20/12/22

Sự bất hợp lý trong đánh giá của Freedom House về tự do internet ở Việt Nam cần phải lên án

            Ngày 18/10/2022, tổ chức đánh giá dân chủ (Freedom House) tiếp tục đưa ra báo cáo về việc “Việt Nam không có tự do Internet”. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chí đánh giá dân chủ của tổ chức này với quyền tự do trên internet đã cho thấy nhiều điểm bất hợp lý.

Báo cáo vô căn cứ của Freedom House về quyền tự do internet ở Việt Nam

Trong nhiều năm, Freedom House đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia phi tự do (Not free) và đánh giá này chưa bao giờ thay đổi. Đặc biệt ở biểu đánh giá “Tự do trên mạng” (Freedom on the net), Việt Nam duy trì mức điểm 22/100 trong 3 năm qua (2020 -2022). Quyền tự do trên mạng được Freedom House đưa ra gồm: Các rào cản trong việc truy cập (Obstacles to Access), Các giới hạn về nội dung (Limits on Content) và Vi phạm quyền của người dùng (Violations of User Rights). Trong các năm 2017, 2018, 2019 chỉ số đánh giá dân chủ ở biểu “Tự do trên mạng” là 24/100. Trong đó, các rào cản trong truy cập là 11-12/25, giới hạn nội dung 7/35, vi phạm quyền người dùng là 5-6/40.

Tuy nhiên, năm 2020 chỉ số dân chủ ở biểu đánh giá này giảm xuống 22/100. Trong đó, chỉ số các rào cản trong truy cậpvi phạm quyền người dùng đều giảm 1 điểm so với báo cáo năm 2019. Trong báo cáo 2021, các rào cản trong truy cập tăng lên 12/25 song giới hạn nội dung lại giảm 1 điểm còn 6/35, vi phạm quyền của người dùng vẫn ở mức 4/40.

Description: http://thinhvuongvietnam.com/Content/UploadFiles/EditorFiles/images/2022/Quy4/thinhvuongvietnamcom115112022033854.png

Theo Freedom House, tự do Internet ở Việt Nam chỉ ở mức 22/100 điểm (?!). Ảnh: VTV

Gần đây nhất, ngày 18/10/2022 tổ chức này một lần nữa đưa ra báo cáo rằng, Việt Nam không có tự do Internet với 22/100 điểm và các mức điểm ở các chỉ số tương tự báo cáo năm 2021. Cụ thể, về các rào cản trong truy cập, giới hạn nội dung, vi phạm quyền của người dân lần lượt là 12/25; 6/35 và 4/40[1].

Sở dĩ có sự đánh giá trên, Freedom House cho rằng, do Chính phủ Việt Nam những năm vừa qua đã có các hoạt động thao túng không gian thông tin trực tuyến như gây áp lực lên các công ty truyền thông xã hội (đặc biệt là Facebook và Youtube), buộc xóa các nội dung được cho là chống chính quyền của các cá nhân bất đồng chính kiến (?!). Các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho việc truy cập internet cũng được tổ chức này cho là hạn chế của chính quyền đối với việc bảo đảm quyền tự do truy cập của người dân. Đồng thời, theo Freedom House, Việt Nam chưa bảo đảm quyền tự do tối đa cho người dùng internet như một trong các quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận đã được quy định trong Hiến pháp (?!).

Sự bất hợp lý cần phản bác, lên án

Thông qua việc tố cáo Việt Nam phi phạm quyền tự do internet cho thấy tổ chức Freedom House đã quá nhấn mạnh đến quyền tự do cá nhân như một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng dân chủ của một quốc gia. Đây là một sai lầm khi tổ chức này đã đồng nhất hai khái niệm dân chủ và tự do. C.Mác từng nhấn mạnh: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”[2]. Dân chủ vì thế không chỉ là việc bảo đảm quyền của các cá nhân trong tự do quyết định vận mệnh của mình, mà còn là việc nhấn mạnh đến tính hợp lý, đặc biệt là trách nhiệm cộng đồng trong các lựa chọn của mỗi thành viên. Đây cũng là cách đặt vấn đề cơ bản của C.Mác khi cho rằng: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người”[3], nghĩa là phải xây dựng một xã hội dân chủ như thế nào để tự do của mỗi người ảnh hưởng tích cực đến tự do của người khác.

Từ quan điểm này, tác giả bài viết cũng đồng thời phản đối việc Freedom House nhấn mạnh quyền tự do công dân với biên độ rộng như quyền thành lập đảng phái, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình,… như là những tiêu chí chung cho mọi nền dân chủ. Điều này dẫn tới việc đạt được dân chủ theo tiêu chí đó thì sẽ triệt tiêu tự do theo nghĩa tự do của người này sẽ có thể hủy hoại tự do và hạnh phúc của người khác.

Freedom House cho rằng, chính quyền Việt Nam đã thiết lập hệ thống lọc nội dung thông tin trên mạng xã hội nhằm thể hiện mong muốn “độc quyền quyền lực chính trị hơn là bảo vệ công dân” (?!). Có thể nói rằng, bất kỳ chính phủ nào cũng có quyền và trách nhiệm lọc những thông tin đến với đất nước mình nhằm tránh gây mất ổn định xã hội, mất đoàn kết. Tại Hoa Kỳ, nhằm bảo đảm an ninh liên bang, Đạo luật An ninh nội địa năm 2022 đã ra đời, trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang (FISMA) yêu cầu phát triển và áp dụng các chính sách bắt buộc, các nguyên tắc và tiêu chuẩn cùng các hướng dẫn về an ninh thông tin. Tại châu Âu, Chỉ thị về an ninh mạng và an ninh thông tin (NIS) và Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu chung của EU (EU GDPR) cũng được các nước thành viên thông qua nhằm bảo đảm ở mức cao nhất cho an ninh thông tin trên Internet.

Description: http://thinhvuongvietnam.com/Content/UploadFiles/EditorFiles/images/2022/Quy4/thinhvuongvietnamcom215112022034226.jpg

Việc tiếp cận Internet và mạng xã hội tại Việt Nam rất thuận lợi. Ảnh minh hoạ.

Bên cạnh đó, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, chính quyền của bất kỳ quốc gia nào đều không có nghĩa vụ cho phép nhập khẩu những ấn phẩm bị coi là bất chính và độc hại, có thể gieo rắc sự ngờ vực giữa những công dân và chính phủ của họ. Theo đó, tiêu chí nào về mặt nội dung được coi là an toàn hay gây hại là do chính quốc gia chủ quyền có thẩm quyền và trách nhiệm để đánh giá. Các chủ thể bên ngoài dù là một tổ chức hay một quốc gia tham gia vào việc đánh giá này đều là việc xâm phạm vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.

Hiến chương Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh: “Không quốc gia nào, kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia”[4]. Quyền con người không thể đứng một mình tách rời, nó phải được đặt trong bối cảnh lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước đó.

Hơn thế, những nỗ lực nhằm thúc đẩy và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do cá nhân, bao gồm quyền của người dùng internet ở Việt Nam đã được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ đánh giá. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đủ 3 chu kỳ UPR vào các năm 2009, 2014, 2019 và dự kiến chu kỳ tiếp theo vào năm 2024.

Đặc biệt, ngày 11/10/2022 vừa qua, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 (tại New York, Hoa Kỳ). Điều này một lần nữa khẳng định sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy quyền con người nói chung.

Có thể khẳng định, các đánh giá của Freedom House cũng như nhiều tổ chức đánh giá dân chủ khác đang cố gắng áp đặt các tiêu chí và quan điểm về dân chủ riêng của mình và hạ thấp uy tín của Việt Nam về việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền tự do Internet nói riêng như hiện nay là hoàn toàn vô giá trị.

 

0 nhận xét: