Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, Ủy ban bảo vệ ký giả và một số tổ chức cực đoan, thiếu thiện chí đã kêu gọi “trả tự do” cho đối tượng này, vu cáo Việt Nam đàn áp “người bất đồng chính kiến”, “nhà hoạt động nhân quyền”.
Tổ chức này đã
đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền
ở Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Ủy ban bảo vệ ký giả còn công khai yêu cầu
phóng thích Phạm Đoan Trang “Thay vì tiếp tục truy tố nhà báo Phạm Đoan Trang với
bản án 9 năm từ thì chính quyền Việt Nam nên trả tự do cho bà mà không kèm theo
bất cứ điều kiện nào, để bà có thể hoạt động báo chí một cách tự do”.
Là một tổ chức
phi chính phủ nhưng Ủy ban bảo vệ ký giả lại đang hoạt động vì động cơ chính trị,
thể hiện sự thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này chỉ quan tâm đến
những đối tượng có hoạt động chống phá như Phạm Đoang Trang. Ngược lại, thực chất
hoàn toàn không có hành động đúng nghĩa là bảo vệ nhà báo chân chính. Qua đó để
thấy rõ bản chất, hoạt động của nhứng tổ chức mang vỏ bọc là “tổ chức phi chính
phủ”, tự cho mình quyền phán xét, thậm chí can thiệp thô bạo vào công việc nội
bộ của quốc gia khác.
Phạm Đoan Trang
vốn dĩ không phải bị bắt vì lý do “nhà báo” như thông tin xuyên tạc của tổ chức
này mà bởi các hành vi phạm tội với những tài liệu, chứng cứ đã được các cơ
quan chức năng Việt Nam thông tin. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành
vi làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống
phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi
trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên
quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam".
Ngoài ra, đối tượng này cũng thường xuyên trả lời các báo đài cực đoan để xuyên
tạc về tình hình ở Việt Nam.
Hành vi của Phạm
Đoan Trang phải chịu sự nghiêm trị của pháp luật. Dù các tổ chức cực đoan như Ủy
ban bảo vệ ký giả xuyên tạc, tạo cớ để gây sức ép hạ uy tín của Việt Nam thì
không thể đổi trắng thay đen tội trạng của Phạm Đoan Trang. Sự nghiêm tôn của
pháp luật cần được bảo đảm.
0 nhận xét: