Sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thế nhưng, trong quá trình đó cũng bộc lộ không ít khuyết điểm, hạn chế, nhất là nạn tham nhũng, tiêu cực có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Đây được ví như những “tổ mối” làm gia tăng nguy cơ, thách thức ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.
Nước mắt người đảng viên già
Cựu chiến binh, đảng viên Nguyễn
Trung Dật (82 tuổi) ở xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) là người đã dũng cảm lên
tiếng đấu tranh và đưa ra ánh sáng những cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
tư lợi cá nhân, góp phần mang lại lẽ phải cho người dân, giữ gìn sự nghiêm minh
của pháp luật và sự trong sạch của tổ chức đảng. Giờ đây, mỗi lần xem, nghe
trên các phương tiện thông tin đại chúng về những cán bộ tham nhũng, bòn rút của
công, ông lại không cầm được nước mắt. Ông chia sẻ: “Tôi cũng như phần lớn đảng
viên đều đau xót trước sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ
các cấp thời gian qua. Tôi khóc không phải vì thương những cán bộ ấy khi bị xử
tù, bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng và chính quyền mà khóc thương cho Đảng,
cho đất nước. Chính những cán bộ ấy đã bóp méo những chủ trương, đường lối đúng
đắn của Đảng ta, kéo sự phát triển của đất nước chậm lại và nghiêm trọng hơn là
làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà
nước”.
Phải khẳng định: Tham nhũng là hiện
tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan trong xã hội có nhà nước (có giai cấp).
Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện trên tất cả lĩnh vực của đời sống
xã hội, không phụ thuộc vào chế độ chính trị đa đảng hay một đảng, cũng không
phụ thuộc vào trình độ phát triển. Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố Chỉ số
cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2020 cho thấy, tình trạng tham nhũng diễn ra ở khắp
nơi trên thế giới, với hơn 2/3 trong số 180 quốc gia được đánh giá chỉ đạt điểm
dưới 50 trên thang điểm 100.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Người chỉ rõ bản chất
của hành vi tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận, tham lam, là trộm
cướp. Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí, chống bệnh quan liêu”, Người nói rõ: Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là
ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít
mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương
mình, đơn vị mình… Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của công,
khai gian, lậu thuế.
Nhận rõ những nguy cơ, thách thức
của tệ tham nhũng, tiêu cực, đe dọa đến vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, trong quá trình lãnh đạo, điều hành, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị, bộ luật cho công tác PCTN. Đặc biệt, những năm gần đây, từ
Đại hội XI đến Đại hội XIII của Đảng, Trung ương tiếp tục khẳng định những quan
điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn về PCTN, tiêu cực.
Mới năm đầu thực hiện Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 01 về việc tiếp tục
thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Ngày 10-9-2021, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án “Sửa đổi, bổ sung
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng (PCTN)”. Về tên gọi của Ban chỉ đạo, Bộ Chính trị thống nhất là “Ban chỉ
đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực” (bổ sung từ “tiêu cực”) để bao quát đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo. Cùng với đó, Hội nghị Trung ương 4
(khóa XIII) cũng ban hành Kết luận số 21 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XII) với tinh thần thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng Đảng
cùng với xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, trong đó có
nhiều nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt hơn; Trung ương cũng ban hành Quy định
số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 quy định về những điều đảng viên không được
làm. Ngày 28-12-2021, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số
847-NQ/QUTW về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá
nhân trong tình hình mới… Đây chính là những căn cứ quan trọng để toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
chủ động ngăn ngừa các sai phạm, tiêu cực của cán bộ, đảng viên.
Phát biểu tại Phiên họp thứ
21 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực (ngày 20-1-2022), Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực nhấn
mạnh: Năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng; đất nước tiếp tục đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó
khăn, thách thức mới đan xen; dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể
còn kéo dài; tình hình tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng,
có mặt còn phức tạp, tinh vi hơn. Do đó, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan,
thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được, mà phải tiếp tục kiên quyết,
kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống liên quan đến tham nhũng,
tiêu cực; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên
tham nhũng, tiêu cực, suy thoái.
Điều đó một lần nữa khẳng định rõ
quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta về công tác PCTN, tiêu cực; làm cho mọi người
thấy rõ việc đẩy mạnh PCTN, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết xử
lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không những không làm cho Đảng
ta yếu đi, mà ngược lại, làm cho Đảng đoàn kết hơn, trong sạch, vững mạnh hơn.
Qua đó, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đập
tan những luận điệu của các thế lực thù địch, phản cách mạng cho rằng Đảng Cộng
sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, suy thoái thành công.
Để “4 không” thành hiện thực
Kết quả điều tra dư luận xã hội
do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành,
trong thời gian từ năm 2013 đến 2020, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày
tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh PCTN. Bên cạnh những kết
quả đạt được, nghiêm túc kiểm điểm, nhìn nhận công tác đấu tranh, PCTN, tiêu cực
của Đảng ta thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức, đó là: Vẫn
xuất hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật
nghiêm trọng hơn, không chỉ ở một số người, trong một bộ phận nhỏ mà đã xuất hiện
sự liên kết, liên thông ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương…
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
cán bộ, đảng viên “4 không” (không thể, không dám, không muốn và không cần)
với tham nhũng, tiêu cực. Chúng tôi xin đề cập một số giải pháp sau:
Trước hết, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng
cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng
văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân, hình thành văn hóa “không muốn” tham nhũng. Liên quan đến giải pháp này, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: Tham nhũng và suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đều là những
biểu hiện tiêu cực. Chính vì vậy, Tổng Bí thư nêu rõ, không chỉ đấu tranh PCTN
trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai vấn đề này có liên quan đến nhau, sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng; đây mới
là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Lợi ích kinh tế thường gắn liền với quyền
lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống.
Do vậy, công tác tuyên truyền,
giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao đạo đức, xây dựng
liêm chính, chống tha hóa, biến chất, qua đó tạo sự tự giác, thống nhất cao về
ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN, tiêu cực. Cán bộ,
đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết
xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực.
Thứ hai, chúng ta cần tiếp tục
hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, bịt kín những “khoảng trống”,
“kẽ hở” để “không thể tham nhũng”. Trước hết là hoàn thiện Luật PCTN, tiếp tục
sửa đổi để quy định một cách toàn diện, bao quát, nhất là quy định cụ thể các
biện pháp để bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời các hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người biết; quy định các biện pháp hữu
hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền
hạn.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật hình
sự, đủ sức răn đe để “không dám” tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, chúng ta cần
hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp để tăng hiệu quả chế tài xử lý tham
nhũng. Nếu cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn không chứng minh được tài sản
của mình là hợp pháp thì tài sản đó là tài sản từ tham nhũng, tiêu cực mà có. Bổ
sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội phạm đưa hối lộ và xây dựng
chế tài thích hợp với pháp nhân. Việc làm này là cần thiết, vì thực tiễn cho thấy,
các pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho người có chức vụ,
quyền hạn để được các lợi thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đấu thầu,
được giao hoặc cho thuê “đất vàng”, được nhận nguồn hỗ trợ…
Thứ tư là đổi mới chế độ tiền
lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức để “không
cần” tham nhũng, tiêu cực. Đây được xem là phương án phòng, chống hữu hiệu đối
với nạn tham nhũng, tiêu cực. Bởi một trong những nguyên nhân sâu xa của hành
vi tham nhũng là chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội
ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
thiết yếu. Cán bộ, công chức, viên chức có nền tảng học thức cao và có ham muốn
cống hiến cho đất nước nhưng mức lương còn khiêm tốn. Vì vậy, cần phải có chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức và nâng mức lương của cán bộ, công chức
đủ nuôi sống bản thân, gia đình và có tích lũy thì mới hạn chế được tham nhũng,
tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Với tinh thần không ngừng, không
nghỉ, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, công tác PCTN, tiêu cực được Đảng
ta và cả hệ thống chính trị thực hiện ngày càng quyết liệt, bài bản, ngày càng
có hiệu quả hơn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ,
đánh giá cao, tạo nên sức mạnh nội sinh, triệt tiêu “giặc nội xâm”, làm cho sự
nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đạt nhiều thành tựu to lớn, ý
nghĩa hơn nữa.
Chỉ tính trong năm 2021,
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 26
cán bộ diện Trung ương quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện
Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: 4 ủy viên, nguyên ủy viên Trung
ương; 2 nguyên bộ trưởng, 1 bí thư tỉnh ủy, 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng;
2 nguyên chủ tịch UBND tỉnh, thành phố; 3 nguyên phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy;
13 sĩ quan đương chức cấp tướng trong LLVT. |
0 nhận xét: