Câu chuyện về giải thưởng VinFuture được trao lần đầu tiên từ năm 2021 (là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Giải thưởng do Quỹ VinFuture quản lý) đến nay trao giải lần 2 năm 2022 vẫn đang tạo nên những dấu ấn, là sự động viên, tạo niềm phấn khởi vô bờ trong giới trí thức, khoa học. Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Như vậy, có thể
khẳng định rằng giải thưởng này là uy tín, giá trị, cần thiết cho sự phát triển
của nền khoa học thế giới. Nói cách khác, giải thưởng không khác gì “cú hích” mạnh
mẽ thúc đẩy sự sáng tạo và ghi nhận những công lao của trí tuệ thời đại mới. Với
các nhà khoa học, giá trị của giải thưởng không chỉ là phần thưởng về vật chất
mà đó còn là sự khẳng định tên tuổi, mốc son của cống hiến. Với xã hội, giải
thưởng này sẽ góp phần thúc đẩy thế giới tạo ra những sản phẩm “ngon, bổ rẻ” và
hiện để phục vụ chính cuộc sống của con người, trung tâm của mọi vấn đề. Với Việt
Nam, chúng ta tự hào vì giải thưởng này do người Việt Nam sáng lập và lĩnh xướng.
Có thể giải VinFuture chưa thể sánh ngang với giải Nobel ngay được nhưng hãy nhớ,
cái gì cũng cần có sự bắt đầu và giải Nobel năm nào nếu không có bắt đầu thì
sao có được ngày hôm nay. Nếu ai đó không thấy được điều đó mà ngược lại còn hậm
hực thì hãy “tự nhục” thì hơn. Bởi sự “tự nhục” đó của thiểu số người là đi ngược
lại với lợi ích chung của loài người, của giống nòi thì “còn gì nữa đâu mà cứ
nói hoài”.
0 nhận xét: