Tết cổ truyền
là một cái gì đó thật đặc biệt. Đặc biệt với những người xa quê tất bận trở về
cội nguồn, còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm, truyền thống văn hoá tốt đẹp của
người dân Việt. Đây chính là thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu
cho một sự khởi đầu mới, với một hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Dư luận
đã bàn nhiều về ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như những
người Phương Tây. Có nghĩa rằng, Việt Nam vẫn sẽ ăn Tết cổ truyền, vẫn giữ
nguyên các phong tục ăn Tết truyền thống nhưng sẽ theo lịch Dương. Vào ngày đầu
Âm lịch sẽ không đón Tết nữa, thay vào đó sẽ là ngày 1/1 Dương lịch. Đây cũng
là ý kiến của Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân có tên "Tết
hội nhập".
GS.TS Nguyễn
Quang Ngọc cho biết “Phương Tây họ nghỉ Tết cũng rất dài, người Trung Quốc nghỉ
Tết 1 tháng, người Nhật có nhiều đợt nghỉ dài mỗi năm, người Thái Lan cũng có đợt
nghỉ dài. Không nên học theo phương Tây, người Việt cần nghỉ để tái tạo sức lao
động, sum vầy cùng gia đình”. Điều này hoàn toàn là chính xác. Chúng ta cần phải
xét rằng ăn Tết như thế nào là phù hợp với cuộc sống đương đại và vì nhu cầu
phát triển.
Đó là một ngày
mùa xuân với hoa đào, hoa mai nở rộ xua đi mùa đông ảm đạm lạnh giá. Đó là những
ngày đứa con tất bật nơi phương xa trở về với gia đình, ngồi bên nhau cùng trò
chuyện. Đó là ngày anh em bạn bè đến nhà nhau chơi, bắt tay chúc mừng một năm mới
bình an hạnh phúc. Đó cũng là ngày mà ngày xưa bạn đã háo hức được cha mẹ may
cho một tấm áo mới…
Tết đến xuân về,
Tết ta mãi mãi là tết của chúng ta, vì vậy chúng ta hãy cùng chọn cho mình một
thời điểm thật hợp lý để cùng gia đình hân hoan đón tết. Việc bỏ Tết ta sẽ gây
ra nạn đứt gãy về văn hóa.
0 nhận xét: