Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 14/12/2021 được in trong sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thống nhất rất cao về nhận thức và quyết tâm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Theo Tổng Bí thư, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc dân tộc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Đó là: Mềm mại,
khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản
lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc,
vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đoàn kết, nhân
ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Biết nhu, biết
cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy
cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Tổng Bí thư cho
biết, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng
90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai
trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc
gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng.
Hoạt động đối
ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế,
văn hoá – xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan
xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của nhân
dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị
với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam ra thế giới.
Trong bối cảnh
đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, chúng ta đã chủ động đóng góp
có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch
Covid-19, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y
tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phòng, chống dịch Covid-19
và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội…
Tổng Bí thư đúc
kết 5 bài học thiết thực về công tác đối ngoại từ nhiều nhiệm kỳ vừa qua. Đó là
bài học về kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài
hoà mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia – dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Bài
học về sự kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược. Bài học
về xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như
lời căn dặn của Bác Hồ: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng”. Bài học về công
tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ mà lâu nay chúng ta vẫn thường
nói là “cái gốc của mọi công việc”. Cuối cùng là bao trùm tất cả là bài học
về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước
Tổng Bí thư nêu
rõ nhiệm vụ cơ bản của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay là: “Tiếp tục
phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị
thế và uy tín của đất nước. Các nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn
nhau, trong đó giữ vững hòa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên;
phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín của
đất nước là nhiệm vụ quan trọng”.
Gợi mở một số vấn
đề trong thực hiện nhiệm vụ, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Vấn đề là chúng ta phải nhạy
bén, dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi khuôn
khổ những tư duy cũ, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt
tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Chúng ta cần xây dựng vị thế và
tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử và xử lý mối quan hệ với các nước, song
phương cũng như đa phương”.
Tổng Bí thư yêu
cầu, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia – dân tộc;
vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn quan điểm về “đối tượng”, “đối
tác”; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước
ta với các nước, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, bị cô lập, phụ thuộc…
Trong thời kỳ hội
nhập toàn diện, xu hướng toàn cầu hoá và liên kết, hợp tác là tất yếu thì sự phối
hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, và
giữa các ban, bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động đối ngoại ở Trung ương cũng như ở địa phương, nhất là các địa phương biên
giới có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ chung cũng như
nhiệm vụ của mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị…
“Quyết tâm xây
dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm
bản sắc dân tộc – trường phái ngoại giao ‘cây tre Việt Nam’!”, Tổng Bí thư quả
quyết.
0 nhận xét: