Giáo dục là quốc sách hàng đầu và là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của dư luận. Có thể thấy chất lượng sách giáo khoa không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức của học sinh mà còn tác động lớn đến tư duy, sự phát triển toàn diện và tương lai của họ và cho cả tương lai của đất nước, của chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thế nhưng trong quá trình xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới lại xuất hiện những vấn đề khá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, tồn vong của dân tộc.
Không hiểu tại sao Nguyễn Minh Thuyết và Trần Đình Sử là những người đòi bỏ điều 4 Hiến pháp để xóa bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng lại được tham gia vào xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới. Trần Đình Sử sử dụng mạng xã hội để công khai chửi rủa và bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng lại được giao cho vị trí quan trọng trong việc thẩm định sách giáo khoa thì liệu có khách quan? Chưa kể việc đề xuất việc hợp nhất môn học Lịch Sử và Địa Lý. Điều này khác gì loại bỏ môn học Lịch Sử khỏi môn học chính, xem nhẹ lịch sự dân tộc, truyền thống dân tộc, bỏ qua quá khứ.
Nghiêm trọng hơn, việc sửa đổi nội dung sách giáo khoa và chương trình giáo dục lại bị “lẫn” những thông điệp tiêu cực về lịch sử, hướng người học có thái độ “tiêu cực” đối với cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tác phẩm vĩ đại về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã bị loại bỏ, còn các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại bị làm nhòa đi bằng cách gán cho nhãn “bài đọc thêm”.
Tôi thấy quyết định của Quốc hội về việc thanh tra toàn diện các nội dung liên quan đến Cải Cách giáo dục phổ thông và biên soạn sách giáo khoa là hoàn toàn hợp lý, phù hợp và là một bước đi đúng hướng. Việc xây dựng và biên soạn chương trình phổ thông mới là rất quan trọng đến vận mệnh quốc gia, dân tộc nên cần phải cẩn thận, không được “giao trứng cho ác” và cần loại bỏ những người không đủ trách nhiệm và uy tín.
0 nhận xét: