Từ lâu, chiêu mộ
nhân tài và thu hút nhân tài là hai vấn đề đáng được quan tâm nhất. Bởi lẽ,
chúng ta đã xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Những người tài đều là những “tài sản” quý giá, góp phần sự “hưng- thịnh” của một
đất nước. Và Việt Nam chúng ta đã và đang làm tốt những vấn đề này nhưng vẫn
còn nhiều điều đáng suy ngẫm.
Từ những triều
đại xa xưa, ông cha ta đã nhận định được vai trò, vị trí của người tài. Và
trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, nhân tài luôn được trọng dụng và đãi ngộ rất
tốt. Nhưng, một vấn nạn “chảy máu chất xám” vẫn đang còn tồn tại và chưa thể giải
quyết một cách triệt để. Điển hình là chương trình Đường lên đỉnh Olympia,
chúng ta tự hào không? Tự hào chứ! Vì người Việt mình giỏi, thậm chí rất giỏi.
Nhưng việc trọng dụng và chính sách thu hút của mình vẫn chưa thật sự hiệu quả.
22 năm trôi qua, nhưng các nhân tài luôn chọn ra những vùng đất mới – phương
Tây nơi có những điều kiện thuận lợi để học tập và nghiên cứu. Nhưng, chỉ có một
duy nhất Phạm Phương Thảo là trở về Việt Nam để làm việc. Số còn lại đều là thần
tử của nước Úc. Và có người đã nêu ý kiến rằng, chúng ta đang nuôi nhân tài để
cho nước Úc, một câu hỏi lớn đang là vấn đề cần quan tâm.
Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia, khi mà các em lựa chọn học tập ở những vùng trời mới,
nơi có những điều kiện thuận lợi thì là rất chính đáng và không thể trách được
ai. Thế nhưng, những chính sách chiêu mộ và đãi ngộ nhân tài của nước ta vẫn
chưa đáp ứng và phát huy được hết mọi khả năng của các thí sinh. Thì vốn dĩ, việc
không quay trở về là điều dĩ nhiên. Một chương trình chiêu ngộ, tuyển chọn nhân
tài nhưng lại là một nỗi đau, một khuyết điểm lớn. Vì vậy, trong thời gian tới
chúng ta cần phải có chính sách phù hợp để vấn nạn “chảy máu chất xám” được giải
quyết một cách hiệu qủa nhất góp phần vào sự phát triển của đất nước Việt Nam
0 nhận xét: