Hắn vừa đi vừa chửi, hắn chửi trời, trời cao, hắn chửi đất, đất dày. Hắn vẫn thấy chưa sướng vì không thấy ai đáp lời, thế là hắn gặp ngay con cà kiễng lề đường hắn chửi, chửi con cà kiếng xong hắn suy ra rằng cả xã hội như còn cà kiễng. Một sự suy luận làm cho hắn vui vì thấy không ai phản đối. Với hắn, lúc này, hắn cần những chân lý không phải quy luật hay số đông. Mà những chân lý theo ý của hắn là đủ. Thế thôi!
Trong đời này
ta vẫn phải chấp nhận thực tế rằng “nước trong quá thì không có cá”, mà thực tế
thì không thể có nước trong quá, thậm chí môi trường chân không còn có không
khí chứ chưa kể là xã hội. Những gì nỗ lực của các cấp, các ngành cho dù nghiêm
tới đâu vẫn sẽ có kẽ hở, vì nếu mọi thứ zin đét thì xã hội quá tốt rồi. Nhưng cần
phải nhìn thấy cây cũng như thấy rừng chứ đừng ngược lại, thấy cây mà không thấy
rừng là kiểu suy nghĩ của những “trẻ con không bao giờ chịu lớn”. Khi đó, thậm
chí có so với ông Chí của Làng Vũ Đại ngày ấy cũng không thể bằng.
Xã hội văn minh
cần những sự cư xử văn minh chứ không phải bất chấp. Bất chấp kiểu “thầy bói
xem voi”, lấy bộ phận để kết luận đại thể xong ung dung tự đắc cho rằng mình là
cái rốn của vũ trụ hay nghĩ rằng mình là thiên tài mới phát minh ra một phát kiến
vĩ đại của một thế giới của riêng mình “ếch ngồi đáy giếng” thì đó là điều nên
và cần tự xem xét lại xem cả năng lực, tư duy, trình độ lẫn dộ tâm thần của trí
não.
0 nhận xét: