Mới đây, ngày
17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) đã công bố
cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự
do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn
cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam.
Hiện nay, các
thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn chống phá nhân dân, Đảng,
Nhà nước ta với mức độ ngày càng quyết liệt. Trong đó, chúng luôn mượn danh vấn
đề nhân quyền để xuyên tạc tình hình đất nước, hòng làm mất đi hình ảnh Việt
Nam hòa bình, ổn định và phát triển trên trường quốc tế.
Mới đây, ngày
17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW –
Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt
chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở
Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt
Nam.
Cái gọi là bản
phúc trình “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động
nhân quyền ở Việt Nam” thực chất là tổng hợp các nội dung mà HRW xuyên tạc về
tình hình Việt Nam trong thời gian năm 2004 đến năm 2022.
Trong đó, tập
trung vào việc vu cáo, xuyên tạc rằng Việt Nam đang hạn chế quyền tự do đi lại
và các quyền cơ bản khác của các “nhà hoạt động”, những người bất đồng chính kiến,
người “bảo vệ nhân quyền”.
Bản phúc
trình dài 66 trang, được công bố cùng với những phát biểu hồ đồ và áp đặt của
ông Phil Robertson, Phó giám đốc Ban Á châu của HRW: “Chính quyền Việt Nam đàn
áp một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị, khiến các nhà hoạt động
và các nhà bất đồng chính kiến luôn phải đối mặt với rủi ro thường trực… “Nhà cầm
quyền áp dụng các chiến thuật lạm dụng nhân quyền như quản chế các nhà hoạt động
tại gia vô thời hạn, câu lưu khi họ rời khỏi nhà, và cấm xuất cảnh trên cơ sở
các lý do an ninh quốc gia ngụy tạo.”
Bản phúc
trình còn xuyên tạc trắng trợn: “Nhà cầm quyền đã áp dụng nhiều phương pháp để
kiềm tỏa người dân tại gia, như cử các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng
chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người bất đồng chính kiến bằng khóa ổ,
thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng rào chắn và các chướng ngại vật,
và huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân.”
Để chứng minh
cho những luận điệu vớ vẩn, áp đặt trên, HRW nêu lại các sự kiện quấy rối của
các tay sai đắc lực trong quá trình chống phá đất nước ta như: Phạm Chí
Thành, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Văn Điệp, Nguyễn
Tường Thụy.
Đây là những
đối tượng thường xuyên làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu nhằm chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đối tượng này
đã bị bắt và đang phải ngồi tù vì nhiều tội danh liên quan đến việc chống lại lợi
ích dân tộc Việt Nam. HRW tuyên bố có hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất
đồng chính kiến, cùng với người thân của họ được đưa vào bản phúc trình.
Thực tế, lâu
nay, các thế lực thù địch “khoác áo” nhân quyền để chống phá đất nước ta bằng
nhiều hình thức khác nhau như: Kêu gọi trả tự do cho các “tù nhân lương tâm”;
phản đối việc bắt các tay sai mà chúng gọi là “nhà hoạt động”; phản đối, kêu gọi
tẩy chay các bản án xét xử các đối tượng mà chúng đã lôi kéo thành công…
Các hình thức
chống phá này được “nhai đi nhai lại” với mưu đồ là nói mãi điều sai sẽ thành
điều đúng. Tuy nhiên, những năm gần đây, quần chúng nhân dân đã nâng cao cảnh
giác, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Bên
cạnh đó, các tay sai phản động lần lượt bị cơ quan chức năng kiên quyết đấu
tranh, vô hiệu hóa nên các “chân rết” của chúng bị chặt đứt dần dần.
Vì vậy, bản
phúc trình nói trên thể hiện sự bế tắc của các thế lực thù địch khi mà không
còn nhiều người trong nước bị lôi kéo, mua chuộc. Cực chẳng đã, chúng đành phải
“chuyển hướng” xuyên tạc, bôi nhọ về quyền tự do đi lại của những kẻ phản bội.
Bản phúc trình cũng thể hiện một “hướng” chống phá mới của các thế lực thù địch.
Đó là, khi
chưa có những “quân tốt thế mạng” (như Phạm Chí Thành, Phạm Đoan Trang, Phạm
Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Văn Điệp, Nguyễn Tường Thụy) thì triệt để tìm
những chuyện “bên lề” để hạ thấp hình ảnh Việt Nam.
Cách thức này
như một chiếc áo được chúng “khoác” lên các tổ chức nhân quyền mà HRW là điển
hình. Từ đó, chúng hướng các tổ chức nhân quyền khác làm theo và lập nên cái gọi
là “hồ sơ nhân về quyền thông thường” ở Việt Nam và nhiều nước khác.
Công bố cái gọi
là bản phúc trình, HRW đã “lòi đuôi cáo” khi Phil Robertson nói: “Các nhà tài
trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần nhận thức được sự cản trở đối với
quyền tự do đi lại đang diễn ra hằng ngày và gây sức ép để chính quyền Việt Nam
chấm dứt cách hành xử gây tê liệt người dân như thế.”
Rõ ràng, mục
đích chính của chúng là làm méo mó hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế.
Từ đó, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các đối tác thương mại tẩy chay Việt Nam.
Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội; từ đó, làm mất
niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thực chất, HRW không vì nhân
quyền ở Việt Nam.
Tất nhiên, với
các tổ chức nhân quyền như HRW, ngoài việc tài trợ của các thế lực thù địch thì
việc tuyên bố các bản phúc trình như trên cũng không ngoài mục đích kêu gọi tài
trợ.
Vì thế mà
trên website của tổ chức này luôn hiện từ “donate now” (ủng hộ ngay bây giờ);
và, sau mỗi bài viết đều có một biểu mẫu kêu gọi: “Món quà được khấu trừ
thuế của bạn có thể giúp ngăn chặn vi phạm nhân quyền và cứu sống khắp nơi trên
thế giới. Ủng hộ ngay: 50$, 100$, 250$…”.
Và tất nhiên,
số tiền tài trợ, ủng hộ cho tổ chức này sẽ không được sử dụng để bảo vệ nhân
quyền mà chỉ nhằm chống phá những đất nước không cùng “phe” với chúng.
Tổ chức
theo dõi nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) là một tổ chức phi chính phủ
thành lập năm 1978, có trụ sở tại thành phố New York, Hoa Kỳ cùng văn phòng ở
thủ đô và thành phố lớn nhiều nước như Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Nga,
Pháp, Nhật, Canada… HRW dưới danh nghĩa “nhân quyền” để thành lập các tổ chức
hoạt động chống chủ nghĩa xã hội. Từ đó, tạo cớ để Mỹ, các nước phương Tây tăng
cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền rồi tiến
hành xoá bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, Liên Xô trước đây.
HRW bị nhiều quốc gia phản đối vì không bảo vệ quyền con người theo đúng nghĩa
mà ngược lại, thường tìm cách can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan chức
năng một số nước. Đối với Việt Nam, HRW cổ súy, tán dương với những nhân
vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật. Tổ chức này thường xuyên
phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và
can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
0 nhận xét: