17/7/23

THA HÓA QUYỀN LỰC

 

Vụ án “chuyến bay giải cứu” đang được Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên thẩm xét xử với 54 bị cáo. Các bị báo trong vụ án bị điều tra, đề nghị truy tố, xét xử theo 5 hành vi phạm tội gồm: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hậu quả lớn nhất của vụ án chính là lòng tin của nhân dân khi nhiều bị cáo là quan chức đã biến một chủ trương đúng đắn, nhân văn, nhân đạo của Nhà nước trở thành công cụ thu lợi bất chính của một vài quan chức tha hóa. Việc điều tra, truy tố, xét xử “chuyến bay giải cứu” là một sự mất mát, đau xốt lớn nhưng là điều cần làm và phải làm; là minh chứng cụ thể trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không hề có vùng cấm. Đây là vụ án có số bị cáo không đông nhưng số lượng cựu quan chức bị truy tố, xét xử chiềm gần 1 nửa là chưa có tiền lệ, thể hiện sự suy thoái, tha hóa quyền lực của một bộ phận quan chức.

Trong số bị cáo có chức vụ của vụ án này cơ bản gồm 2 nhóm. Nhóm có trách nhiệm, quyền quyết định về việc cấp phép các chuyến bay giải cứu và nhóm có trách nhiệm điều tra sai phạm trong “chuyến bay giải cứu”. Tuy đã có cơ chế liên ngành, giám sát lẫn nhau nhưng các đối tượng vẫn lợi dụng chức vụ, quyền lực nhà nước được giao nhằm thực hiện các hành vi phạm tội nhằm trục lợi cho bản thân. Các bị cáo lợi dụng quyền lực cấp phép cho các chuyến bay giải cứu để trục lợi trong khi các bị cáo khác lợi dụng quyền lực điều tra cũng vì vụ lợi cá nhân.

Quyền lực nhà nước được giao để các bị cáo này thực thi công vụ nhưng rồi trở thanh công cụ kiếm chác. Điều nay đã được chính TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ ra rất rõ trước đây khi nêu vấn đề cơ chế kiểm soát quyền lực rằng: “Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn”. Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến xây dựng các quy định, chính sách nhằm “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” nhằm triệt tiêu sự lạm quyền và dẫn đến tha hóa.

Còn với các đối tượng có ý định lợi dụng quyền lực nhà nước để kiếm chác cho bản thân thì nên nhớ rằng, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước chưa một ngày ngơi nghỉ theo đúng quan điểm "kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực". Cho nên cán bộ, đảng viên nên tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tránh xa cám dỗ vì khi đã nhúng tràm là khó rút ra, là phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhân dân và pháp luật.

0 nhận xét: