Ngày 20/10 vừa
qua, bệnh nhân Lê Thị Thanh Thảo sau 86 ngày năm viện với 61 ngày đặt ECMO đã
chính thức được xuất viện về nhà sau khi hoàn toàn khỏi bệnh và khỏe mạnh. Trước
khi ra viện, bệnh nhân Thanh Thảo khá sốc với số tiền viện phí cho gần 3 tháng
nằm viện của mình lên tới 2,3 tỷ đồng. Một số tiền khá lớn với bất cứ gia đình
nào tại Việt Nam. Nhưng càng sốc hơn khi bệnh nhân Thanh Thảo biết rằng, số tiền
bệnh nhân này phải chi trả sau khi trừ các khoản miễn, trừ giảm là 1 con số 0
tròn trĩnh. Bởi toàn bộ chi phí điều trị đã được ngân sách nhà nước chi trả
theo chính sách của Chính phủ đối với các bệnh nhân Covid.
Cũng tra cụm
từ sốc khi nhận hóa đơn chữa Covid-19, chúng ta sẽ nhận được hàng loạt kết quả
về việc bệnh nhân các nước trên thế giới rất sốc sau khi chiến thắng được Covid-19,
được tử thần thì họ phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ do viện phí mang lại
trong đó đặc biệt là tại Mỹ. Con số sốc có thể từ 1 tỷ đồng cho đến cả triệu đô
la. Nó khiến cho nhiều bệnh nhân từ mắc Covid-19 dễ chuyển sang tăng xông, đau
tim hay đột quỵ đặc biệt là đối với những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Bỏ qua sự
chênh lệch về số tiền viện phí chữa bệnh của các bệnh nhân mắc Covid-19 vì mức
chi tiêu giữa hai quốc gia là chênh lệch khá nhiều. Ở đây, chúng ta có thể thấy
sự khác biệt trong chính sách của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, tính
nhân văn, sự đồng hành của chính phủ Việt Nam đối với những người không may bị
mắc Covid-19. Không ai bị bỏ lại phía sau vẫn luôn là tiêu chí trong công tác
phòng, chống dịch. Đất nước ta tuy chưa giàu có về tiền bạc nhưng giàu có về
tính nhân văn, Chính phủ vẫn luôn nỗ lực hỗ trợ tối đa nguồn lực hiện có để
cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của mùa dịch. Chính trong những
tình thế khó khăn, nguy hiểm nhất, tính ưu việt của chế độ ta lại được thể hiện.
Tiếc rằng chưa thấy các anh em rân chủ công bằng khen lấy được 1 câu.
0 nhận xét: