Những lời răn dạy của ông bà ta về sự cẩn trọng và nghiêm túc trong công việc
luôn là những điều vô cùng quý báu. Thậm chí, với một số nghề thì sự cẩn thận đến
mức tỉ mỷ để cho dù không đạt đến 100% (tối đa do yếu tố khách quan) thì ở góc
độ chủ quan cũng phải đảm bảo để chỉ số an toàn phải luôn tiệm cận cao nhất có
thể. Những nghề này chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Và càng không thể chấp nhận được việc sai sót đến từ yếu tố chủ quan.
Điển hình như nghề bác sĩ, chỉ cần chẩn đoán sai, tác nghiệp sai thì người bệnh
sẽ đối mặt với những điều nguy hiểm khôn lường. Mới đây nhất là liên quan đến
việc 2 máy bay tại Sân bay Nội Bài suýt nữa chạm nhau do kiểm soát viên không
lưu sai sót khi tác nghiệp. Còn sai ở mức độ và nguyên nhân nào thì cơ quan chức
năng sẽ tiếp tục làm rõ. Đây là vụ việc nghiêm trọng vì máy bay mà tai nạn thì
không có mấy hi vọng điều kỳ diệu nào.
Trước kia khi nghe câu chuyện một nhân viên gác chắn đường sắt ngủ quên và
không hạ rào chắn khi có tàu qua và bị kỷ luật có người cũng tỏ ra băn khoăn thậm
chí có ý kiến còn cho rằng hậu quả chưa xảy ra thì nên thông cảm cho người ta.
Đó là kiểu suy nghĩ duy tình hơn duy lý và rất vô trách nhiệm. Bởi bạn biết rằng
có những nghề thì có thể sai sót nhưng có những nghề thì không bao giờ được
phép nhất là những sai sót thuộc về chủ quan vì tai nạn máy bay và đường sát
thì mức độ hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Và không phải khi hậu quả xảy ra mới
phải chịu trách nhiệm. Bởi nếu cứ dựa vào hậu quả mới cân đong về mức độ hành
vi thì kẻ s.á.t nhân mà nạn nhân chưa chết người cũng chỉ là một “cậu bé ngây
ngô”. Xã hội cần tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp nhất là đối với những việc có
“ranh giới mong manh”. Việc tạm đình chỉ kíp trực không lưu sau sự cố là việc
làm kịp thời lúc này.
| 9.7.23
0 nhận xét: