Số phận của môn Lịch sử ở bậc THPT cơ bản đã được chấp thuận đề cao. Sẽ trở thành môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Đúng như kỳ vọng của toàn dân Việt Nam, và cũng như lời Bác ngày xưa đã dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” . Vấn đề còn lại là các thầy/cô dạy Sử phải tự nâng mình, nâng môn học Lịch sử lên cho xứng tầm với Lịch sử và xứng tầm với kỳ vọng của toàn xã hội.
Mỗi bài giảng của Cô/thầy giờ đây không chỉ đơn thuần là những tiết dạy Sử. Xã hội đang đặt kỳ vọng lớn lao vào các các thầy/cô, đó là thổi “hồn nước non” vào từng trang giáo án. Làm cho lớp lớp học trò biết tự hào về hào khí hàng nghìn năm dựng nước và giữ của dân tộc, đồng thời biết đau của nỗi đau khi mất nước, biết cúi mình khi thành công, biết ngẩng đầu trước cường quyền. Biết nói không với những điều sai trái, biết phản biện những tư tưởng đi ngược chiều Lịch sử. Trong từng tiết Sử có ngọn cờ của tổ quốc, có hình ảnh của quê hương, có hồn thiêng của tổ tiên, có bóng dáng của gia đình, ông cha, có tình nghĩa của xóm làng…
Nói vậy, không có nghĩa là chúng ta đặt hết trách nhiệm Lịch sử lên vai của giáo viên và thúc ép học sinh học sử chỉ vì nó là môn thi bắt buộc. Thiết nghĩ, ngoài việc giáo viên dạy Lịch sự nâng tầm môn Sử thì Bộ văn hóa TT&DL cùng đồng hành với Bộ GD&ĐT trong việc giáo dục lịch sử cho học sinh và toàn dân cũng giới thiệu Lịch sử Việt với bạn bè quốc tế. Trong đó có việc kết hợp giới thiệu Lịch sử với du lịch; tăng cường xã hội hóa dàn dựng nhiều kịch, phim lịch sử, từng bước đưa Lịch sử thấm dần vào mỗi con người Việt.
<Nguyễn Anh>
0 nhận xét: