26/7/23

“THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” HAY “SÀI GÒN”

 

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện những cuộc tranh luận liên quan đến cách gọi tên “thành phố Hồ Chí Minh” hay “Sài Gòn”, thậm chí một vài trang fanpage của cơ quan cũng sử dụng lẫn lộn cách gọi trên khiến một số người hiểu sai, hiểu không đúng về vấn đề trên.

Tên gọi “Sài Gòn” đã trở thành một biểu tượng lịch sử của thành phố, và việc sử dụng song song với tên “Thành phố Hồ Chí Minh” có thể được coi là bình thường, thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi thành phố Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với quá khứ của một chế độ tay sai, bán nước.

Có lẽ nhiều người gọi lẫn lộn giữa “thành phố Hồ Chí Minh” hay “Sài Gòn” do không để ý hay thói quen. Tuy nhiên, việc không bình thường là cách mà một số người sử dụng tên “Sài Gòn” với ý đồ chính trị nhằm xuyên tạc, tấn công vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và chế độ. Việc thay đổi cách gọi từ “Thành phố Hồ Chí Minh” sang “Sài Gòn”, có thể hiểu trên khía cạnh là một cách để xét lại lịch sử, khơi gợi lại “vết thương” của quá khứ.

Thật khó hiểu khi các quốc gia khác (Ấn Độ, Cuba, Nga...) đã sử dụng tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đặt tên cho những con đường quan trọng, những địa điểm quan trong của quốc gia họ thì tại sao chúng ta lại tranh cãi về việc gọi tên “thành phố Hồ Chí Minh” hay “Sài Gòn”?

Còn nhớ khoảng 20 năm về trước, đã có một cuộc tranh luận liên quan đến yêu cầu giữ nguyên tên “Tổng Giáo phận Sài Gòn” thay vì phải thay đổi theo tên chính thức là “Thành phố Hồ Chí Minh” của Công giáo. Một trong những lập luận trong cuộc tranh luận là tên của một Giáo phận Công Giáo không thể trùng với tên của một lãnh đạo Cộng sản, bởi sắc chỉ “Divini Redemptoris” (Của Đấng Cứu Thế Thần Linh) năm 1937 - Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1949 đã tiếp tục ra Sắc lệnh chống chủ thuyết Cộng Sản và tuyên bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản. Mặc dù vấn đề này từng gây nhiều tranh cãi, cuối cùng thì Giáo phận Sài Gòn vẫn giữ nguyên tên và địa chỉ của mình.

Vậy nên để giải quyết tên gọi “thành phố Hồ Chí Minh” hay “Sài Gòn” theo tôi cần tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, tôn trọng quan điểm và quyền tự do ngôn luận của mỗi người, nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo không lợi dụng cái tên “Sài Gòn” để tác động tiêu cực đến hòa bình và sự thịnh vượng của đất nước. Quá trình giữ gìn và xây dựng đất nước cần được đặt lên hàng đầu, và việc tôn trọng lịch sử, văn hóa.

0 nhận xét: