Những ngày vừa qua báo chí cũng như dư luận đã tốn không ít giấy mực cũng như lời bình xét về việc xét xử đối với các bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu”, vụ án đã khép lại trong gần 3 tuần xét xử vào chiều ngày 28/7. 54 bị cáo đã được tuyên án với những mức án phạt về các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Trong đó có 4 bị cáo nhận án chung thân, đáng chú ý là bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) cũng bị toà tuyên phạt chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Điều này đã nổi lên làn sóng dư luận giữa đề nghị 19-20 năm tù của Viện Kiểm Sát và mức án mà Toà án tuyên. Vậy liệu hình phạt chung thân mà các bị cáo nhận, trong đó có bị cáo, Phạm Trung Kiên và Hoàng Văn Hưng liệu đã thích đáng hay không?
Nhiều ý kiến
cho rằng việc các bị cáo tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị lớn như bị
cáo Phạm Trung Kiên cần phải loại ra khỏi xã hội bằng mức án “tử hình”, điều
này nhận được sư ủng hộ của một bộ phận người dân vì cho rằng bị cáo đã chiếm
đoạt một số lượng tài sản vô cùng lớn trong khi cả nước đang gồng gánh cho công
cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 hết sức tốn kém và vất vả. Tuy nhiên Toà đã
tuyên bị cáo với mức án chung thân, điều này cũng hợp lý hợp tình bởi gia đình
bị cáo đã nộp lại gần hết số tiền bị cáo tham nhũng, cùng với đó là thái độ
khai báo thành khẩn cho thấy sự ăn năn hối cải và mong muốn được pháp luật
khoan hồng. Chính sách nhân đạo của pháp luật Việt Nam đã được áp dụng và chúng
ta cũng cần tôn trọng quyết định của toà án.
Ngược với bị
cáo Kiên, Toà án đã áp dụng mức hình phạt cao hơn Viện Kiểm Sát đề nghị đối với
Hoàng Văn Hưng có lẽ cũng hợp lý bởi chính thái độ khai báo quanh co, chối tội,
không thành khẩn của bị cáo Hưng trong những phiên xét xử. Toà đã xâu chuỗi lại
các lời khai của các bị cáo có liên quan đến bị cáo Hưng và chứng cứ tìm được
trong đại án, qua đó có cơ sở luận tội. Thế nhưng, bị cáo Hưng vẫn một mực cho
rằng bị cáo oan và ý kiến rằng toà không đưa ra được bằng chứng thích đáng hơn
để buộc tội mình. Vẫn biết rằng có thể Hưng đã nhận tiền hối lộ nhưng trước toà
trọng chứng hơn trọng cung, và một điều quan trọng đó là phải chứng minh được
người ta có tội. Nếu không chứng minh được thì có khi lại đưa chính mình vào
vòng lao lý. Cái hay của tố tụng nó nằm ở chỗ đó. Bởi vậy mức án mà Hưng nhận
được chính là hậu quả của việc quanh co, dẫu phần nào cũng làm xoa dịu dư luận
và thể hiện tính răn đe của pháp luật.
Luận tội của
một con người quả thực là một điều rất khó khăn, nhất là khi họ có đầy đủ kinh
nghiệm và trải nghiệm một “dân ngành”. Đại án đã khép lại, thế nhưng nỗi đau và
sự day dứt khi chúng ta phải tuyên án đối với những cá nhân đã từng có những
đóng góp tích cực cho xã hội, chỉ vì tư lợi cá nhân mà sa ngã vẫn còn in sâu.
Đây chính là một bài học lớn cho công tác phòng chống tham nhũng, là tiếng nói
răn đe cho những kẻ còn manh nha ý đồ đen tối, bởi lưới trời lồng lộng và không
có vùng cấm trong xử lý vi phạm.
0 nhận xét: