25/12/21

CẦU NGUYỆN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

 


Những phiên tòa xét xử hàng loạt các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại sự bình yên của đất nước đã kết thúc, bằng những mức án nghiêm minh giành cho các đối tượng: Phạm Đoan Trang 9 năm tù, Trịnh Bá Phương: 10 năm tù và 5 năm quản chế, Nguyễn Thị Tâm: 6 năm tù, 3 năm quản chế, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế.

Điểm chung của các nhân vật trên là đều có mối quan hệ với nhà thờ Thái Hà, thậm chí, nhiều kẻ như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Cấn Thị Thêu còn nhiều lần đến nhà thờ Thái Hà để "cầu nguyện" cho các "tù nhân lương tâm khác. Và đến lần này, khi bị đưa ra xét xử, chính Nguyễn Ngọc Nam Phong, một linh mục chống đối xuất phát từ nhà thờ Thái Hà lại hô hào các giáo dân cầu nguyện cho chính các đối tượng này. Coi những người như Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm là "nạn nhân bị mất đất", "tích cực đưa những thông tin trung thực về người dân Đồng Tâm", Phong hô hào "Cầu nguyện cho họ để họ can đảm đối diện với tù đầy để làm chứng cho lẽ phải".

Không thể hiểu lẽ phải ở đâu, khi những hành vi của những đối tượng trên là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, kích động người dân gây rối, chống lại cơ quan chức năng, rồi ủng hộ cho những kẻ gi.ết người như cha con Lê Đình Công, Lê Đình Kình. Họ liệu có là "nạn nhân mất đất" hay không khi mà ngay giờ chốn uy nghiêm của phiên tòa, hô hào kích động đả đảo chế độ.

Hoạt động sinh hoạt tôn giáo, nhất là cầu nguyện, là một nghi lễ thiêng liêng, để hướng con người về cái thiện chứ không phải là dẫn dắt các giáo dân ủng hộ những điều xấu xa. Hi vọng rằng, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói riêng và các linh mục Dòng Chúa cứu thế tại Nhà thờ Thái Hà hiểu rõ điều này và đừng bao giờ dung dưỡng cho cái ác nữa.

 

0 nhận xét: