Ngày 6-10, một
số tổ chức, hội nhóm dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” đã cất lên ý kiến cố
tình bóp méo sự thật để bênh vực cho Trần Huỳnh Duy Thức và Phạm Đoan Trang –
những đối tượng vi phạm và đã bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cái gọi là tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam một lần nữa lại xuyên tạc rằng, việc bắt và giam giữ Phạm Đoan Trang “là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận một cách trắng trợn”, “tấn công vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”. Từ đó, họ đòi phải trả tự do ngay lập tức cho đối tượng trên.
Đối với Trần
Huỳnh Duy Thức, cũng có ý kiến cho rằng, chính quyền đã giam cầm lâu dài “những
nhà bảo vệ nhân quyền”.
Dư luận trong
nước và quốc tế hẳn không xa lạ gì hai nhân vật trên. Phạm Đoan Trang bị khởi tố,
tạm giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân
dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An
ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang và
các bước tố tụng tiếp theo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Còn Trần Huỳnh
Duy Thức thì đang thụ án 16 năm tù giam tại Trại giam Số 6 huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ
luật Hình sự. Thời gian vừa qua, một số tổ chức như NGO và Tổ chức Ân xá Quốc tế
– AI, “Tổ chức theo dõi nhân quyền – HRW” đã phát động chiến dịch ủng hộ
Trần Huỳnh Duy Thức, tán phát thư ngỏ xuyên tạc Việt Nam dùng mọi thủ đoạn đàn
áp, khuất phục tư tưởng, dụ dỗ Trần Huỳnh Duy Thức nhận tội… Nhưng những việc
làm ấy không thể đổi “đen thành trắng”, vu khống Nhà nước và các cơ quan pháp
luật Việt Nam.
Những đối tượng
vi phạm pháp luật nêu trên không phải là “nhà bảo vệ nhân quyền” hay “nhà báo tự
do”, nhà báo độc lập vì ở Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật có quy định rất rõ
đâu là hoạt động báo chí, không có cái gọi là “nhà báo độc lập”.
Vì vậy, các tổ
chức và hội nhóm xã hội dân sự cần tôn trọng sự thật và pháp luật Việt Nam cũng
như quốc tế, không nên bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế ở Việt Nam để bênh vực
cho những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam.
0 nhận xét: