Trong khi cả nước vừa mới tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì hôm nay trên các trang mạng xã hội facebook lan truyền bức ảnh của một người tự cho mình là nhà văn, từng du học ở nước ngoài đưa ra một nhận xét rất “vô học”, phản cảm rằng ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày vô nghĩa, còn là tiền đề cho sự tha hóa, tham nhũng, tốn tiền, tốn thời gian... Quá thật vọng. Tôi chả hiểu bạn du học sinh kia từng du học ở quốc gia nào nhưng cái việc bạn không tôn trọng những người giáo viên là tôi thấy bạn là sản phẩm lỗi của nghề giáo dục nước ngoài!
Trong khi cả
nhân loại tôn vinh, trân trọng nghề giáo viên thì lòi đâu ra một kẻ “ngáo ngơ”,
vô ơn thế này là hỏng rồi. Các cụ xa xưa có câu nói “muốn sang phải bắc cầu Kiều,
muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, “không thầy đố mày làm lên”, nghề giáo là
nghề giáo là 1 nghề cao quý bậc nhất trong tất cả các nghề. Và không có người
thầy thì cuộc đời mỗi con người chúng ta đều tăm tối. Kể cả cái tên “vô học"
tự xưng là nhà văn, là đi du học ở nước ngoài về.
Tất cả các quốc
gia, dân tộc trong thế giới này đều “tôn sư, trọng đạo” và minh chứng rõ nhất
đó là việc năm 1949, Liên Hợp quốc đã soạn thảo “Hiến chương các nhà giáo” và
sau đó lấy ngày 20/11/1958 là “ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
Ở Việt Nam có rất
nhiều người thầy, người cô được tôn vinh từ xưa đến nay và trong số đó phải kể
đến những bậc thầy như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thiếp. Đó là những
bậc “vạn thế sư biểu” mà hậu thế không bao giờ quên. Thế mà có kẻ tự nhận là
nhà văn nhưng lại có nhận xét “vô học”, “ăn cháo đá bát” về nghề giáo cũng như
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thiết nghĩ, chỉ có những kẻ thuộc dạng vô học, ăn
cháo đá bát mới có những lời nhận xét vô học như vậy mà thôi.
Không có những
người thầy, người cô thì chúng ta sao có thể có kiến thức, hiểu biết được,
không có giáo dục thì khác nào chúng ta như những con vật sống bằng bản năng.
Vậy nên, hãy nhớ
con người khác con vật là chúng ta được giáo dục và hoạt động bằng kiến thức
thay vì bản năng đó “anh nhà văn đi du học” à.
0 nhận xét: