30/9/21

MINH BẠCH TỪ THIỆN: KHÔNG CÒN CÂU CHUYỆN CỦA RIÊNG AI

 


Câu chuyện “sao kê từ thiện” vốn là chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Hoạt động từ thiện vốn dĩ là việc làm xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tinh thần vì cộng đồng cũng như truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Tuy nhiên, chỉ vì cách làm chưa bài bản, chưa có tổ chức khiến vấn đề quyên góp từ thiện lại tạo ra những thị phi trong dư luận thời gian qua.

Cầu chuyện này cũng không chỉ đặt ra đối với nghệ sĩ được dư luận nhắc đến thời gian qua mà tất cả đối với những cá nhân làm từ thiện. Chung quy lại những thị phi đều xuất phát từ vấn đề minh bạch. Một khi tiền quyên góp từ thiện được minh bạch hoá thì bản thân người đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ sẽ tránh được những rắc rối không đáng có của bản thân.

Để minh bạch tiền từ thiện thì với cách làm như nhiều nghệ sĩ, cá nhân khác trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Dù vấn đề giám sát tài chính chưa phải là cơ chế bắt buộc của pháp luật nhưng bản thân người đứng ra làm từ thiện phải đặt ra trách nhiệm của bản thân với vấn đề này. Tại sao rất nhiều tổ chức, quỹ từ thiện họ hoạt động hàng chục năm nhưng không có điều tiếng gì. Bởi lẽ họ có cơ chế giám sát, có đội ngũ thủ quỹ, kế toán, kiểm toán và có tiêu chí để chi tiền từ thiện. Vậy nên, việc một ca sĩ công khai việc thu chi số tiền từ thiện gần 200 tỷ đồng nhưng chỉ vỏn vẹn trong 1 tờ giấy A4 đưa lên mạng xã hội thì việc vướng vào chuyện thị phi cũng dễ hiểu.

Vấn đề “sao kê” vốn chỉ giải quyết được một vấn đề rất nhỏ của sự minh bạch. Bởi lẽ, sao kê chỉ xác định được dòng tiền ra vào một tài khoản tại ngân hàng. Còn số tiền đó khi ra bên ngoài được chi như thế nào mới là vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Vì vậy, cách làm để minh bạch tiền từ thiện là phải có thủ quỹ, kế toán, kiểm toán và tiêu chí chi tiền. Và vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân đứng ra làm từ thiện. Nếu họ lựa chọn cách làm để minh bạch hoá tiền từ thiện, không chỉ tránh được chuyện thị phi mà chính họ cũng tạo được uy tín đối với công chúng, xã hội.

 

ĐỪNG ĐỂ MỘT VỤ "BÁNH MÌ VERSION 2"

 


Cách đây mấy tháng, dư luận từng dậy sóng trước việc một thanh niên với lý do "đi mua bánh mì" bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết, đồng thời bị thu chứng minh nhân dân, đưa xe về phường. Dư luận nhanh chóng chĩa mũi dùi chỉ trích vào lực lượng chức năng, cho rằng quá cứng nhắc. Trước sức ép của dư luận, Phó Chủ tịch phường trực tiếp liên quan đến vụ việc đã đến tận nơi xin lỗi người thanh niên, và sau đó, ông này cũng đã bị cho thôi việc ở phường.

Nhưng chỉ vài tuần sau, vẫn thanh niên trong vụ bánh mì trên ra đường, không có giấy tờ khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, đã tỏ thái độ coi thường luật pháp, không hợp tác, khai báo thông tin gian dối, khóa cổ xe, không ký biên bản, thậm chí sau đó, còn ném đá vào trụ sở phường. Đến lúc này, cư dân mạng mới nhận ra, có lẽ, đã trách nhầm anh Phó phường, và chàng thanh niên chưa chắc đã là lương dân gì. Sự bênh vực một cách mù quáng, nhiều khi lại nuôi dưỡng những mầm mống coi thường pháp luật, coi thường quy định chống dịch của địa phương.

Chiều qua, một phụ nữ sinh sống tại một chung cư ở Thuận An, Bình Dương nhiều lần bất chấp các lời kêu gọi của tổ dân phố, phường…. không thèm xuống test Covid-19 trong khi tòa nhà này đã phát hiện ra ca bệnh F0 và được đặt ở trong tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ cao về lây nhiễm. Chính người phụ nữ này từng thừa nhận đã không ít lần không tuân theo quy định. Không thuyết phục được người này xét nghiệm, lực lượng chức năng đã phải mở cửa, cưỡng chế người này đi xét nghiệm. Tuy nhiên, trước sức ép của dư luận, chỉ một ngày sau, Bí thư phường đã đến tận nhà, xin lỗi người phụ nữ này, và bi hài hơn, người phụ nữ không chấp nhận lời xin lỗi của Bí thư phường.

Tôi không bàn đúng sai trong việc xin lỗi của anh Bí thư phường, nhưng thử hỏi, sẽ ra sao, khi sắp tới có hàng nghìn trường hợp trong diện nguy cơ cao viện cớ sợ nhiễm bệnh cố thủ trong nhà, không xét nghiệm Covid. Và trong số họ, có nhiều F0, để rồi lây lan cho người khác, ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng.

Liệu lúc đó, ai sẽ là người xin lỗi những bệnh nhân bị lây nhiễm bệnh nữa đây.

 

“NÓ CŨNG NHƯ TỊ NẠN (DUCANER) = VIỆT KIỀU VẬY!”  Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bằng mọi biện

“NÓ CŨNG NHƯ TỊ NẠN (DUCANER) = VIỆT KIỀU VẬY!” Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bằng mọi biện

pháp ngoại giao đàm phán để nhận được sự ủng hộ, sang nhượng hoặc nhường quyền mua vaccine covid-19 trước, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine trong nước. Thành quả đạt được là hành chục triệu liều vaccine covid đang được chuyển về Việt Nam và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trong nước.

Có vẻ là cay cú với kết quả đó, BBC Tiếng Việt đã đăng một số bài viết mỉa mai, ví von việc ngoại giao vaccine mà Chính phủ đang thực hiện là “ăn xin”. Trong một bài viết, tờ báo này viết:

“Độc giả Quyen Tat đã bình luận như thế trên trang của BBC News Tiếng Việt.

Dường như chữ “ngoại giao” đang bị lạm dụng ở Việt Nam”.


Để tỏ ra công bằng, khách quan, BBC Tiếng Việt note thêm: “chúngtôi lựa chọn những bình luận ấn tượng của độc giả nhằm giới thiệu cho nhiều người biết trên trang Facebook này. Mỗi tuần có ít nhất hai bình luận được đăng tải”.

Đáp lại, nhiều người vào bình luận:

- Đi xin vaccine về cho dân tiêm là tốt hay xấu. Đi xin thì nói cạnh khóe. Không đi xin thì bảo là không quan tâm đến dân. Đăng bài thì cũng phải biết lựa chọn. Đọc nhiều bài chất lượng kém quá thì người đọc càng coi thường.

- Nó cũng như Tị nạn = Việt Kiều vậy á, tiếng việt phong phú lắm BBC ạ Description: 🙂

- Sao? Thế bây giờ BBC ‘Tiếng Việt’ đã vác mặt đi xin được gì cho dân tộc này rồi.

- Trước dịch bệnh đe dọa gây ra thảm kịch cho dân tộc, thì gọi là vận động ngoại giao hay đi xin Vaccine thì cũng được, điều đó thể hiện cái tâm của người lãnh đạo quốc gia.

- Độc giả cmt ngu dốt vậy mà cũng cho lên sóng, thì BBC chắc có vấn đề về nhận thức?

- Đi ăn xin mà cho dân mình thoát bệnh còn hơn mấy ông bbc ngồi mô kích. Bbc hay ông ‘đột giả’ kia ủng hộ bà con việt nam dc mấy liều vacxin rồi?

- Thế vaccine về thì đừng có chạy ra tiêm, bay mẹ qua Mỹ đi tiêm đi :))

- Thì đã sao??? Làm cho dân không có gì phải xấu hổ, chính người đăng tin này mới đáng xấu hổ!!!

- BBC hay quá.

BBC quá hay.

Nhưng trước đây phát qua Radio thôi. Nghe từ những năm 90.

Còn giờ giống nồi cám heo quá.

Cái gì thừa cũng đổ vào đây để nấu.

- Thay vì “xin tị nạn” thì đc nâng tầm lên là “ngoại giao tị nạn” hả Description: 🤔

 


LẠI MỘT “NGHỆ SỸ” NỮA HIỂU QUÁ ‘NGÂY THƠ’ VỀ VTV

 


Tối qua (29/9), 3 cái tên Phí Phương Anh, Bình Gold và Rhymastic đã được đề cập trong phóng sự Đối diện: Dọn rác trên không gian mạng được phát sóng trên VTV. Ngay lập tức, dân mạng đã truyền tay nhau thông tin của chương trình cũng như liên tục gọi tên 3 nghệ sĩ trên mạng xã hội.

Nội dung chính của chương trình là phê bình các sản phẩm 'rác' đang được lan truyền trên không gian mạng, hay các phát ngôn chưa chuẩn mực, tin giả tràn lan… Không chỉ nói đến nạn tin giả và những trào lưu nhảm nhí trên mạng chương trình còn nhắc đến các sản phẩm âm nhạc của 3 ca sĩ này.

Riêng Rhymastic, chương trình đề cập đến sản phẩm âm nhạc Tượng được anh cho ra mắt khi có trận beef với rapper Torai9, xuất phát từ loạt mâu thuẫn diễn ra trong lúc 2 chương trình Rap Việt và King Of Rap đang diễn ra. Trong đó, VTV phê phán ca khúc sử dụng ngôn từ công kích trên mạng xã hội, đồng thời nhấn mạnh rằng: ‘Thậm chí âm nhạc còn trở thành công cụ để đả phá, mạt sát lẫn nhau’.

Mới đây, Rhymastic đã có phản hồi về vấn đề này trên trang cá nhân. Theo đó, anh ghi nhận ý kiến của của VTV về việc dùng từ 'Cave' trong bài Tượng. Tuy nhiên, anh dùng từ này để chơi chữ với từ 'động', bởi 'Cave' trong tiếng Anh có nghĩa là hang động. Nhưng không ngờ rằng trong tiếng Pháp lại bị coi là rác. Nguyên văn câu rap trong bài của Rhymastic: 'Nhìn mày nát hơn cave nên trong lòng tao không muốn động'.

Rhymastic cũng nói thêm rằng, từ 'Cave' (viết tắt của Cavalière) tiếng Pháp ban đầu từng mang ý nghĩa là 'người đàn ông lịch lãm', về sau đổi nghĩa thành 'người khiêu vũ' rồi đến khi du nhập vào Việt Nam thì mới mang nghĩa chỉ người 'gái nhảy/ kỹ nữ'.

Anh xin rút kinh nghiệm cũng như cảm ơn VTV đã phản ánh.

Tuy nhiên, khi trò chuyện cùng những người bạn trên mạng xã hội, Rhymastic lại có những bình luận như: 'Chắc người ta gom vội nên cũng không cần để ý tiểu tiết', hay 'Từ này chỉ bậy ở Việt Nam thôi còn bên Pháp gái điếm và mại dâm là hợp pháp nhé!', 'Biết sao được. Người nhà đài chắc toàn người bên Phật pháp, không 'mày tao' hay dùng từ bậy bao giờ. Họ ở khác tầng mình mà hê hê'. Những câu nói này của Rhymastic khiến cộng đồng mạng cho rằng anh đang 'cà khịa' ngược lại phía chương trình.

Tất nhiên, VTV không phải “người nhà Phật” mà là “người nhà” của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Ở đây có một vài thông tin của VTV cho anh chị tham khảo:

VTV phát sóng tín hiệu truyền hình lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1970, đây cũng có thể coi như ngày thành lập của nhà đài, cho đến nay đã đi hơn nửa thế kỷ, phục vụ hàng chục triệu lớp người Việt Nam, và tất cả mọi người, trước khi xem streamer thì gần như đều xem VTV cả.

VTV có mật độ phủ sóng rộng khắp Việt Nam và có cả kênh truyền hình phủ sóng ra nước ngoài. Với 9 kênh truyền hình phát sóng 24/24, trong đó các kênh VTV1, VTV3 với những chương trình thời sự, chính luận, giải trí như Thời sự 19h, chuyển động 24h, VTV đặc biệt, tiêu điểm tuần cùng nhiều chương trình quan trọng được phát sóng vào các khung giờ vàng bên cạnh mâm cơm của hàng chục triệu gia đình Việt, nói không ngoa khi chỉ một lần lên VTV thì sẽ có hàng triệu người biết đến bạn.

VTV có một hệ thống phóng viên lưu trú tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, nắm bắt mọi tin nóng và đưa tin kịp thời, VTV sở hữu trung tâm tin tức VTV24 với nguồn tin khổng lồ, thường trực 24/24, VTV liên kết với nhiều hãng tin, đài truyền hình lớn trên thế giới và đảm bảo nguồn tin chính thống, chân thực, không thể nghi ngờ.

VTV là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ chính phủ, ở vị thế Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam, VTV là đài truyền hình lớn nhất, uy tín nhất, có mức độ bao phủ lớn nhất và có sức ảnh hưởng rộng nhất lãnh thổ Việt Nam.

Tổng giám đốc VTV – Ông Lê Ngọc Quang - là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ Đài truyền hình Việt Nam (vị thế tương đương Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông).

Không chỉ trên truyền hình, VTV còn sở hữu hàng chục fanpage facebook có tích xanh, tương tác cao và hoạt động 24/24.

Trên đây là một vài review nhẹ về VTV cho những ai “chưa biết VTV của nhà nào”. Tiện thể ad xin thông tin: Trụ sở của VTV ở số 43 Nguyễn Chí Thanh, đối diện với Hồ Ngọc Khánh thơ mộng và gần đó có các quán bún vịt, miến ngan, kem dừa và con đường Đê La Thành mỗi 4h chiều tắc không đi được.

Chào thân ái! Quyết thắng!

 

29/9/21

AI KHÔN HƠN AI?


Ngày đầu tiên Thượng Đế tạo ra loài chó, Ngài bảo với nó: Hãy ngồi trước cửa nhà và sủa vào mặt bất cứ ai bước vào và bước ra. Ta sẽ cho ngươi 20 năm sống.

Chó nói: Những 20 năm làm cái công việc sủa chán òm đó sao? Xin Người cho con 10 năm thôi, còn 10 năm con tặng lại cho Người. Thượng Đế đồng ý.

Ngày thứ hai Ngài tạo ra loài khỉ, Ngài bảo: Hãy dùng trò khỉ của ngươi để mua vui, làm trò cười cho thiên hạ. Ta sẽ cho ngươi 20 năm sống.

Khỉ nhún vai: Làm trò hề đến 20 năm ư? Thôi, con trả lại cho Người 10 năm, con chỉ nhận 10 năm sống là quá đủ.

Thượng Đế hài lòng.

Ngày thứ ba Ngài tạo ra loài bò. Ngài bảo: Ngươi sẽ ra đồng cày với người nông dân, chịu đựng mưa nắng, sinh ra đàn bê, sữa của ngươi sẽ để nuôi bê và nuôi cả con người. Ta sẽ cho ngươi 60 năm sống.

Bò buồn bã: Cuộc sống khổ sở thế mà Người bắt con chịu đựng đến 60 năm ư? Thôi con chỉ nhận 20 năm, còn lại 40 năm con tặng lại cho Người.

Ngày thứ tư Thượng Đế tạo ra con người, Ngài bảo : Này, ngươi có quyền ăn, ngủ, chơi, yêu đương lập gia đình và hưởng thụ. Ta cho ngươi 20 năm sống.

Con người gào lên: Hả, chỉ có 20 năm thôi sao? Thế này nhé, con sẽ nhận 20 năm của con, 40 năm của con bò, 10 năm của con khỉ và 10 năm của con chó. Vậy là 80 năm, Ngài đồng ý nhé!

Thượng Đế gật đầu độ lượng.

Đó là lý do tại sao con người chúng ta có 20 năm đầu đời để ăn, ngủ, chơi, hưởng thụ cuộc sống. Rồi 40 năm kế tiếp chúng ta vất vả cày cuốc như trâu bò không quản mưa nắng để chăm lo cho gia đình. Rồi 10 năm kế tiếp chúng ta bày ra những trò khỉ để mua vui cho lũ cháu chắt ngây ngô. Và 10 năm cuối đời, chúng ta ngồi chò hõ trước cửa nhà để ngóng con cháu đến chơi.

  

Hà Giang: Khởi tố điều tra vụ 2 học sinh cá biệt đậu trường công an trong vụ gian lận thi cử năm 2017

 

Ngày 28-9, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra dấu hiệu tội phạm "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Thông báo về việc khởi tố vụ án đã được Cơ quan an ninh chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Theo đó, Cơ quan an ninh điều tra nhận được tố giác tội phạm của luật sư Hoàng Văn Hướng (trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, Đoàn luật sư TP Hà Nội) tại bản án vụ gian lận thi cử do Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên từ tháng 10-2019.

Bản án này nêu kiến nghị của luật sư Hướng về việc có 2 thí sinh Sùng Văn Đ. và Nguyễn Văn T. là 2 học sinh cá biệt nhưng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tại Hà Giang đã đạt điểm cao.

Hai thí sinh trên trúng tuyển vào một trường đại học khối công an và có thông tin về việc thí sinh phải "chạy" 500 triệu đồng để đạt điểm cao.

Kết quả giải quyết khiếu nại, Cơ quan an ninh điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" nên khởi tố vụ án để điều tra.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án gian lận thi cử tại Hà Giang, tòa án tuyên bà Triệu Thị Chính - nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang - 15 tháng tù (giảm 9 tháng tù so với án sơ thẩm).

Tại phiên sơ thẩm, các bị cáo Nguyễn Thanh Hoài bị tuyên mức án 8 năm tù, bị cáo Vũ Trọng Lương 7 năm tù. Riêng bị cáo Lê Thị Dung bị tuyên 2 năm tù và bị cáo Phạm Văn Khuông 1 năm tù nhưng được cho hưởng án treo.

Tại phiên tòa, luật sư Hoàng Văn Hướng kiến nghị xem xét khởi tố vụ án, điều tra làm rõ 2 thí sinh ở huyện Xín Mần trong kỳ thi năm 2017 đậu vào trường công an với số điểm rất cao và "chạy điểm" với số tiền 500 triệu đồng mỗi trường hợp.

HĐXX đã kiến nghị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an điều tra đối với 2 thí sinh này, nếu có căn cứ thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, HĐXX chấp nhận kiến nghị của các luật sư về việc giữ lại toàn bộ bài thi THPT năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang để phục vụ điều tra.

 

Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ dũng cảm cứu người đuối nước

Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ dũng cảm cứu người đuối nước

 


Gần trưa 17/9/2021, trên đường thực hiện nhiệm vụ trở về, đến giữa cầu Châu Sơn (phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ, nhân viên quản lý bếp ăn thuộc Văn phòng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam thấy nhiều người dừng xe trên cầu hốt hoảng chỉ xuống dòng sông báo có người bị đuối nước.

Quan sát nhanh, anh thấy cách cầu gần 100m có người đang chới với giữa dòng nước. Không một giây đắn đo, nhanh chóng cởi bỏ quần áo ngoài, anh lao xuống dòng sông để cứu người bị nạn.

Tiếp cận được người bị nạn, với kinh nghiệm của mình, anh Thứ túm gáy, đẩy cao đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước, gắng sức đưa người bị nạn vào bờ. Thật may, bơi được một đoạn thì gặp thuyền đánh cá của người dân ngang qua nên anh kịp bám vào mạn thuyền, nhờ chủ thuyền đưa nạn nhân vào bờ an toàn, bàn giao cho lực lượng công an địa phương. Chứng kiến hành động dũng cảm của Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ, ai cũng ngưỡng mộ, thán phục. Không chỉ dũng cảm nhảy xuống dòng sông từ độ cao 20m, nhìn anh bơi trên sông cứu người, ai cũng nghĩ đây phải là “kình ngư” của quân đội.

Được biết: Trong công tác anh Thứ là một người nhiệt tình trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên chăm lo bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ một cách tốt nhất, bảo đảm đủ tiêu chuẩn định lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, anh cũng luôn quan tâm chăm lo cho gia đình, nhất là vào thời điểm này, vợ anh là cán bộ y tế thường xuyên phải đi làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19.


Thượng tá Phạm Hùng, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam cho biết: Hành động lao mình xuống dòng sông chảy xiết cứu người của Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ rất đáng biểu dương, khen ngợi; đơn vị đang làm thủ tục đề nghị khen thưởng đồng chí. Trong tình huống nguy cấp đó, nếu không dũng cảm và không có kỹ năng tốt thì khó có thể cứu người thành công mà còn có thể nguy hiểm tới tính mạng của bản thân. May mắn, đồng chí Thứ là quân nhân có đủ bản lĩnh cũng như kinh nghiệm, kỹ năng trong việc cứu người bị đuối nước. Hằng ngày ngoài việc chuyên môn, đồng chí luôn có ý thức tự rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe cũng như kỹ năng trong các bộ môn thể thao, đặc biệt là môn bơi.

Khi trao đổi với phóng viên báo Quân đội nhân dân qua điện thoại, anh Thứ khiêm tốn chia sẻ: “Giúp đỡ, bảo vệ nhân dân là trách nhiệm của người chiến sĩ, của Bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ riêng tôi mà quân nhân nào gặp tình huống đó cũng tìm cách cứu người bị nạn. Vì có chút kỹ năng bơi lội, lại rèn luyện thể lực thường xuyên nên tôi nhanh chóng phán đoán, tính toán phương án để bảo đảm cứu người hiệu quả nhất. Rất may là trong quá trình đó lại được sự hỗ trợ của mọi người”.

Hành động dũng cảm, kịp thời cứu người đuối nước của Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ được nhân dân và đồng đội hết sức cảm phục, góp phần tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

 


Chống tham nhũng, tiêu cực: Làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên


Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vẫn có những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không phát huy vai trò xung kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Việc này khẳng định quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.

Phần nổi của “tảng băng chìm”

Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mặc dù đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có chuyển biến rõ nét, nhưng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vẫn có những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không phát huy vai trò xung kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thậm chí còn lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm các quy định phòng, chống dịch, cố ý trục lợi trong sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, làm thất thoát ngân sách nhà nước, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân.

Trong số đó, đáng chú ý là vụ án tham nhũng vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội). Với thủ đoạn thông đồng, “thổi giá,” hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần. Những cán bộ vốn mang trọng trách trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đã trở thành những đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật.

Trong khi các lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm chiến đấu với “giặc dịch” để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thì đâu đó vẫn xuất hiện những cán bộ, đảng viên thản nhiên vi phạm quy định phòng, chống dịch. Đó là câu chuyện đáng lên án của 4 vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị Công an bắt quả tang khi đang tụ tập đánh bạc, vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Dù bị cách tất cả các chức vụ trong đảng nhưng hành vi của những cán bộ chủ chốt ở cấp xã nói trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín của người cán bộ, đảng viên.

Trường hợp hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, đi du lịch, trở về từ vùng dịch, nhưng đã không tự giác, trung thực khai báo y tế, không thực hiện các quy định phòng, chống dịch, mà còn đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, cho đến khi bị phát hiện bệnh. Hành vi của vợ chồng ông này đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, đe dọa sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Là cán bộ, đảng viên, lẽ ra phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân, nhưng ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định và ông Nguyễn Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Thuế, lại nhởn nhơ vui chơi ở sân golf, vô cảm trước tình hình người dân địa phương đang phải chống chọi với “giặc dịch,” thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.Ông Nguyễn Công Thành bị miễn nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thuế Bình Định. (Nguồn: Congluan.vn)

Cách hành xử đó khiến dư luận vô cùng bức xúc, lên án không chỉ đối với những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, mà ngay cả với một công dân bình thường. Cơ quan chức năng đã có quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Du lịch và Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định đối với hai ông này. Vụ việc đã gây ra dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của người cán bộ, đảng viên.

Điểm lại một vài vụ việc nói trên để thấy đó chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm,” nếu không ngăn chặn kịp thời, nó sẽ bào mòn lòng tin trong nhân dân, làm giảm sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên

Cùng với việc chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, Ban Chỉ đạo sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung hai loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).

Trọng tâm là ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thực tế cho thấy, trong số các biểu hiện, hành vi tiêu cực, có nhiều nhân tố là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tham nhũng như buông lỏng quản lý, vi phạm quy định về quản lý kinh tế-xã hội… Do đó muốn chống tham nhũng thì phải chống tiêu cực, chống suy thoái về đạo đức, lối sống. Khi chống tiêu cực tốt sẽ ngăn ngừa tham nhũng trước một bước và làm giảm tình trạng tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Bởi hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Lợi ích kinh tế thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…

Nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta luôn đề cao vai trò “nêu gương” của cán bộ, đảng viên. Trong mọi hoàn cảnh, cán bộ, đảng viên phải tự giác làm gương, không chỉ về tư tưởng chính trị mà còn về đạo đức, lối sống; không chỉ trong lời nói mà trong cả việc làm, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Ảnh minh họa.

Sự tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên luôn là chuẩn mực đạo đức để quần chúng soi rọi, noi theo. Nếu đảng viên không gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, rèn luyện đạo đức, lối sống, thì sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự trong sạch, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn vững vàng, thật sự “cần, kiệm, liêm, chính,” “chí công vô tư”; thật sự tâm huyết vì nước, vì dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là công tác cán bộ, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, học dân, lắng nghe dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đồng thời thường xuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng”, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống,” trong đó “xây” là cơ bản, chiến lược, “chống” là quan trọng, cấp bách./.

 


   Xử lý nghiêm khắc hành vi trục lợi trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm phòng, chống dịch

Xử lý nghiêm khắc hành vi trục lợi trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm phòng, chống dịch


Chiều 28/9, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8151/BYT-TTrB đề nghị các địa phương xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, trong thời gian qua ngành y tế đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đến nay, tình hình dịch Covid-19 đang có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước được kiểm soát. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của cả nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.


Ngày 28/9/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8151/BYT-TTrB yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Sở Y tế, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế chủ động hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện,… bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Thực hiện sử dụng thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện,… phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm khoa học, đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,… hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá thuốc thu lợi bất chính.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán Covid-19, các dịch vụ khác được pháp luật cho phép; vaccine được tiêm chủng miễn phí cho mọi người dân, không được thu bất cứ khoản phí nào trong tiêm chủng. Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong đấu tranh phòng, chống mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng; tăng cường công khai minh bạch trong mua sắm, đấu thầu.

Bộ Y tế lưu ý các Sở Y tế, các đơn vị, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương, đơn vị cần xem xét, giải quyết kịp thời, tránh để vụ việc tồn đọng, chậm hoặc không được giải quyết. Trường hợp phát sinh vụ việc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp hoặc chuyển ngay đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết, xử lý theo đúng quy định.

 

“Bảo bối” giúp Đảng trong sạch, đội ngũ vững mạnh

 


Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần quan trọng tạo bước chuyển biến toàn diện đối với công tác hệ trọng bậc nhất của Đảng. Đó có thể ví như “bảo bối” để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như niềm tin vững bền của nhân dân với Đảng.

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ

NQTƯ 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ rõ tồn tại: “Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm… Sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, xử lý chưa đủ nghiêm minh”. Trên cơ sở nhận diện rõ, tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thực tiễn triển khai thực hiện nghị quyết 5 năm qua đã minh chứng sự quyết tâm, quyết liệt của Đảng ta trong việc chấn chỉnh đội ngũ và làm cho tổ chức đảng thêm trong sạch vững mạnh.

Có thể khẳng định, chưa bao giờ có số lượng lớn cán bộ bị xử lý kỷ luật như nhiệm kỳ qua. Hàng loạt cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước như bí thư, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, thứ trưởng, bộ trưởng, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, đến Ủy viên Bộ Chính trị vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đã bị xử lý nghiêm minh. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng. Cụ thể, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự). Có cả những người trước kia được phong danh hiệu anh hùng, nhưng khi vi phạm vẫn bị Đảng ta xử lý nghiêm khắc, đúng như lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho các đồng chí đó”.

Không chỉ có cán bộ cấp cao đương chức, mà cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu cũng bị truy tố trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc khi vi phạm kỷ luật, nguyên tắc Đảng trong thời gian công tác. Chính bởi cách làm nghiêm minh này đã loại bỏ được “tư duy nhiệm kỳ” của một bộ phận cán bộ-một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà nghị quyết chỉ ra: Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

Trong xử lý cán bộ vi phạm, Đảng ta nhất quán và quyết liệt thực hiện phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào; càng trên cao, càng giữ trọng trách thì càng phải xử lý nghiêm để nêu gương. Kết quả đó đã góp phần dập tan dư luận, cũng như khắc phục tồn tại “nhẹ trên, nặng dưới” trong xử lý cán bộ vi phạm mà NQTƯ 4, khóa XII chỉ rõ. Sự hoài nghi về “một bộ phận không nhỏ” được làm sáng tỏ, là cơ sở vững chắc để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục quét sạch chủ nghĩa cá nhân, làm trong sạch đội ngũ, vững mạnh tổ chức.

Tại Phiên họp thứ 20 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (tháng 8-2021), các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận rất cao, khẳng định: Công tác xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được đẩy mạnh, góp phần tạo cơ sở chính trị-pháp lý đồng bộ, khả thi để phòng, chống tiêu cực một cách đồng bộ, hiệu quả.

Đánh giá đó là hết sức đúng đắn, sát thực tiễn và hợp lòng dân. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) thực hiện tháng 8-2020, có 93% người dân bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Qua kết quả khảo sát của Báo Quân đội nhân dân tại 16 đảng bộ cấp huyện thuộc đảng bộ 5 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Điện Biên, Quảng Ngãi), cũng cho thấy, niềm tin của nhân dân dành cho tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ cơ sở được tăng cường theo hướng tích cực sau 5 năm thực hiện NQTƯ 4, khóa XII. Đó là một thành công lớn, một dấu ấn quan trọng, khẳng định uy tín lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới.

Phá điểm yếu ở “khâu then chốt”

NQTƯ 4, khóa XII đã khẳng định hiệu lực, hiệu quả từ việc hàng loạt cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý nghiêm minh. Nhưng cần khẳng định rằng, Đảng ta không lấy kỷ luật cán bộ là mục tiêu hàng đầu, mà thông qua đó để răn đe, giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn ngừa sai phạm. Việc kết hợp giữa “xây” và “chống” trên tinh thần lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lấy “chống” là nhiệm vụ thường xuyên thông qua kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện NQTƯ 4, khóa XII với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong 5 năm qua tạo ra những thay đổi tích cực trong toàn hệ thống chính trị. Việc xây dựng cam kết, kế hoạch rèn luyện, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với trách nhiệm nêu gương được triển khai đồng bộ, sâu rộng, ngày càng trở thành việc làm chủ động, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng.

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương tâm đắc: Điểm mới là trong tự phê bình và phê bình gắn với NQTƯ 4, khóa XII, chúng ta không làm từ trên xuống, không làm từ dưới lên, cũng không làm từ giữa ra mà tiến hành đồng thời ở các cấp, nghĩa là các cấp cùng tiến hành nhưng ở cấp nào cũng lựa chọn những trọng tâm, trọng điểm. Khi các cấp ủy chọn được trọng tâm, trọng điểm thì nhất thiết phải có gợi ý kiểm điểm sâu và cấp ủy phải chỉ đạo theo dõi sát sao. Ví dụ, Bộ Chính trị gợi ý kiểm điểm cho một số ban thường vụ tỉnh ủy. Tất cả những nơi được Bộ Chính trị gợi ý đều phân công một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị về dự chỉ đạo, theo dõi và có các cơ quan Đảng chỉ đạo, giám sát. Ở các địa phương, tất cả vấn đề lớn, vấn đề nổi cộm, vấn đề được báo chí, dư luận công luận bức xúc, lên án đều được đưa vào chương trình kiểm điểm gắn với việc thực hiện NQTƯ 4, khóa XII. Các tỉnh ủy, thành ủy có quy định rõ, hằng tháng chi bộ sinh hoạt thì các đảng viên phải đối chiếu với 27 biểu hiện để tự phê bình và phê bình. Đến nay, 27 biểu hiện được hầu hết cán bộ, đảng viên nắm chắc để tự soi chiếu vào mình, từ đó phòng tránh, ngăn ngừa, đấu tranh.

Nhận định về sự chuyển biến tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương từng nhiều lần tâm huyết: Việc thực hiện NQTƯ 4, khóa XII không chỉ giúp tầm soát, thanh lọc đội ngũ, mà còn là dấu ấn rõ nét, tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, thực hành đạo đức công vụ, từng bước xóa bỏ tình trạng nhũng nhiễu, hành dân, tham nhũng vặt… Về tổng thể, đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cùng với phòng, chống các biểu hiện suy thoái, Đảng ta đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Thực tiễn cho thấy, nhiều nhiệm kỳ, Đảng nhận thức rất rõ vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, nhưng vấn đề cán bộ luôn phức tạp, nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực và khó phát hiện, xử lý. Công tác cán bộ vẫn là khâu yếu và luôn là một trong những vấn đề bức xúc nhất mà dư luận xã hội quan tâm. Tại nhiều hội nghị, diễn đàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc thường xuyên của Đảng.

Từ những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ đã được NQTƯ 4, khóa XII nêu ra, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung rất cao để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành hệ thống quy định, quy chuẩn, nguyên tắc, cách thức chấn chỉnh và đổi mới toàn diện về công tác cán bộ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm số một, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành gần 130 văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có nhiều nghị quyết, quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn… về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Để cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Trung ương, các cấp ủy cấp tỉnh ban hành hơn 6.200 văn bản các loại, trong đó có nhiều văn bản về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết của Trung ương và cấp ủy các cấp đã từng bước hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Nhìn lại kết quả lựa chọn cán bộ từ đại hội đảng các cấp vừa qua cho thấy, trong công tác cán bộ, nhân sự, Đảng ta áp dụng rất nhiều điểm mới quan trọng so với các nhiệm kỳ trước, trong đó có quy định tiêu chuẩn nhân sự tham gia cấp ủy, quy trình công tác nhân sự và đặc biệt là thực hiện giảm 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện. Qua thực hiện cho thấy cấp tỉnh giảm 6,2%, cấp huyện giảm 11,6%, cấp cơ sở giảm 12,5% và qua đó góp phần giảm chi ngân sách hàng trăm tỷ đồng/năm. Điểm đáng chú ý, dù giảm số lượng cấp ủy nhưng chất lượng, hiệu quả lãnh đạo lại tăng lên nhiều. Bởi chúng ta mở rộng dân chủ, tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong lựa chọn giới thiệu người tham gia cấp ủy, có sự thẩm định, giám sát của nhiều bên.

Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, việc chuẩn bị, giới thiệu nhân sự tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được tiến hành chặt chẽ hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, Trung ương đã bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành từng bước thận trọng theo quy trình chặt chẽ, dân chủ. Đây là kết quả của cả quá trình đổi mới công tác cán bộ một cách bài bản, đúng hướng trên tinh thần bám sát cương lĩnh, nghị quyết, Điều lệ Đảng. Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy các cấp những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, phẩm chất năng lực kém, thiếu gương mẫu, mất đoàn kết nội bộ, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.

 

28/9/21

Cần chấm dứt báo cáo vô căn cứ về tự do Internet ở Việt Nam

 


Theo thống kê, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ lệ trung bình thế giới là hơn 51% và Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới.

Freedom House lại vừa ra báo cáo năm 2021 với những đánh giá định kiến, thiếu khách quan về tình hình tự do Internet ở Việt Nam.

Những đánh giá của Freedom House là sự bịa đặt, được đưa ra một cách vô căn cứ và cố tình phớt lờ thực tế sinh động ở Việt Nam về tự do Internet cũng như những thành tựu đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận về các quyền con người mà Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua.

Thực tế cho thấy những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đã được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.

Tổ chức này luôn coi Việt Nam như một điểm sáng về phát triển con người, thể hiện qua việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, về công bằng và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam được nhắc đến khi luôn đặt sức khỏe của người dân lên mối quan tâm hàng đầu.

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), năm 2020, Việt Nam đã lọt vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới. Từ năm 1990 đến 2019, HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới.

Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đã về đích sớm trong việc thực hiện nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Những thành tích của Việt Nam về Internet cũng hết sức ấn tượng. Theo thống kê, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là hơn 51%. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, hàng chục triệu người dân đang sử dụng Internet để phục vụ cho việc học tập, làm việc, giải trí,…

Ở Việt Nam, hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động, trong đó một số mạng xã hội được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, Tiktok,… trong đó, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 65 triệu người sử dụng.

Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã và đang sử dụng Internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân,…

Đó là những minh chứng sinh động của việc Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do Internet. Vì thế, việc Freedom House chỉ trích Luật An ninh mạng của Việt Nam nhằm kiểm soát người dân sử dụng Internet là hết sức phi lý.

Cần khẳng định rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam ra đời nhằm làm lành mạnh hóa không gian mạng xã hội và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng, xuất phát từ thực tế rằng việc có số lượng người sử dụng mạng xã hội quá lớn kéo theo nhiều hành vi vi phạm như bán hàng lừa đảo, đưa những video clip trái với thuần phong mỹ tục lên không gian mạng, lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc vì động cơ cá nhân, kích động, gây rối trật tự xã hội,…

Việc thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội tại Việt Nam luôn được đặt trong khung khổ pháp luật, qua đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ xã hội, tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Cũng cần phải nói rõ rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể ở đây là Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).Hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động tại Việt Nam, trong đó một số mạng xã hội được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram…

Internet là không gian truyền thông lớn nhất trên thế giới hiện nay, là nơi các tầng lớp, cộng đồng và cá nhân trên thế giới có quyền bày tỏ chính kiến, quan điểm. Quyền tự do này đã được Liên hợp quốc quy định rõ ràng tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 19 của ICCPR.

Tuy nhiên, Khoản 3 cũng nêu rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công chúng.”

Rõ ràng, khi đưa ra các đánh giá về tự do Internet tại Việt Nam, Freedom House đã cố tình phớt lờ những quy định trên của ICCPR, đồng thời bỏ qua môt thực tế hiển nhiên là không chỉ Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng mà trên thế giới đã có hơn 180 quốc gia đã ban hành luật này hoặc quy định các điều luật về an ninh mạng trong bộ luật bảo đảm an ninh quốc gia. Nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,… đã có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm trên không gian mạng.

Những đánh giá thiếu khách quan, thiên lệch của Freedom House về tự do Internet của Việt Nam được lặp đi lặp lại kể từ khi Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là nhằm kích động, gây rối xã hội. Những thông tin mà Freedom House tiếp cận được về tình hình Việt Nam chủ yếu thông qua các tổ chức phản động, các đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam.

Rõ ràng, những thông tin đó phản ánh không đúng thực tiễn. Mục đích là nhằm tạo ra nhận thức lệch lạc về vấn đề tự do Internet và nhân quyền tại Việt Nam nhằm bôi xấu hình ảnh, hạ thấp uy tín, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vladimir Kolotov – Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh tại Saint-Peterburg (Liên bang Nga), khẳng định: “Năm nào, Freedom House cũng công bố bảng danh sách mang tính chủ quan, không có gì thay đổi, không phản ánh tình hình thực tiễn về các khía cạnh nhân quyền của các nước trên thế giới. Họ không dựa trên cơ sở trên thực tế. Họ tự cho mình quyền cáo buộc nước khác vi phạm nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng… và dựa vào đó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”

Rõ ràng, Freedom House không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét thiếu khách quan, thiên lệch về tình hình tự do Internet và nhân quyền ở Việt Nam. Freedom House cần chấm dứt ngay những báo cáo vô giá trị như vậy./.

 

27/9/21

THUỶ TIÊN BỊ CÔNG AN THÀNH PHỐ HUẾ BẮT TẠM GIAM VỀ HÀNH VI LỪA ĐẢO, CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

 


Ngày 26/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Thủy Tiên (sn 1999, ở xã Hải Định, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) do lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người trên địa bàn.

Theo điều tra bước đầu, Nguyễn Thị Thủy Tiên lấy tên giả là Nguyễn Thị Khánh Vy (ở phường Vỹ Dạ, TP Huế), kết nối với nhiều người rồi cho biết mình có người quen làm trong ngành Công an, Quân đội thuộc diện được ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhưng không có nhu cầu cần bán lại từ 4 - 5 triệu đồng mỗi suất tiêm vaccine.

Nhiều người có nhu cầu nhưng chưa được tiêm vaccine đã nhờ Tiên giúp đỡ. Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 8-9/2021, Tiên đã lừa đảo của gần 20 bị hại, chiếm đoạt khoảng 100 triệu đồng.

Sau khi nhận tin tố giác của các bị hại, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế đã vào cuộc, phối hợp Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế truy xét, đấu tranh làm rõ.

Tại cơ quan Công an, Tiên thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra đang tiếp tục đấu tranh mở rộng và xử lý đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

Lật tẩy bộ mặt của tổ chức phản động “Tin lành đấng Christ”


Với chiêu bài lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức “Tin lành đấng Christ” bị phát hiện đang tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên.

Mưu đồ lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên

Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, tổ chức “Tin lành đấng Christ” (UMCC)” do Mục sư Tin lành Y Hin Niê (SN 1952) thành lập năm 2001, có trụ sở chính tại 114 South English, Greensboro, North Carolina, Mỹ và một số chi nhánh tại Mỹ, Canada. Y Hin Niê là người dân tộc Êđê, gốc Đắk Lắk, nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao FULRO III và hiện sống lưu vong ở Mỹ. Tên này luôn muốn thông qua UMCC để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. Vì thế, hắn đã tìm mọi cách quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Mỹ và Việt Nam để tập hợp lực lượng, đấu tranh “đòi” tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “nhà nước riêng”…

Hắn cùng các đối tượng cầm đầu, cốt cán khác chủ trương câu kết, móc nối, “lợi dụng” các tổ chức phản động người Việt lưu vong để trục lợi cá nhân, đào tạo trực tuyến, chỉ đạo số cầm đầu trong nước hoạt động đấu tranh bất bạo động, củng cố, phát triển lực lượng, thu thập thông tin, tài liệu về dân chủ, nhân quyền gửi ra nước ngoài để vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của các thế lực thù địch chống Việt Nam; thông qua mạng xã hội, các diễn đàn quốc tế… vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc và gia tăng hoạt động vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế.

UMCC do Y Hin Niê cầm đầu cũng có liên kết các tổ chức phản động người Việt lưu vong  như “Hội người Thượng Đêga-MDA”, đảng Việt Tân, “Ủy ban cứu trợ người vượt biển-BPSOS”, “Hội đồng sắc tộc và tôn giáo Việt Nam” do Nguyễn Công Chính cầm đầu,…). Bọn chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá Việt Nam; lợi dụng không gian mạng để đào tạo trực tuyến và thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè người thân tuyên truyền, phát triển lực lượng, hình thành điểm nhóm sinh hoạt trong và ngoài nước. Cao điểm là tháng 10/2015, tổ chức UMCC đã lôi kéo được hơn 400 đối tượng bên ngoài và phát triển lực lượng ở 9 tỉnh (Đắk Lắk, Trà Vinh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum) với 10 mục sư và 11 truyền đạo, hoạt động tại 15 điểm nhóm với hơn 1.400 tín đồ.

Y Hin Niê (thứ 2 từ trái sang) tham dự Hội nghị Tự do tôn giáo Đông Nam Á tại Đông Timor 2016.

Những con bài của các thế lực thù địch, phản động

Ngày 18/8/2021, sau khi bị bắt quả tang về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo điều 275 BLHS năm 1999. Ngoài việc nhận tội về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, đối tượng A Đảo đã khai nhận về việc tham gia tổ chức UMCC.

Cụ thể: ngoài Y Hin Niê thì A Ga, A Đảo (đều trú ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) có vai trò quan trọng trong tổ chức phản động này. Năm 2013, A Ga trốn sang Thái Lan; thực  hiện chỉ đạo của Y Hin Niê, A Ga đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo, phát triển “Tin lành đấng Christ” ở Tây Nguyên; tháng 7/2014, theo sự chỉ đạo của số cầm đầu UMCC bên ngoài (Y Hin Niê, A Ga), A Đảo cùng một tên khác là Y Nuen Ayun ở Đắk Lắk ra Hà Nội gặp một số đối tượng trong đó có Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài để cung cấp tài liệu (giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù… của các đối tượng tại Tây Nguyên); xuyên tạc chính sách tôn giáo, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Từ tháng 02 – 12/2015, số đối tượng cầm đầu UMCC ở bên ngoài tiếp tục giới thiệu, chỉ đạo số tay chân trong nước gồm: A Đảo, A Hlum, A Hmưk, A Trung, A Xã, A Viei, Y Huy, A Đoàn, A Hluih, A Chang, Y Bét ở Kon Tum tham gia đào tạo, huấn luyện trực tuyến về nhân quyền, tự do tôn giáo quốc tế, hướng dẫn cách thức đối phó với chính quyền Việt Nam… Qua khóa học này A Đảo quen biết Huỳnh Thục Vy (tự phong là “Chủ tịch Hội phụ nữ nhân quyền” của tổ chức Việt Tân trong nước), sau đó A Đảo, Y Bét, A Trung tiếp tục thông qua Huỳnh Thục Vy để được gặp, tiếp xúc với một số đoàn Đại sứ với mục đích xin tiền, phục vụ tiêu xài cá nhân.

Tháng 7 và 8/2016, A Đảo cùng Y Bét xuất cảnh sang Đông Timor dự Hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á để trục lợi cá nhân và nhận số tiền thù lao là 500 USD. Sau đó, theo chỉ đạo của A Ga, A Đảo và Nay Them đã tổ chức 3 đợt đưa 10 người dân tộc thiểu số xuất cảnh và định cư trái phép ở Thái Lan (từ tháng 3 đến tháng 8/2016). Đến đợt thứ 3, ngày 18/8/2016, bị lực lượng Công an phát hiện, bắt quả tang.

Sau khi bắt, cơ quan Công an thu giữ 160 USD, 49.735.000đ liên quan hoạt động phạm tội của A Đảo; củng cố tài liệu chứng cứ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A Đảo về hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài theo điều 275, BLHS năm 1999; truy nã quốc tế đối với A Ga về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo điều 275 BLHS năm 1999.

Sau khi A Đảo bị xử lý, số quần chúng bị tác động, ảnh hưởng, khống chế theo UMCC tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước tỏ ra bất mãn, không tin tưởng vào UMCC, đồng thời viết đơn tự nguyện xin chuyển sinh hoạt theo hệ phái Tin lành đã được cấp quy chế pháp nhân và được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện để chuyển sinh hoạt tại các hệ phái Tin lành như Bắp tít Liên hiệp; Bắp tít Nam Phương…  Bộ khung tổ chức trong nước của UMCC cũng tự tan rã.

Nhưng đến tháng 5/2017, theo chỉ đạo của Y Hin Niê, một tổ chức phản động khác được nhen nhóm thành lập trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV” với ban điều hành gồm 4 đối tượng đều trú tại tỉnh Đắk Lắk. Y Jôl Bkrông (con trai Y Hin Niê) làm Hội trưởng, 22 “hội thánh” tại 5 tỉnh (Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng; Kon Tum; Trà Vinh), tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk.

Từ tháng 6/2017 đến đầu năm 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo này. Riêng tại Đắk Lắk, lực lượng An ninh Công an tỉnh đã bóc gỡ hơn 30 đối tượng cốt cán. Tuy nhiên, với ý đồ sử dụng vấn đề tôn giáo như một chiêu bài chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu khống Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch và FULRO lưu vong tìm mọi cách để phục hồi lại tổ chức phản động này.

Tháng 9/2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (hiện ở Mỹ, đang bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) tách khỏi UMCC, chỉ đạo số đối tượng đã từng tham gia ECCV trước đây thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động.

Đến tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của ECCV thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, gọi tắt là CHPC, tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (mới ra tù) làm “Giáo hội trưởng”. Thời điểm này, A Đảo lập Facebook tên “Giôsê Đảo” liên lạc với Y Hin Niê, A Ga và số phản động người Việt lưu vong như: Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Văn Đài… và thường xuyên hoạt động trên không gian mạng, nhận chỉ đạo của các đối tượng trên và thu thập thông tin tài liệu cung cấp cho bên ngoài; tuyên truyền phát triển lực lượng.

Hoạt động sinh hoạt, nhóm họp trái phép của “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Hoạt động lợi dụng cái gọi là “Tổ chức Tin lành đấng Christ Tây Nguyên – CHPC”

Bề ngoài, CHPC tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện nhưng bên trong lại là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây và tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ hiện nay, là tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số.

Để phát triển tổ chức phản động của mình, A Ga đã cộng tác, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan để tạo dựng, phát triển các “nhóm lõi”, tuyên truyền phát triển cơ sở bên trong.

Thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội, A Ga đã kết nối với các đối tượng bên trong để tuyên truyền, củng cố niềm tin, lôi kéo mọi người tham gia CHPC, mở rộng tín đồ, tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Bên cạnh đó, A Ga và các đối tượng phản động lưu vong khác tích cực móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo cách thức viết “báo cáo vi phạm” về nhân quyền, tự do tôn giáo; đào tạo kỹ năng hoạt động “xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện.

Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, CHPC đã phát triển được 82 trường hợp tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Phú Yên (tuy nhiên, qua thu giữ tài liệu của chúng cho thấy: chúng khuếch trương thanh thế là đã gây dựng được 27 điểm nhóm với gần 700 “Tín đồ” ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên và Trà Vinh).

Sau một thời gian theo dõi và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã nắm được toàn bộ hoạt động của tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cũng như hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng tham gia trong nước. Qua mời làm việc với các đối tượng liên quan, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu thể hiện việc tham gia CHPC cũng như hoạt động tập huấn trực tuyến của các đối tượng.

Ngoài đối tượng A Đảo ở Kon Tum như đã nói ở trên, một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đắk Lắk đó là Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng FULRO, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC.

Ngoài ra còn có một số đối tượng khác tích cực tham gia phát triển CHPC trên địa bàn Đắk Lắk cũng bị sa lưới như: Y Nuen Ayun (Ama Đawit, sinh năm 1967; trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc); Y Chới Bkrông (Ama HNal, sinh năm 1972; trú buôn Ko Mleo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); Y Yuăn Byă (Ama HWôn, sinh năm 1966; trú tại buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Trong quá trình làm việc với cơ quan Công an, những đối tượng này khai nhận, được sự chỉ đạo từ A Ga và các đối tượng cầm đầu bên ngoài, đã đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người thân trong gia đình, các tín đồ sinh hoạt đạo thuần túy nhẹ dạ cả tin khác trong buôn cùng tham gia.

Để quảng bá cho CHPC, theo chỉ đạo của A Ga, dịp Tết Nguyên đán 2021, Y Krếc đã cùng Y Nuen đặt in 100 cuốn lịch tết Nguyên đán 2021 mang biểu tượng của CHPC để phát cho tín đồ ở các điểm nhóm; bản thân Y Krếc đã tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” xuyên tạc về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho phản động bên ngoài để tập hợp, báo cáo cho phản động lưu vong, phản ánh sai lệch cho các tổ chức quốc tế, gây sức ép, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, những đối tượng này cũng thừa nhận đã trục lợi cá nhân, “ăn chặn” và “tự chia tiền” từ số tiền mà các đối tượng phản động bên ngoài gửi về.

Rõ ràng, từ những chứng cứ này, phải khẳng định, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chính là một tổ chức phản động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Báo CAND


25/9/21

Công an, Bộ đội dầm mưa giúp dân chạy lũ

Công an, Bộ đội dầm mưa giúp dân chạy lũ


Nước lũ dâng nhanh đã khiến hàng trăm nhà dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị ngập, trong đó có nhiều gia đình buộc phải di dời đến nơi an toàn.


Mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi ở thị xã Thái Hoà (Nghệ An) bị ngập nặng. Mực nước trên sông Hiếu vẫn tiếp tục dâng cao, nhiều cầu, tràn, khe suối bị ngập băng trong nước.


Nước lũ đổ về khiến quốc lộ 48 đoạn qua địa phận thị xã Thái Hoà bị ngập sâu 40cm, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.


Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, lực lượng công an đã cắm biển cảnh báo, túc trực ở đoạn đường bị ngập để điều tiết và hướng dẫn các phương tiện qua lại.



21/9/21

NGƯỜI LÍNH BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG THỜI ĐẠI MỚI

 Những ngày gần đây, cả mạng xã hội dành không ít những lời khen ngợi cho hành động quả cảm, anh dũng của Thượng uý Nguyễn Văn Thứ -nhân viên quản lý bếp ăn Văn phòng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam nhảy xuống sông cứu người đuối nước. Đó là một nghĩa cử cao đẹp, góp phần tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Khi đi qua dòng sông Nhuệ, thấy có người bị đuối nước. Lúc đấy anh chẳng ngần ngại suy nghĩ gì nhiều. Chỉ thấy anh vứt bỏ áo quần vội vàng nhảy xuống sông. Với kinh nghiệm của một quân nhân từng được huấn luyện cơ bản về các kỹ năng bơi, kinh nghiệm cứu vớt người đuối nước, Thượng úy Nguyễn Văn Thứ đã túm vào gáy nạn nhân và trong lúc di chuyển luôn cố gắng đẩy người nạn nhân lên cao cho đầu nhô lên khỏi mặt nước, để nạn nhân không bị ngạt thở. Dù thời gian này đang mùa mưa, nước sông dâng cao, chảy siết khiến việc cứu người khá vất vả. Nhưng thật may mắn khi đang đưa cô gái vào bờ thì có chiếc thuyền đánh cá ngang qua nên anh Thứ đã bám được vào mạn thuyền và đưa cô gái vào bờ một cách an toàn, bàn giao cho lực lượng công an cũng vừa có mặt tại đó.

Thế mới thấy được, dù ở thời chiến hay thời bình thì phẩm chất của người bộ đội cụ Hồ vẫn được phát huy và toả sáng. Không chỉ riêng anh Thứ mà bất kì ai khoác trên mình bộ quân phục đều cũng sẽ hành động như vậy. Bởi lẽ, họ là những người phục vụ cho Nhân dân và vì Nhân dân. Hành động này đáng được tuyên dương và lan toả để cho mọi người thấy được; xung quanh mình vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, những con người giàu lòng quả cảm.

 

KHÔNG ĐỂ CHỦ QUAN, LƠ LÀ LÀM BÙNG PHÁT DỊCH TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ!

KHÔNG ĐỂ CHỦ QUAN, LƠ LÀ LÀM BÙNG PHÁT DỊCH TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ!

 


Bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của người dân, thực hiện song song giữa xét nghiệm trên diện rộng và đẩy nhanh tốc độ phủ vắc xin, trong những ngày qua tình hình dịch Covid-19 tại Thủ đô có nhiều diễn biến tích cực, khả quan khi số ca mắc liên tục duy trì ở mức thấp, đặc biệt là số ca dương tính phát hiện trong cộng đồng. Thành quả trên đã dẫn tới việc chính quyền TP Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách tại các khu vực vùng xanh.


Tuy nhiên, mới chỉ là nới lỏng các biện pháp giãn cách và Thủ đô vẫn đang trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ nhưng tại một số nơi đã xuất hiện tình trạng người dân chủ quan, buông lỏng các biện pháp chống dịch. Khi các chốt kiểm soát người đi đường được dỡ bỏ tại các vùng xanh cũng là lúc mật độ phương tiện lưu thông trên đường tăng lên. Nhiều người dân đã đi tập thể dục trở lại, một số hàng bánh trung thu cũng chứng kiến cảnh hàng dài người xếp hàng không đảm bảo khoảng cách.

Trong khi đó, mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực trong phòng, chống dịch nhưng tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại. Mới nhất, ổ dịch mới tại phường Việt Hưng, Quận Long Biên vừa được phát hiện là lời nhắc nhở nghiêm khắc về việc các F0 chưa bị phát hiện vẫn đang còn ẩn khuất trong cộng đồng.

Trong hơn 2 tháng qua, đa số người dân đã chấp hành rất tốt các quy định phòng chống dịch. Tuy nhiên, chúng ta đang như một chiếc lò xo bị nén lại và nhiều người chỉ đợi sự nới lỏng của các biện pháp chống dịch để bung ra. Nhưng chính sự chủ quan, buông lỏng các quy định phòng, chống dịch sẽ tạo điều kiện cho dịch quay trở lại, khiến nỗ lực của chính quyền và người dân trong 2 tháng qua có nguy cơ trở thành con số không. Vì chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, an ninh trật tự của thành phố và sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân và cộng đồng.

 

VIỆT NAM – CUBA: TÌNH CẢM HỮU NGHỊ, ĐOÀN KẾT, THỦY CHUNG

VIỆT NAM – CUBA: TÌNH CẢM HỮU NGHỊ, ĐOÀN KẾT, THỦY CHUNG

 


Từ sáng ngày 18/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba. Đây là sự kiện ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đoàn kết thủy chung, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba.


Việt Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1960, cũng là nước Mỹ Latinh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961). Trong giai đoạn lịch sử đầy cam go, khó khăn, thử thách, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em đã luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ đoàn kết, thủy chung đặc biệt giữa Việt Nam -Cuba luôn được phát huy, khẳng định và là tài sản vô giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Cuba. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Cuba đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức là thể hiện tình cảm tri ân, bản sắc ngoại giao chân tình, thủy chung của Việt Nam với Cuba nói chung cũng như các nước bạn bè, anh em. Đồng thời khẳng định sự ủng hộ, đoàn kết của Việt Nam với Cuba trong giai đoạn nhiều thách thức. Không chỉ làm sâu sắc thêm mối quan hệ truyền thống, hữu nghị thủy chung, trong chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi để đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực gữa hai nước, nhất là về kinh tế - thương mại, an ninh mạng, giáo dục, y tế.

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù tình hình thế giới luôn có những biến động, phức tạp, tác động đa chiều đến mối quan hệ Việt Nam - Cuba nhưng với tình cảm chân thành, thủy chung, mối quan hệ truyền thống, hữu nghị đó lại càng khẳng định được giá trị bền vững, gia tăng uy tín, niềm tin chính trị của các nước thế giới trong quan hệ với Việt Nam, Cuba.

Nữ giáo viên tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca... cách nhau 10 phút

Nữ giáo viên tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca... cách nhau 10 phút

         Sự việc xảy ra tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; hiện sức khỏe của nữ giáo viên ổn định, không có biểu hiện gì bất thường.

Ngày 19-9, Phòng Y tế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn có một trường hợp hy hữu tiêm cùng lúc 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19, mỗi mũi tiêm cách nhau chưa đến 10 phút.

Trường hợp trên là cô N.T.K. (giáo viên Trường Tiểu học và THCS Trường Thủy) xã Trường Thủy, huyện Lệ Thuỷ.


Trước đó, hôm 18-9, huyện Lệ Thủy tổ chức tiêm vắc-xin AstraZeneca ngừa Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy và Trung tâm văn hóa huyện cho các giáo viên, nhân viên giáo dục đang công tác trên địa bàn.

Khi vào khu vực tiêm, có 2 tờ giấy, một tờ tự nguyện kê khai tiêm vắc-xin, tờ còn lại do bác sĩ khám. Lúc này, khi cô K. vào tiêm xong mũi đầu tiên, nhân viên y tế đã đánh vào tờ bác sĩ khám mục "rồi" (đã tiêm).

Thay vì xuống ghế ngồi đợi 30 phút để theo dõi, cô K. gấp tờ giấy đánh dấu "đã tiêm", rồi qua bàn khác trình tờ giấy khai tự nguyện tiêm vắc-xin để tiêm mũi 2.

Tại bàn tiêm này, cô K. được các nhân viên y tế tiếp tục tiêm mũi 2, trong vòng chưa đến 10 phút. Khi nhân viên lật tờ giấy để đóng dấu liền phát hiện nữ giáo viên này đã tiêm ở bàn trước.

Lập tức, cô K. được đưa sang phòng khám bên cạnh để theo dõi ở bàn cấp cứu. Sau hơn 40 phút, thấy sức khỏe bình thường, bệnh viện đã cho người chở cô K. về nhà.

Ông Lê Viết Sĩ - Trưởng Phòng Y tế huyện Lệ Thủy cho biết lỗi này là do các nhân viên y tế tại các bàn tiêm không kiểm tra kỹ. Bất ngờ hơn, khi các bác sĩ dò hỏi về việc nữ giáo viên sao lại cố tình tiêm 2 mũi vắc-xin chỉ cách nhau 10 phút, cô K. thản nhiên trả lời: "Tôi định tiêm 4 bàn 4 mũi".

 

RẺ VÀ ĐẮT

RẺ VÀ ĐẮT


Nhìn vào hoá đơn của 1 bệnh nhân điều trị Covid trong ICU trong 40 ngày, nhiều người còn không tin vào mắt mình. Tổng tất cả chi phí điều trị là 1,6 tỷ đồng, tức là mỗi ngày điều trị, mỗi bệnh nhân điều trị trong ICU lên tới 40 triệu/ 1 ngày. Trong đó, với chính sách nhân đạo, ưu tiên giành cho bệnh nhân nhiễm Covid, Nhà nước chi trả trên 900 triệu đồng, bảo hiểm y tế chi trả 500 triệu và bệnh nhân phải trả 166 triệu.


Đó mới chỉ là một bệnh nhân, trong khi thành phố Hồ Chí Minh đang có hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị trong ICU, thì số tiền lên tới bao nhiêu tiền, Nhà nước, người dân phải mất bao nhiêu tiền. Hiện nay, toàn Tp. HCM có 59.150 giường bệnh điều trị COVID-19 thì số bệnh nhân đang nằm viện là 41.297. Ở tầng điều trị số 2 và số 3 ghi nhận, tầng 2 là 69,2%, tầng 3 là 77,3%. Nhẩm tính sơ sơ, chỉ riêng số đấy (chưa kể vài ngàn nhập viện mỗi ngày) thì con số thiệt hại sẽ lên tới hàng trăm ngàn tỷ - chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, tại Thủ đô Hà Nội, nhiều người lại quay ra chỉ trích chính quyền Hà Nội chi hàng trăm tỷ đề xét nghiệm diện rộng cho người dân, cho rằng Thành phố chi ra tới tận 30 tỷ để tìm ra 1 F0 là con số quá lớn. Chẳng lẽ, phải tìm ra 1000 F0 mới là rẻ, là hợp lý hay sao?

Thực tế, qua xét nghiệm tầm soát dịch bệnh diện rộng giúp thành phố loại trừ được nhiều nguồn lây trong cộng đồng, có số liệu khách quan đánh giá tình hình dịch bệnh thực tế trên địa bàn, từ đó vẽ lại bản đồ dịch tễ. Đây là cơ sở rất quan trọng để quyết định chiến lược chống dịch. So về lợi ích kinh tế, thì số tiền hàng trăm tỷ kia thật sự quá nhỏ so với chi phí điều trị, chữa bệnh, dập dịch nếu để dịch bùng phát.

Nếu "quy ra thóc", thì số tiền kia là lớn, nhưng nếu nhìn nhận một cách vĩ mô, thì số tiền để xét nghiệm diện rộng là nhỏ, thậm chí rất nhỏ và cực kỳ có ý nghĩa với công tác chống dịch của Thủ đô lúc này. Chủ động đi trước một bước tầm soát diện rộng, sau đó điều chỉnh chiến lược, thu hẹp quy mô xét nghiệm, kết hợp với đẩy nhanh tiêm vắc xin là cách làm đúng đắn, khoa học, giúp chúng ta yên tâm từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới.