Ồn ào nhiều nên viết mấy dòng chơi
Mấy cái hình
Bùi Chát vẽ có đẹp không? Không
Có ích không?
Không hề
Vì nó là
“rác” của mỹ thuật. Đã là rác thì đương nhiên phải huỷ bởi nếu không rác sẽ nhiều
và đầy, không chỉ từ Bùi Chát mà từ nhiều nguồn khác.
Thế thì có gì
mà khóc nhiều cho “rác” và “người vứt rác” vậy? Là gì nếu đó không phải là cái
trò làm màu, kêu khóc cho nhau kiểu “vịt kêu cả đàn”. Đây cùng là một minh chứng
cho hiện tượng “buôn có hội, bán có phường”.
Vậy thì.
Đã là rác thì
bỏ đi cho đỡ chật đất chứ giữ làm gì.
Thượng tôn
pháp luật không phải trò chơi hay sự ỉ ôi lấy lệ làm màu. Vì nếu đã chính danh,
có thực tài tình thì đã đàng hoàng xin phép và chấp hành. Đằng này chơi kiểu “lấm
la lấm lét” khó coi ra gì. Mà cái trò tạo cớ để khoe mẽ, làm màu không thể tồn
tại và không tiêu hoá nổi. Tóm lại, với nghệ thuật và mỹ thuật, cái gì không đẹp,
không có ích thì bỏ đi cho những cái tốt đẹp lên ngôi và tồn tại, chỉ vậy thôi,
cãi nhau nhiều làm gì?
Còn mấy ông,
bà cổ suý cho gã “gàn” này ngây ngô cao trào đến mức so mấy “rác nghệ thuật” với
sách và giật tít là “huỷ tranh bằng đốt sách”, cảnh báo cho các vị rằng các vị
đang có sự nhầm lẫn nghiêm trọng khái niệm “tranh” và “sách” để đánh tráo với
“rác” đấy.
Cùng với đó
là ông Lương Xuân Đoàn, bản thân ông là một người có chuyên môn mỹ thuật, trước
hết chúng tôi cần ông giải nghĩa 29 “cái rác” kia để chúng tôi đồng ý nó là
“tranh mỹ thuật” trước đã rồi đến việc ông giải thích mấy hình loằng ngoằng
trong đó cho chúng tôi hiểu nghĩa, chứ hiện nay không thể chấp nhận đó là
tranh, chỉ dừng lại ở mấy mớ giấy lộn mà Bùi Chát đang trưng ra mà thôi. Vậy
nhưng, ông chẳng nói được câu nào về cái “sân mà ông đang bao” lại đi quay sang
lý sự luật lá rồi thì ý kiến ý cò cổ suý cho “rác”. Đề nghị ông tập trung
chuyên môn giải đáp cho chúng tôi thay vì phát ngôn linh tinh nửa vời của mình.
Về phần mình,
Bùi Chát (Bùi Quang Viễn), nhận vật chính của câu chuyện thì đang chấp hành và
không có bất cứ ý kiến nào. Chỉ có mấy “chuyên gia hóng hớt” là đang nhao nhao
mà thôi. Thế mới thấy, sự đời nổi trôi, “không ở trong chăn mà đòi biết chăn có
rận”. Đáng thương thay cho những kiếp người.
0 nhận xét: