Vừa qua, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 4 đến 15-3. Tuy nhiên, theo các tọa độ mà MSA công bố, cho thấy một số địa điểm trong số đó dường như nằm gần bờ biển thành phố Huế hơn là bờ biển thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ngay lập tức Nguyễn Văn Hải và trang tin RFA đã đăng đàn cho rằng “Việt Nam đang im lặng đứng nhìn Trung Quốc tập trận trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”. Mới đây, đại diện Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát các diễn biến tại khu vực Biển Đông và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Bà Hằng cũng nhấn mạnh: “Một phần khu vực thông báo hàng hải nêu trên thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông” và “Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này”.
Trước hết,
phải tái khẳng định rằng, chủ quyền quốc gia là không thể từ bỏ và là nguyên tắc
bất biến trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Riêng với vấn đề
Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các
quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và các nước ở
Biển Đông đều là thành viên.
Những năm gần
đây, khi vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao,
chúng ta càng có thêm nhiều cơ hội khẳng định chủ quyền biển đảo. Trong thời
gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã nhiều lần nêu vấn đề Biển Đông
để cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, đúng đắn về biển Đông, cùng chung
tay bảo vệ và duy trì hòa bình trên biển Đông.
Chúng ta đã
trải qua rất nhiều năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Kinh nghiệm từ
lịch sử cho thấy xung đột vũ trang kéo theo rất nhiều hệ lụy và hậu quả khủng
khiếp lâu dài. Người dân Việt Nam hơn ai hết mong muốn hòa bình, ổn định và
phát triển. Chúng ta yêu hòa bình chứ không mong muốn chiến tranh. Do đó, với vấn
đề Biển Đông, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giải quyết bất đồng bằng các biện
pháp hòa bình. Chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng, bất khả kháng để tự vệ
và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc nhưng chúng ta không nổ súng trước. Chúng ta
kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bằng các biện hòa bình, dựa
trên chứng cứ pháp lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, lực lượng vũ trang Việt
Nam vẫn ngày đêm bám biển, sẵn sàng canh giữ và thực hiện các phương án bảo vệ
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thực tế cho thấy, mỗi khi chủ quyền và quyền
chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, Việt Nam luôn cho
thấy tinh thần đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng các biện pháp hòa bình, cụ
thể là thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương.
Chính vì vậy,
trải qua nhiều năm, có lúc tình hình trên biển Đông nhiều lúc căng thẳng, phức
tạp, Việt Nam bằng quan điểm nhất quán của mình vẫn có những hành động đúng đắn,
đạt được mục tiêu, đó là giữ vững chủ quyền biển, đảo, bảo đảm lợi ích quốc
gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước,
không để xảy ra xung đột. Qua đó càng chứng minh chủ trương, đường lối, chính
sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù
hợp với xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, một
số đối tượng lại lấy tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, hình ảnh Ukraine
lao vào cuộc chiến, cho rằng đó là “một thế giới tự do đang ngưỡng mộ” để kích
động người dân hành động y như vậy với Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam làm vậy
chẳng khác nào trúng kế bao lâu nay của Trung Quốc. Hành vi khiêu khích của
Trung Quốc diễn ra trong thời gian căng thẳng giữa Nga và Ukaine là có mục
đích. Chính vì vậy từng bước đi, cách ứng xử với Trung Quốc về vấn đề biển Đông
cần thận trọng, phù hợp với tình hình trên thế giới và trong nước.
Với trái tim
nóng và cái đầu lạnh, mỗi người Việt Nam cần tỉnh táo trước mọi luận điệu xuyên
tạc về tình hình thế giới và Biển Đông, không để những kẻ chống phá như Nguyễn
Văn Hải và trang RFA kích động, lôi kéo.
0 nhận xét: