2/2/23

CẦN PHẢI GIẬT TÍT SAO CHO ĐÚNG

            Vẫn biết giật tít là một nghệ thuật trong nghề làm báo. Giật tít để người đọc tóm gọn được nội dung bài viết phản ánh cũng như tạo sự tò mò cho độc giả để từ đó khiến bài viết tăng lượng view, lượng like, tạo sự hấp dẫn. Tuy nhiên, một vài bài báo vẫn giật tít một cách thiếu mạch lạc, giật tít một đằng nội dung một nẻo hay giật tít khiến độc giả hiểu lầm, khiến dư luận hoang mang.

Vừa qua, ấn phẩm “nhà báo và công luận” đã đưa bài viết giật tít “Đề xuất “đánh” thuế cao đối với căn hộ giá trên 50 triệu đồng”, đồng thời giật tít trên mạng xã hội với nội dung tương tự. Với cách giật tít như vậy khiến độc giả giật mình bởi làm gì tìm đâu ra một căn hộ giá dưới 50 triệu để không bị đánh thuế cao. Như vậy, cơ bản sẽ mọi người dân muốn mua một căn hộ sẽ đều bị đánh thuế rất cao.

Đây là cách mà bất cứ độc giả nào sẽ nghĩ tới khi đọc tít bài báo trên. Nhưng sự thật là trong dự thảo luật thuế bất động sản chung thay thế cho luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và luạt sử dụng đất nông nghiệp của Bộ Tài chính có đề xuất đánh thuế cao với căn hộ cao cấp với mức giá từ 50 triệu đồng/m2. Vậy là tít bài bào đã “đánh rơi” từ “m2”. Dù từ rất ngắn nhưng thiếu nó đều khiến gây hiểu lầm với độc giả và vô tình gây hoang mang đối với dư luận.

Như vậy, từ một nội dung tích cực, mang tính đột phá trong chính sách khi nhằm góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công, khuyến khích hơn nữa việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhà, đất… lại thành ra nội dung mnag tính gây hiểu lầm, gây hoang mang cho dư luận. Ấn phẩm “nhà báo và công luận” là ấn phẩm của Hội nhà báo Việt Nam, do đó, mong muốn rằng ấn phẩm này nên chuẩn chỉ hơn trong việc giật tít, đưa tin, đừng gây hiểu lầm, gây hoang mang đối với cư dân mạng như vậy.

<Kiều Hoa>

 

0 nhận xét: