Sáng 8/12, tại
Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội
thảo khoa học quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” trực
tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu của công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Chủ trì hội
thảo có các đồng chí: Đại tướng, GS, TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng
ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí
thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thiếu tướng Lê Quốc
Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc, Tổng
Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Tham dự hội
thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan
Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, các nhà khoa học và đại diện
lực lượng công an nhân dân tại các điểm cầu.
Phát biểu
khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ: Chỉ khi độc lập, chủ quyền
của Tổ quốc được toàn vẹn, lợi ích quốc gia-dân tộc được bảo vệ, hòa bình đất
nước được giữ vững, thì nhân dân mới được hưởng tự do, hạnh phúc thật sự;
mới có điều kiện, môi trường thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước. Không
gian mạng nay đã trở thành “không gian chiến lược mới”,“vùng lãnh thổ đặc biệt”
gắn chặt với chủ quyền đất liền, biển, đảo, trên không và vũ trụ. Bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng là thực hiện chủ trương chiến lược, nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia-dân tộc, là nhiệm vụ
cấp bách, lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là lực lượng
công an nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng chính là
góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
Hơn 70 tham
luận, ý kiến, bài viết gửi đến, trình bày tại hội thảo đã tập trung phân tích,
làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ quyền quốc gia trên không
gian mạng; những yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
trong tình hình mới được đề cập trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; phát huy
vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa
phương, đặc biệt là lực lượng công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ rất
quan trọng này.
Phát biểu ý
kiến chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Phan Đình Trạc đề nghị các nhà nghiên cứu,
nhà khoa học, người làm công tác lãnh đạo, hoạt động thực tiễn cần đi sâu, tìm
hiểu về những vấn đề liên quan chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Trong
đó, sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân, cá nhân, tổ
chức, lực lượng chuyên trách về không gian mạng quốc gia, an ninh mạng, an toàn
thông tin và sự tác động của an ninh mạng, an toàn thông tin đối với an ninh quốc
gia của các nước nói chung và an ninh quốc gia của Việt Nam, an toàn thông tin
mạng; về chủ quyền quốc gia và phạm vi chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng; trách nhiệm, thẩm quyền bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên không gian mạng; và những vấn đề khác liên quan chủ quyền quốc
gia trên không gian mạng. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống, các phương
châm, nguyên tắc, phương thức, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên không gian mạng. Hợp tác quốc tế về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không
gian mạng. Những điều kiện bảo đảm để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng…
Phát biểu ý
kiến kết luận hội thảo, đồng chí Tô Lâm yêu cầu, để đáp ứng đòi hỏi tất yếu
ngày càng cao của nhiệm vụ bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, lực
lượng công an cần tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và Bộ Công an về ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin đi đôi với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là Nghị quyết
số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về Chiến lược an ninh mạng
quốc gia; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về một
số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư; Kế hoạch số 43/KH-BCA-A05, ngày 18/02/2020 của Bộ Công an về thực hiện Nghị
quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị. Chủ động phối hợp các cơ
quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng công an hoàn thiện chính sách, pháp luật
và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và
an ninh mạng.
Đồng chí Tô
Lâm cũng yêu cầu lực lượng công an cần tiếp tục tăng cường thực hiện các giải
pháp bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.
Nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin và an ninh mạng tại các cơ sở
đào tạo trong công an nhân dân, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia,
các trường đại học, các tập đoàn công nghệ tiên tiến trên thế giới để tiếp thu
công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an ninh mạng, nhằm đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới.
Hoàn thiện
các chính sách nhằm khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
an ninh mạng. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ban,
ngành, địa phương trong bảo đảm an ninh mạng.
Tổ chức phổ
biến, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ an ninh mạng cho các tổ
chức, cá nhân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm
pháp luật về an ninh mạng.
0 nhận xét: