16/3/23

HÀNG FAKE

            Mới đây, dư luận rất xôn xao và tỏ ra quan tâm đến một nội dung “tưởng như là” của báo Tuổi trẻ online về việc “Đề Nghị Phạt Tiền Thật Nặng Những Cá Nhân Không Mặc Quần Lót Hay Áo Ngực Nơi Công Cộng”. Thông tin này đã nhận được sự quan tâm khi fake news đăng lên, trong 2 giờ đồng hồ có hơn 500 like, 273 comment (chửi bới lo soi đáy quần), 27 lượt share và được dẫn/đăng tải lại trên một số nhóm từ đó thu hút rất nhiều bình luận tiêu cực, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, uy tín của cơ quan chức năng.

Báo tuổi trẻ đã ngay lập tức khẳng định tin trên là hàng giả, hay còn gọi là tin giả. Tuy nhiên, hàng giả này đã lấy đi khá nhiều niềm tin của một bộ phận người dân nhẹ dạ và cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến Báo Tuổi trẻ. Báo này đã đề nghị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông xử lý.

Thực sự mà nói thì đúng là khi ta lướt qua thì nếu như không tinh thì rất dễ bị dắt mũi, nhất là với những thông tin có tính chất nhạy cảm. Đối với trường hợp này, ngay khi nhìn cái tiêu đề bài báo ta đã thấy “sai sai” vì không có tiêu đề nào lại viết sai chính tả (viết hoa lẫn lộn, tùy tiện) như vậy. Báo Tuổi trẻ ko có chuyên mục XÃ HỘI xếp ngang hàng với chuyên mục CÔNG NGHỆ và XE. Điều này phi logic kiểu hổ lốn (khó nhận diện hơn so với lỗi sai chính tả bên trên). Báo Tuổi trẻ online hiện nay đều có phần audio (đọc bài báo) ngay dưới tựa bài, bài này thì không có. Và quan trọng là KHÔNG có bài báo nào trên báo Tuổi trẻ như vậy nếu ta ngờ ngợ và tra ra.

Thế nên đây là một phép thử nho nhỏ có nhiều lỗi đã làm cho không ít người tin theo và hậu quả khôn lường, không đo đếm được. Từ đó chúng ta cần có bộ lọc thông tin khi tiếp nhận hoặc bình tĩnh hít thật sâu để ngẫm trước khi tin theo hoặc là chia sẻ, giãi bày.

 

0 nhận xét: