Vụ án tham
nhũng liên quan đến công ty dược phẩm Việt Á đang nhận được sự quan tâm rất lớn
của dư luận, bởi lẽ tính chất phức tạp cũng như quy mô của vụ việc lần này. Lợi
dụng vụ việc này, nhiều trang mạng phản động như BBC, RFA,… đã xuyên tạc bản chất
của vụ việc, đổ lỗi cho chế độ đã tạo điều kiện "nuôi dưỡng", để cho
những công ty như Việt Á cấu kết với quan chức biến chất tham nhũng.
Mới đây, trên
trang RFA, sáu tổ chức "xã hội dân sự độc lập" đã soạn thảo tuyên bố
mang tên "Tuyên bố về Vụ đại án Việt Á", bố kêu gọi xử lý triệt để vụ
công ty Việt Á bán bộ xét nghiệm COVID-19 với giá cao gấp nhiều lần giá trị thực,
và yêu cầu cải cách thể chế chính trị để chống lũng đoạn nhà nước. Đáng chú ý,
đại diện của nhóm này - Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một trong
sáu tổ chức khởi xướng, cho biết nguyên do ra đời của tuyên bố này:
“Sở dĩ mà các tổ
chức xã hội dân sự ra cái tuyên bố này, tức là đây là một vụ án mà cái tính chất
vụ án đã trở thành cái chuyện lũng đoạn toàn bộ nhà nước rồi, chứ không còn là
vấn đề đơn lẻ ở tỉnh này hay tỉnh kia, ở bộ phận này hay bộ phận khác. Mà nó trở
thành một cái sự cấu kết của gần như cả hệ thống".
Thực tế, tham
nhũng không phải là sản phẩm của chế độ XHCN, mà nó tồn tại ở mọi chế độ, bởi lẽ,
tham nhũng được coi là “khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”, là sản phẩm của sự
tha hóa quyền lực. Nó tồn tại ở tất cả các chế độ, dù ở nước giàu hay nước
nghèo. Hãy nhìn các quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc - những quốc gia vốn
được anh em dân chủ coi là có nền chính trị "minh bạch" thì vẫn có
tham nhũng, thậm chí lên tới cả tỷ USD.
Đơn cử như Hàn
Quốc, năm 2020, cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị kết án 20 năm tù
giam vì các tội danh tham nhũng và sử dụng trái phép các quỹ "đen" của
chính phủ. Bên công tố cáo buộc bà Park đã thông đồng với bạn của mình là Choi
Soon-sil để đút túi hàng chục triệu USD từ các tập đoàn gia đình của Hàn Quốc
(chaebol). Ấy vậy, chẳng thấy nhà "dân chủ" nào kết luận các vụ tham
nhũng trên từ bản chất chế độ tư bản, liệu họ không biết hay cố tình bao che
cho những sự việc này?
Thử hỏi, nếu Đảng,
Nhà nước bao che, dung túng cho tội phạm tham nhũng, thì liệu dư luận có biết tới
vụ Việt Á, Mobifone mua AVG hay các sai phạm liên quan đến nhà Đinh La Thăng,
Trịnh Xuân Thanh hay không? Liệu Tổng bí thư có phải mất công sức để tiến hành
công cuộc "đốt lò" để xử lý sai phạm của hàng trăm cán bộ, đảng viên
hay không?
0 nhận xét: