Để công tác kiểm tra, giám sát trở
thành “thanh bảo kiếm” của Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương cho rằng, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động kiểm tra khi có dấu
hiệu vi phạm, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Trong bài 1 của
loạt bài: “Đảng vững mạnh hơn nhờ công tác kiểm tra, giám sát” chúng tôi đã đề
cập những kết quả nổi bật trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhờ luôn
luôn được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
coi trọng chỉ đạo với quyết tâm cao.
Trong Kết luận
số 12 mới được ban hành, Bộ Chính trị yêu cầu cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu
cực. Tiếp tục loạt bài về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để Đảng ta
ngày càng vững mạnh, trong chương trình hôm nay chúng tôi chuyển đến quý vị và
các bạn bài 2 với tiêu đề “Kiểm tra, giám sát phải thực sự là “thanh bảo kiếm”
của Đảng.
Thời gian tới,
bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy
mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm
minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung kiểm
tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác
dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều tố cáo, khiếu nại, dư luận
xã hội quan tâm, bức xúc. Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai
phạm ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án.
PGS, TS Nguyễn
Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: những
yêu cầu này cho thấy công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được Đảng ta xác định
là một trong những giải pháp, vũ khí sắc bén để phát hiện tham nhũng, tiêu cực
trong bộ máy:
PGS, TS Nguyễn
Viết Thông cho rằng, chúng ta đều biết, lãnh đạo không có kiểm tra thì coi như
không lãnh đạo. Thực tế tất cả các vụ việc tiêu cực phát hiện 50% qua kiểm tra
giám sát. Như vậy để thấy rằng, qua kiểm tra, giám sát mới phát hiện ra đã thực
hiện đúng đường lối của Đảng chưa, đấy chính là kiểm tra. Đồng thời một trong
những nhiệm vụ kiểm tra là phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong Đảng.
Nhiều vụ việc
xảy ra từ lâu, kéo dài nhưng cũng có vụ việc mới có tính chất rất khó khăn, phức
tạp đều được Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát hiện, kiểm tra, kết luận, xử lý kịp
thời. Hiện nay, việc xử lý những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến
Công ty Việt Á cho thấy tinh thần mới trong công tác kiểm tra, đó là làm rõ đến
đâu xử lý ngay đến đó.
Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cho biết, trước mắt phải kiểm tra làm rõ, xử
lý nghiêm vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan vụ án tại Công ty
Việt Á.
Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, nhiều việc nhưng trước mắt chúng ta phải tập
trung làm tốt việc này và đề nghị, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp cố gắng
kết thúc trong quý 2 này với tinh thần rõ đến đâu kết luận đến đấy, rõ đến
đâu xử lý đến đấy, không cầu toàn. Đây là một vụ việc vi phạm rất lớn liên quan
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương nên phải làm đồng bộ. Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương cũng rất mong các tỉnh tâp trung làm việc này.
Để công tác
kiểm tra, giám sát tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng và trở thành
“thanh bảo kiếm” của Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ
Quốc Hùng cho rằng, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm, tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy
ra tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, khi đã xác định rõ thì xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức đảng,
đảng viên có vi phạm.
Với Kết luận
số 34 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến
năm 2030, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, công tác kiểm tra, ngày càng được hoàn thiện
về quy trình với nhiều văn bản, quy định rõ ràng. Bởi, công tác kiểm tra, giám
sát không đơn thuần cơ quan chuyên môn là Ủy ban Kiểm tra các cấp mà là công cụ
của cấp ủy. Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì không lãnh đạo.
“Bây giờ công
tác kiểm tra giám sát được hoàn thiện, xem xét đầy đủ, quy định rõ ràng. Cho
nên Tổng Bí thư nhấn mạnh rất đúng, những sai lầm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng
thì công tác kiểm tra rất quan trọng. Vì kiểm tra giám sát kịp thời nhận thấy
sai phạm của Đảng viên, rồi sau đấy lãnh đạo các cấp”-ông Vũ Quốc Hùng nói.
Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát. Theo Người
“Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm
tra”. Thực tế hiện nay đòi hỏi những người làm công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng phải “liêm”, phải “sạch”; phải chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn,
tham nhũng, tiêu cực. Có như vậy, công tác kiểm tra, giám sát mới phát huy vai
trò, vị trí quan trọng, thực sự là “thanh bảo kiếm” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
củng cố đội ngũ thực sự trong sạch, vững mạnh./.
Trong thời
gian qua chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên, góp phần
quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Trong đó có vai trò quan trọng của Ủy ban kiểm
tra các cấp đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật. Chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên, góp phần quan trọng vào công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất trong
Đảng, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Trong
phần cuối của loạt bài bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, VOV.VN giới
thiệu bài viết: “Tiếp tục phát huy vai trò của UBKT các cấp trong đẩy mạnh
phòng chống tham nhũng, tiêu cực”.
Nhóm PV Đình
Hiếu- Văn Hiếu-Lại Hoa/VOV1
0 nhận xét: