Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lịch sử đối với người dân và dân tộc. Mỗi người dân nước Việt cần hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút ra bài học xương máu về giá trị con người,đạo đức, lối sống; thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay; có quyết tâm xây dựng, bảo vệ và kiến thiết nước nhà; phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta.
Có lẽ không học sử không phải là không yêu nước, nhưng không học sử thì đảm bảo sẽ không có lòng nồng nàng yêu nước, sẽ không có lòng tự hào dân tộc. Vì có biết gì đâu mà tự hào, biết gì đâu mà yêu nước.
Xin thưa rằng lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao thăng trầm. Các thế lực xâm lược nước ta đã dùng trăm phương, nghìn kế để xóa bỏ lịch sử và văn hóa dân tộc ta, hòng đồng hóa dân tộc nhưng chúng đều thất bại. Bởi vì chúng ta giữa được bản sắc riêng, giữ truyền thống dân tộc và chúng ta hiểu biết về lịch sử nước nhà.
Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi mà mạng internet phủ sóng khắp mọi nơi, trong khi các đối tượng p.h.ả.n đ.ộ.n.g, chống đối, lưu vong đang tìm mọi cách để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi đen, bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận giá trị của những sự kiện, nhân vật lịch sử đích thực, anh hùng dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng... thì việc giảng dạy, giữ gìn lịch sử quan trọng hơn bao giờ hết.
Vậy để lịch sử được truyền đạt hiệu quả cho các thế hệ sau thì cần có phương pháp, cách dạy phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng, từng giai đoạn.
0 nhận xét: