Cũng sắp đến Tết rồi, chiều cuối đông Hà Nội bên cạnh ly café ngắm mưa phùn bay ngang qua con phố, cảm giác thật tuyệt vời. Hình như trời đang thay đổi khí tiết, báo hiệu sắp sửa bước sang mùa xuân ấm áp. Có lẽ chính vì vậy tính cách và thói quen bộc lộ cảm xúc cảu con người cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, điển hình là “Tân” đây, vừa hồi chiều có đăng lên facebook một bài viết với giọng điệu không thể giả trân được hơn.
Mở đầu bài viết
tác giả tự thuật rằng “không biết Mỹ, Ngụy là gì”, “không biết Việt Nam Cộng
hòa là gì” cũng “không biết sự phồn hoa của Đô thành Sài Gòn một thời” thế
nhưng lại biết rằng cái sự phồn hoa đấy được ông Lý Quang Diệu hằng mơ ước. Bản
thân nói như tự vả vào mặt mình như vậy không cảm thấy ngại ngùng gì hay sao? Cố
tình nói như vậy để thuyết phục, lôi kéo dư luận tin theo hay sao? Nhưng theo
tôi thấy thì có kẻ ngốc mới tin, đọc mở đầu đã thấy sự giả dối khó ưa.
Bản thân những
kẻ phản động và cơ hội chính trị luôn có cụm từ “thiên đường xã hội chủ nghĩa”
nhằm đặt ra hoài nghi và gián tiếp khẳng định rằng xã hội chủ nghĩa mà đất nước
ta đang hướng tới thực chất không có thật. Bằng cách đặt câu hỏi rằng “Nếu XHCN
là thiên đường thì tại sao…?” để cho thấy sự việc tưởng chừng như bất hợp lý, dễ
dàng khua môi múa mép, phản đối lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước
ta. Song, những người am hiểu tường tận vấn đề ai cũng biết rằng đấy chỉ là
mánh khóe xảo trá của tụi đu càng bởi dễ thấy chưa có đất nước nào hoàn tất việc
đi lên xã hội chủ nghĩa mà đơn giản chỉ là trong quá trình tiến tới đó.
Tác giả bài viết
kết luận bằng một câu hỏi rất ngây ngô: “…ai đã từng được cầm lá phiếu bầu lãnh
đạo…”. ĐƯƠNG NHIÊN LÀ CÓ RỒI, ở Việt Nam bất kỳ ai cứ từ đủ 18 tuổi là có quyền
bầu cử. Hằng năm cứ đến ngày bầu cử là làng xóm phố phường ai nấy đều hân hoan
thực hiện quyền công dân của mình, bầu cho những đại biểu mà bản thân họ ủng hộ.
Ngay cả dịch bệnh Covid-19 vừa rồi cũng không làm gián đoạn tiến độ của hoạt động
bầu cử. Không những toàn bộ người dân đủ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, mà công
tác tiến hành bầu cử còn được xem là một trong những công tác quan trọng nhất của
đất nước. Tác giả hỏi như vậy chẳng phải là vừa hỏi vừa xuyên tạc hay sao. Nực
cười là những bình luận dưới bài viết lại đua nhau bảo rằng “tôi chẳng bao giờ
đi bầu cứ”, tức là được đi đấy, nhưng đã tự đánh mất quyền lợi của chính mình.
Trời đổi khí tiết
sang xuân, còn Tân thì hỏi như hâm thế à? Miệng thì bảo là “câu hỏi nhỏ” song,
tôi thấy rõ rằng đây hẳn phải là những trăn trở của tác giả. Bây giờ được giải
đáp phần nào rồi thì hãy ngừng lên mạng viết linh tinh này nọ với dụng ý xấu,
chẳng ai tin và cũng chẳng hay ho gì chuyện đó đâu.
0 nhận xét: