Tham nhũng thật đáng sợ, gây mất niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ. Tham nhũng chính sách là loại “tham nhũng cá mập”, rất nguy hiểm, tàn bạo, độc ác, đáng gọi là “giặc nội xâm” vì nó không chỉ làm suy kiệt nguồn lực quốc gia, mà còn phá hoại từ bên trong cuộc sống hòa bình, hủy hoại niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nó được ngụy trang, che đậy, giấu kín, không dễ gì nhận diện, vạch mặt, phơi bày tội ác, thậm chí nó còn được một số thế lực ngầm “chống lưng”, “che đỡ”.
Tham nhũng là
biểu hiện rõ nhất sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm,
chà đạp thô bạo lên chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; phi phạm Quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên,
gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn ngân sách nhà nước, là sự “cướp
đoạt” tiền thuế của Nhân dân; gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế –
xã hội, quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc; phòng, chống dịch Covid-19, gây
bất bình, bức xúc trong xã hội, ô nhiễm môi trường sống của Nhân dân ta.
Tham nhũng là
ngọn nguồn của mọi thói hư, tật xấu, đẻ ra chủ nghĩa cá nhân. Chúng cấu kết với
nhau, tạo ra sự bất công, bất bình đẳng; trái với mục tiêu, lý tưởng và lẽ sống
của chúng ta. Sự phi lý, bất nhân, bất nghĩa của nó là không thể chấp nhận,
không thể coi thường. Tham nhũng là “giặc nội xâm” phải kiên quyết, kiên trì đấu
tranh, tẩy sạch nó.
Nhận thức rõ
tác hại ghê gớm của “giặc nội xâm”, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
và giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quyết tâm chính trị của
Đảng, Nhà nước ta là bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp phải diệt trừ được tham
nhũng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đập tan “giặc nội xâm”, phải “chặt cành để
cứu cây”, phải “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, “không để một vài cây
bị sâu bệnh lây lan ra cả rừng cây”.
Vì vậy, phải
xử lý kịp thời, hiệu quả những tổ chức, cá nhân làm sai trái pháp luật. Trong xem
xét, xử lý tội phạm, hông dung túng, nương nhẹ; không có vùng cấm, không có ngoại
lệ đối với người làm sai trái. Ai vướng vào tham nhũng, tiêu cực đều bị xử lý.
Xử lý đúng người, đúng tội; cho dù người đó là ai, giữ chức vụ gì, đang còn
công tác hay đã nghỉ hưu. Quan điểm, thái độ của Đảng ta về phòng, chống tham
nhũng là hoàn toàn hợp lòng dân, rất ngay thẳng, nghiêm minh “mắt rất sáng,
lòng rất trong, tay rất sạch”, rất quyết liệt trong xử lý những cá nhân và tổ
chức làm sai trái, chống lại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân. Nhờ đó, uy tín của
Đảng không hề bị suy giảm mà trái lại, ngày càng được nâng cao, nhân dân cả nước
đồng tình, ủng hộ, thêm tin tưởng, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến.
Tuy nhiên,
chiến thắng tham nhũng, tiêu cực – “giặc nội xâm” không thể làm ngay, giải quyết
xong một sớm một chiều, muốn chiến thắng cứ mạnh tay là giành thắng lợi. Tính
chất cam go, quyết liệt và phức tạp thể hiện ở chỗ: Tham nhũng rất tinh vi, xảo
quyệt, được che giấu kỹ lưỡng. Không ít kẻ tham nhũng đang “đội lốt đảng viên,
mang danh cán bộ”, được “một số tổ chức”, quan chức cấp cao “bảo kê”, “chống
lưng”, đã và đang lợi dụng chức quyền, vị trí công tác, tìm đủ mọi mánh khóe để
tư túi, vơ vét của tập thể, tiền thuế của Nhân dân, biến nó thành của riêng,
làm giầu bất chính.
Vướng vào
tham nhũng là sai trái toàn tập, cả pháp lý, cả đạo lý
“Cái được”
của những cán bộ, đảng viên “tham nhũng” là “cướp được tiền”, lên chức “thần tốc”,
giàu lên nhanh chóng, nhà to, xe đẹp, nhiều tiền nhưng cái mất lớn nhất của họ
là danh dự, uy tín bị sụp đổ, bị bắt gian, truy tố và phải ngồi tù, bị người đời,
bạn bè, đồng chí khinh bỉ, người thân xa lánh. Thật tiếc cho những người này vì
cả đời phấn đấu, nay vì máu tham, vì tiền mà lóa mắt, phải ngồi tù. Tiếc là vì
họ đã từng là lãnh đạo ban này, bộ kia, tỉnh, thành phố nọ; có người đã từng là
bộ trưởng, chủ tịch thành phố đương nhiệm…, chức to, quyền trọng, oai phong lẫm
liệt đến thế, học rộng, tài cao, bằng cấp, danh vị “chót vót” đến như thế, vậy
mà còn “tham, sân, si”, làm những điều sai trái, “phi nhân tính”, dính với lũ
“giặc nội xâm”, thật đáng trách!
Họ đã làm sai
toàn tập, cả pháp lý, cả đạo lý, nhất là vào thời điểm cả nước đang gồng mình
chống dịch Covid-19, không ít người dân đã chết, quốc gia lâm vào tình thế hiểm
nghèo vì dịch dã hoành hành, cả xã hội buồn, đau; thế mà một bộ phận người đứng
đầu ngành mũi nhọn chống dịch Covd-19 lại đang tâm làm điều sai trái, thất đức.
Họ đã lợi dụng cơ hội ấy để vơ vét, kiếm chác, trục lợi. Các vị ấy đã “mờ mắt”,
kiếm tiền trên nỗi đau của dân tộc, của đồng chí, đồng bào; cướp đoạt tiền đóng
thuế, tiền quyên góp chống dịch của Nhân dân, để đến nông nỗi bị xử lý bằng
pháp luật, phải ngồi tù.
Đó chỉ là phần
ngọn, “cái váng nổi lên”, nhìn thấy, biết được còn cái gốc, cái được che giấu, ẩn
sâu thì chưa thể thấy, pháp luật cần có thời gian thực hiện sứ mệnh của mình, vạch
trần tội ác của “lũ sâu mọt”; không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”. Chuyện
đã xảy ra rồi, càng nghĩ càng đau bởi cái mất của các vị từng là bộ trưởng, chủ
tịch thành phố là quá lớn: mất chức, mất quyền, mất danh dự, mất uy tín, để lại
hậu họa lớn cho Đảng là mất niềm tin của Nhân dân.
Lẽ ra, vào
lúc nước sôi lửa bỏng, các vị ấy phải một lòng, một dạ vì nước vì dân, nêu tấm
gương sáng về đức hy sinh, lòng dũng cảm, dám lăn xả vào nơi nguy cấp để cứu
dân, làm việc vì nghĩa; phải tiết kiệm từ đồng, từng cắc, từng giọt ngân sách để
phục vụ Nhân dân, thế nhưng “ma ám, quỷ khiến” đã bắt hồn, che mắt các vị ấy,
vì tiền, các vị ấy đã “bán mình cho quỹ dữ”, làm những điều thất đức, hại nước,
hại dân, bị người đời xỉ vả, oán trách.
Còn bao
nhiêu vụ án khác chưa được phát hiện, phanh phui ?
Chiều ngày
4-6-2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an
khẳng định: Trung ương đã bổ sung một số vụ án, vụ việc quan trọng vào diện Ban
Chỉ đạo Trung ương theo dõi như vụ FLC, Tân Hoàng Minh, Việt Á; tất cả các bị
can trong các vụ án lớn đang được điều tra đều vi phạm pháp luật, đương nhiên họ
phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhân dân thấy buồn là nhiều người
trong số họ đã từng được Đảng, Nhà nước, gia đình nuôi, cho ăn học chu đáo, là
đồng chí, là cán bộ, đảng viên, lãnh đạo tốt, có uy tín, được mọi người nể trọng.
Thế mà giờ đây, họ đã bị bắt giam, rơi vào vòng lao lý, tù tội. Họ trở thành tội
nhân, phạm tội vì lợi dụng chức quyền, lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
khi thi hành công vụ, lợi dụng “khe hở” của chính sách, pháp luật để tư túi, vơ
vét, trục lợi, đã vi phạm các quy định về quản lý đất đai, về đấu thầu, đưa hối
lộ, nhận hội lộ.
Rõ ràng, họ
đã làm những điều sai trái, họ phải nhận cái kết cay đắng, rất “ô nhục”, trước
tiên là họ sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng, sau đó sẽ bị xý theo quy định của
pháp luật. Nói về vụ việc vi phạm pháp luật ở Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao,
Trung tướng Tô Ân Xô thông báo: Mỗi chuyến bay combo, sau khi trừ chi phí có thể
thu lợi nhuận 2 tỷ đồng/chuyến bay. Vậy là, gần 2000 chuyến bay thì những kẻ lợi
dụng này đã thu biết bao nhiêu tiền của dân, cho vào túi mình. Những người phạm
tội này “tay đã nhúng chàm”, rơi vào “vũng bùn” của tội ác, phá nước, hại dân
thật ghê gớm. Từ vụ án này, có thể suy ra còn bao nhiêu vụ án khác chưa được
phát hiện, phanh phụi? Còn vụ án Việt Á, khi khám xét thì có những bị can trong
ngăn kéo có đến hơn 10 tỷ đồng. Trong lời khai, Việt Á đã kiếm lãi khoảng 4.000
tỷ đồng và “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng. Vậy còn ai “chưa được đưa ra ánh
sáng?”
Vụ FLC
để lại nhiều hậu họa phải khắc phục. Kết quả điều tra ban đầu, từ 1/9 đến
10/1/2019, ông Trịnh Văn Quyết đã lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41
công ty chứng khoán để thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra
cung cầu giả với 6 mã chứng khoán FLC và thu lợi bất chính, theo dự tính ban dầu
là 975 tỷ đồng. Việc làm sai trái này đã gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.
Vậy còn các đương sự có liên quan sẽ phải chịu phán xử thế nào, chắc chắn pháp
luật công tâm, khách quan sẽ xem xét thấu đáo, đúng người, đúng tội. Nói như Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng “họ có chạy lên trời, cũng không thể trốn thoát”.
Pháp luật
của Nhà nước và Nhân dân còn nhiều công việc phải làm
Đó là những
kênh quan trọng do cơ qua điều tra tìm ra. Đúng là các cơ quan chức năng của
Nhà nước đã có công lớn trong việc phát hiện các chứng bệnh của “cái u nhọt”
này để tìm cách chữa trị và có biện pháp “chặt cành để cứu cây”. Nhưng đây chỉ
là giải pháp mang tính tình thế. Điều này là tốt, đáng hoan nghênh nhưng làm
như thế vẫn là chưa đủ, còn bị động. Điều quan trọng nhất là pháp luật của nước
ta phải xây dựng như thế nào để bổ sung những điều khoản nào phù hợp hơn để quản
lý chặt chẽ, minh bạch và giám sát kỹ lưỡng việc thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không để sai sót, sơ hở, tạo
cớ để kẻ xấu tìm cách trục lợi, vơ vét của công làm của riêng, làm giầu bất
chính. Pháp luật của ta cũng cần có thêm các quy định cụ thể để răn đe những kẻ
hám lợi, làm cho chúng không dám trục lợi, không muốn tham nhũng vì sợ tham
nhũng…
Pháp luật của
Nhà nước cần có biện pháp khắc phục, đó là:
(1) Không để
kéo dài tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên quyết liệt, dưới tê liệt”…, nhất
là tình trạng chậm chuyển biến ở cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Cấp ủy, tổ chức Đảng vvà người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần chủ
động, tích cực khắc phục tình trạng trên.
(2) Tìm
kiếm “liều thuốc” đặc hiệu, hóa giải những vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương thực hiện chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố để kịp thời khắc phục những
tồn động trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng “dĩ hòa
vi quý”, bao che, nể nang trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của
một bộ phận cán bộ, nhất là người đứng đầu ở cơ sở và khắc phục hiện tượng “đầu
voi đuôi chuột” và một số vụ việc rơi vào ngõ cụt hoặc quên lãng, nhờ đó mà
“trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
(3) Cụ
thể hóa chủ trương của Đảng ngày 2-6-2022, Ban Bí thư ban hành Quy định số
67-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc,
quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
(4) Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, thành phố cần thực hiện tốt hơn việc định kỳ
báo cáo tình hình mới, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm cả ở Trung ương và cả
ở địa phương. Đề cao vai trò nêu gương, sự liêm chính, mẫu mực, có ý chí quyết
tâm cao trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của người đứng đầu,
cán bộ, đảng viên.
(5) Xác định
rõ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là chống “giặc nội xâm”, coi đây
là nội dung cốt lõi, trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch vững mạnh ở nước ta hiện nay, nhất là phát huy vai trò
“tai mắt” của nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Đây là “thanh bảo kiếm” chống “giặc nội xâm” của
Đảng ta, làm cho nó thật sự có uy lực, sắc bén, tăng thế lực, sức mạnh, đạt hiệu
quả cao hơn./.
0 nhận xét: