Lợi dụng việc các cơ quan pháp luật tiến hành xử lý các vụ án tham nhũng, các thế lực chống đối lại tiếp tục tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, đặc biệt là khi có thông tin công khai hoặc công bố kết luận những vụ án lớn gần đây.
Một số thông
tin ở hải ngoại suy diễn nhà nước đã “lợi dụng chống tham nhũng không rõ ràng
gây tê liệt nền kinh tế”, doanh nghiệp (DN) nhà nước ngành điện, than… có nguy
cơ thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng do kỷ luật cán bộ đầu ngành.
Lợi dụng một
số vụ việc tham nhũng của một bộ phận liên quan đến vụ kit test Việt Á, vụ Cục
Lãnh sự Bộ ngoại giao…cho đó là bản chất, quy chụp nguyên nhân do lãnh đạo yếu
kém, tiếp tay. Lấy vụ án Cục Kiểm định xe cơ giới để ví đây là “một tổ chức
tham nhũng hoàn chỉnh từ trên xuống dưới”, quy cho mô hình của nhà nước đều có
chung một kiểu như vậy.
Chúng rêu rao
khẳng định tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành “hệ thống”, “bản chất”, muốn chống
không còn cách nào khác phải “xóa bỏ căn bệnh kinh niên” của chế độ! Từ đó đi đến
xuyên tạc bản chất chống tham nhũng hiện nay nhằm hạ uy tín của Việt Nam với cộng
đồng quốc tế.
Nhiều bài viết
mỉa mai phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, càng chống thì
tham nhũng càng tăng. Theo chúng thì chỉ một con đường là thực hiện “tam quyền
phân lập”, thay đổi thể chế, Đảng từ bỏ vai trò lãnh đạo.
Nguy hiểm hơn
chúng nêu những vụ án điển hình rồi bóng gió nói về các vị lãnh đạo cao cấp “chống
lưng”, “trùm cuối” và xem đó như là “việc làm bình thường của giới chóp bu”, chức
vụ càng cao thì tham nhũng càng nhiều!
Nhận định chống
tham nhũng là cái cớ cho thanh trừng phe phái, tạo dựng e kíp, đánh đổ những
người không thân cận. Viện dẫn những người mà chúng cho là những “nhân vật đối
kháng” lần lượt bị đánh bật khỏi lãnh đạo, là “thí tốt”, “hy sinh”…
2. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, của hệ thống chính trị và sự ủng hộ của Nhân dân cuộc chiến
chống tham nhũng ở nước ta đã có chuyển biến tích cực. Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đánh giá: “Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng
của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và chế độ”.
Thực tế chống
tham nhũng trong những năm qua đã siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Những thành tựu
tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua được quốc tế công nhận là minh chứng rõ
ràng nhất về thành quả chống tham nhũng song hành với phát triển kinh tế.
Với luận điệu
“chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” chỉ là cách nói, lý lẽ đưa ra
nhằm làm lu mờ thành quả kinh tế đã đạt được. Nếu không chống được tham nhũng sẽ
là mối đe dọa đối với nền kinh tế vĩ mô, phát sinh tiêu cực đến sản xuất, kinh
doanh (SXKD) của DN. Quan điểm chống tham nhũng của Đảng rất rõ ràng, đối tượng
tham nhũng, làm ăn phi pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặt khác,
nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức thúc đẩy SXKD, tạo
môi trường lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Không thể cho
rằng, vì chống tham nhũng nên nhiều DN sợ không dám làm, ảnh hưởng đầu tư nước
ngoài. Ngược lại chống tham nhũng tạo động lực không ngừng cho đầu tư, phát triển
kinh tế, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Thực tế, các DN lớn
vi phạm pháp luật, làm ăn bất chính, ảnh hưởng đến nền kinh tế bị xử lý là thể
hiện tính nghiêm minh, không thể nói đó là cản trở kinh doanh…
Thực tế trên
thế giới, một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tham nhũng mà là
tệ nạn ở nhiều quốc gia. Trong đó, đa số là các nước thể chế tư bản, đa đảng,
tham nhũng nhiều nhất, nghiêm trọng nhất, không phải là một đảng hay Đảng Cộng
sản cầm quyền. Do đó, cho rằng tham nhũng, tiêu cực là “căn bệnh nan y”, chỉ xảy
ra ở các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo hay do một đảng cầm quyền như Việt
Nam là quy chụp và suy diễn.
Âm mưu của
chúng là nhằm gây ra tâm trạng hoài nghi, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối
với Đảng và chế độ. Những kẻ tham nhũng trong các vụ án vừa qua chỉ là những
nhóm nhỏ, những bộ phận cục bộ, sự cấu kết giữa các cá nhân biến chất, không thể
ví đó là “một hệ thống”, càng không phải là sự cấu kết bộ máy từ trên xuống dưới.
Kỷ luật nghiêm khắc của Đảng, xử lý kịp thời theo pháp luật với nguyên tắc
“không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể ai” là minh chứng rõ ràng nhất
cho quan điểm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước…
NGUYỄN PHƯỚC
KHÁNH
0 nhận xét: