yêu lao động, yêu cuộc sống, một biểu hiện rõ nhất là qua thơ ca văn học nghệ thuật. Không chỉ trong dịch dã hiện nay mà ngay cả trước đây trong lịch sử kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới, đời sống văn học nghệ thuật luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm tạo lập chính sách phát triển, hun đúc và làm giàu hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần văn hóa người dân, tạo nên nguồn động lực tinh thần to lớn thúc đẩy phát triển.

3. Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong nước liên tục ở mức cao thì những thông tin, hình ảnh giả lan truyền trên mạng trở thành một thứ vi rút với những “biến chủng” rất nguy hiểm. Mặc dù nhiều trường hợp đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính, hình sự nhưng vi rút tin giả và “biến chủng” của nó vẫn xuất hiện, lan truyền một cách nhanh chóng.

Các đối tượng xấu đã sử dụng thông tin, hình ảnh giả hoặc thổi phồng sự thật, chê bai việc phòng, chống dịch ở TP Hồ Chí Minh, gây tâm lý hoang mang xã hội. Một số tổ chức phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí tung tin xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh, bôi nhọ chính quyền nhằm phủ nhận mọi nỗ lực chống dịch của Việt Nam, kích động người dân làm ngược lại những khuyến cáo, quy định chống dịch của Chính phủ, phá hoại thành quả chống dịch của cả cộng đồng.

Không chỉ RFA, một số trang mạng như BBC, VOA tiếng Việt, Dân làm báo… đăng tải các thông tin xuyên tạc, kích động dư luận, chống phá chính quyền, kiểu như “Việt Nam đi xin vắcxin viện trợ xong, Quốc hội đề nghị sớm ra luật chích vắcxin thu tiền”, “Kiêu ngạo cộng sản và dịch COVID-19 ở Việt Nam”…

Tổ chức khủng bố Việt Tân liên tục đăng tải các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động như “Cách chống dịch của Đảng làm cho COVID lây lan ngày càng nhiều”, “Việt Nam: Cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu”, “COVID-19 lây lan và dân đói là do chống dịch kiểu Việt Nam”, “Đảng kiếm tiền trong mùa COVID”…

Để ngăn chặn có hiệu quả các loại vi rút tin giả độc hại từ Diễm Thi, RFA, Việt Tân… này, các cơ quan, lực lượng truyền thông cần tuyên truyền nhiều giúp người dân hiểu rõ về cách thức nhận biết tin giả, tin xấu, độc hại trên Internet, mạng xã hội.

Những kỹ năng nhận biết thông tin độc hại cần căn cứ vào các dấu hiệu như: Cần xem xét kỹ tiêu đề của thông tin; tỉnh táo xem xét mọi liên kết mình truy cập, so sánh giữa trang chính thống và các trang giả mạo để nhận biết sự khác biệt; tìm hiểu kỹ nguồn tin, người dùng chỉ nên thực sự tin tưởng, chia sẻ thông tin từ những nguồn tin đã được kiểm chứng, có căn cứ.

Động cơ của các đối tượng sản xuất tin giả có thể vì mục đích tài chính, chính trị hay hạ thấp uy tín cá nhân, tổ chức một cách có chủ đích. Cũng có trường hợp, các đối tượng tạo ra tin giả chỉ đơn giản để được nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều người, để tăng lượng truy cập.

Ngoài ra, kỹ năng cảnh giác với các định dạng bất thường, thận trọng khi xem xét độ xác thực của hình ảnh, mốc thời gian của thông tin… Bên cạnh, mỗi cư dân mạng cũng cần tỉnh táo, cảnh giác để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin đáng tin cậy, tránh tiếp cận thông tin một chiều, phiến diện. Tuyệt đối không chia sẻ, phát tán những thông tin thiếu kiểm chứng, thông tin sai sự thật kiểu giật gân, câu khách.

Báo chí, các website, trang mạng xã hội của cơ quan, tổ chức cần cập nhật thông tin chính thống đầy đủ, chính xác, kịp thời, nhất là thông tin về vấn đề, sự việc được người dân, dư luận quan tâm. Qua đó, giúp cư dân có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống và “miễn dịch” với tin giả, tin xấu độc.

Điều quan trọng nữa là cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về tuyên truyền, tán phát thông tin độc hại trên không gian mạng. Không chỉ 5K trong phòng, chống COVID-19, mà mỗi người cũng cần 5K trong phòng, chống tin giả (“Không tin ngay; không vội bấm “thích”; không cổ suý, bình luận; không kích động; không chia sẻ”)!

Sự tỉnh táo của mỗi người sẽ là loại vắc xin hữu hiệu nhất trong ngăn chặn vỉ rút tin giả, cũng là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn đại dịch Covid-19 và làm môi trường mạng và môi trường sống của chúng ta ngày càng trong sạch./.

 


0 nhận xét: